Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/111

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

THUỐC BẤT TỬ

Thời Chiến quốc, có người đem dâng vua nước Sở một vị thuốc bất tử. Người ấy bưng vị thuốc vào, có viên quan canh cửa hỏi rằng:

"Vị thuốc này có ãn được không?

- Người ấy đáp: Ăn được".

Tức thì, viên quan giật lấy vị thuốc mả ăn.

Chuyện nói đến tai vua. Vua phán bắt viên quan đem giết, Viên quan kêu rằng:

"Thần đả hỏi người đem dâng thuốc. Người ấy nói rằng: "Ăn được”, nên thần mới dám ăn. Thế là thần vô tội mà lỗi ở người dâng thuốc. - Vả chăng, người đem dâng thuốc, nói lả "bất tử", nghĩa là ăn vào, thì không chết nữa.

Thế mà thần mới ăn, đã sắp phải chết, vậy là thuốc tử chớ sao gọi là bất tử được? Nhà vua giết thần, thực là bắt tội một người vô tội, mà tỏ rằng thiên hạ dối được nhà vua mà nhà vua vẫn tin".

Vua nghe nói có lý, bèn tha cho viên quan không giết nửa.

Quốc SÁCH

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Chiến quắc: (xem bài số 69).

- Bất tử: không chết.

- Tức thì: ngay lúc bấy giờ.

- Thần: bày tôi.

NHỜI BÀN[sửa]

Có sinh thi phải có tử. Không vật nào đã sinh mà tại ra ngoài vòng tử. Kẻ dâng thuốc bất tử, vua sở có lòng mê tín, không hiểu thấu cải lẽ đó. Viên quan canh cửa làm ra thể, là có ý lấp cái lối lừa đảo của kẻ nịnh, phá cái bụng mê hoặc của vua, khiến cho vua phải tỉnh ngộ. Nhờ! nói tựa giọng khôi hài, nhưng thật là có lý thú.

Liên kết đến đây