Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/143
TIẾT PHỤ
Vương Ngưng đi làm quan ở châu Quắc, chưa được bao lâu thì mất, nhà thanh bạch, con thơ ấu.
Sau vợ là Lý thị lo liệu đem con và mang di hài ông về quê. Khi qua huyện Khai phong, đến một nhà trọ, người chủ trọ, thấy đàn bà con trẻ, có ý ngờ, không cho trọ. Còn Lý thị thấy giời đã tối cứ kêu nài xin trọ, không chịu đi. Người chủ dắt tay đuổi ra. Lý thị ngửa mặt lên giời, nức nở kêu rằng:
"Ta làm đàn bà chẳng hay thủ tiết để đến nỗi người ngoài cầm được cái tay này rư! Ta chẳng nỡ để vì một cái tay mà bẩn lây cả thân ta".
Nói đoạn, lập tức lấy búa tự chặt ngay cánh tay.
Người chung quanh đổ đến xem, ai trông thấy cũng kinh hãi cảm động. Quan huyện Khai phong đem việc ấy tâu lên với Triều đình, rồi đưa thuốc chữa, cấp tiền tuất cho Lý thị và phạt người chủ nhà trọ.
NGỦ ĐẠI SỬ
GIẢI NGHĨA[sửa]
- Thanh bạch: ý nói của cải không có gì, không được dư dật.
- Thơ ấu: trẻ Dại ít tuổi.
- Di hài: xác người chết đã tiêu đi ít nhiều, còn xương cốt sót lại.
- Khai phong: tên huyện ở tỉnh Hà Nam bây giờ.
- Thủ tiết: giữ trọn vẹn được cái tiết hạnh với chồng, khi chồng đã mất.
- Kinh hãi: sợ khiếp.
- Tiền tuất: số tiền cÔng cấp cho vợ con của một người quan lại quá cố.
- Ngũ đại sử: Bộ sử chép việc năm nhà: Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ.
NHỜI BÀN[sửa]
Người đàn bà đã gọi thủ tiết với chồng thì tất phải giữ không một người đàn ông ngoài nào mó vào được đến mình mình. Như Lý thị đây để cho người chủ nhà trọ mó được vào tay, không phải là vì người ấy có ý tình gì, chính vì người ấy xua đuổi không muốn chứa, mà cũng lẩy làm dơ bẩn, chặt ngay cánh tay, thì tưởng như có phần câu nệ quá. Tuy vậy cái tình đối với chồng vẫn là rất hậu đáng khen. Chẳng bù với những hạng đàn bà voi giầy chồng chết, chẳng những lấy quạt quạt mồ, còn lấy vồ mà đập săng, hay chồng còn sống, cũng có biết bao nhiêu ngoại tình, năm bảy chồng khác, lúc nào cũng nhớ chồng thì ít mà nhớ giai thì nhiều!