Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/214

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

DÂN QUÍ NHẤT

Nước mà trông cậy để đứng vững được là nhờ ở ba điều: Một là: dân; hai là: xã tắc; ba là: vua.

Đem ba điều ây so sánh với nhau, dân suy không có thế đáng tôn, nhưng có hình đáng sợ thật là quí nhất.

Xã tắc là thần tuy phù hộ cho được khoẻ, được sống, nhưng cũng vì dân mà đặt ra, chẳng có thể bì với dân được, vậy xã tắc còn là thứ hai.

Vua tuy chúa tể cả thần, cả dân, nhưng kỳ thực cũng phải nhờ lòng dân có yêu mến, xã tắc có yên ổn, thì mới lâu dài được, thế thì vua ví với dân, với xã tắc, vua là khinh.

MẠNH TỬ

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Xã tắc: xã: thổ thần tức là Thần giữ đất; tắc; cốc thần, tức là Thần cho được mùa.

- Thế: quyền to; sức mạnh khiến cho người ta phải nể, phải sợ.

- Hình: hình tượng hiển hiện ai cũng biết.

- Phù hộ: che chở đỡ đần.

- Chúa tể: đứng đầu cai quản trông nom tất cả.

NHỜI BÀN[sửa]

Nước có Quân chủ, thì còn ai trọng bằng vua chúa. Tục chuộng Thần quyền, thì còn ai sợ bằng thần thánh. Một đàn dân ngu, tha hồ mà giày xéo! Nhưng có biết đâu dân chính là gốc của nước, có dân mới có xã tắc, có dân mới có vua. Nên đem so dân với vua, với xã tắc, thì dân là quí nhất, không thể khinh thường được. Ông Mạnh sinh vào đời cổ, quân chủ áp chế, mà thực đã hiểu rõ cái nhẽ tối tân của đời tối tân bây giờ, là đời dân quyền, dân chủ rất nên công bằng vậy.

Liên kết đến đây