Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/228

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

LO XA QUÁ

Nước Kỷ có kẻ lo giời đổ, đất long thì thân mình không biết nương tựa vào đâu. Anh ta lo quá đến nỗi bỏ cả ăn, cả ngủ.

Có người thấy anh ta lo thế mà lo cho anh ta, mời đến giảng giải cho biết rằng:

- Giời chỉ là không khí chứa đầy lại mà thôi. Không chỗ nào là không có giời. Ta co, ruỗi, hút, thở suốt ngày ở trong vòng giời, thì còn gì mà lo giời đổ.

Anh ta nói:

- Giời mà quả là không khí, thì còn mặt giời, mặt giăng, các ngôi sao chẳng có lúc sa xuống ư?

Người kia lại giảng:

- Mặt giời, mặt giăng, ngôi sao cũng là một thứ ánh sáng ở chung quanh từng không khí, giá có sa xuống nữa, thì chẳng qua cũng là khí thôi có hại chi đến người.

Anh ta lại nói:

- Thế còn đất long lở thì làm sao?

Người kia lại giảng:

Đất là một khối rất to, đâu đâu cũng có đất cả. Ta thì đứng suốt ngày ở trên mặt đất thì lo gì đất lở mà không có đất.

Anh lo nghe hiểu ra mừng lắm. Anh đến giảng cũng thích, mừng lắm.

LIỆT TỬ

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Kỷ: nước nhỏ thời Xuân Thu sau phải nước Sở diệt mất tức là huyện Kỷ tỉnh Hà Nam ngày nay.

NHỜI BÀN[sửa]

Liệt Tử đặt ra truyện này tuy về mặt Thiển văn không được hợp lắm với Lý khoa bây giờ, nhưng cái ý muốn dạy người phải đạt lý đừng có nghĩ quẩn lo quanh rất là sâu xa vậy.

Này ngay chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được như ý, thế mà đi lo giời đổ, đất long, thì anh người nước Kỷ cũng lo xa quá thật!

Hiền triết xưa đã ví giời đất như một cái nhà trọ nhớn, người ta chỉ là khách qua chơi đến trọ một thời. Nếu người khách ấy không chịu ngắm cảnh, không biết hiểu cái thú tự nhiên, cứ băn khoăn phiền bực, ăn chẳng ngon, nằm chẳng yên, lo đứng, lo ngồi, lo đêm, lo ngày, lo rằng cái nhà trọ kia nhỡ ra hư hỏng nát giật, thì chẳng đáng bật cười lắm hay sao!

Ở đời ai mà chẳng lo, song đem cái thân trăm năm mà lo cái việc vạn năm về sau thì cũng phiền lắm vậy.

Liên kết đến đây