Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/64

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có cho là trung thần được không?”

Mặc Tử nói: Bắt cúi thì cúi, bắt ngửng thì ngửng, như thế khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Làm quan mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang, thì còn được ích gì? - Cứ như tôi đây, mà gọi lầ trung thần, thì khi vua có nhầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện, khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ, mà không lộ ra ngoài, trên thi thành thực một lòng, một dạ với vua, dưới thì không a dua vào bè, kết đảng vái ai, những sự tốt lành yên vui thì đê phần vua hưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình cam chịu, Có được như thế, thì tôi mới cho là trung thần".

MẶC TỬ

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Trung thần: người bầy tôi hết lòng với vua.

- Thiện: điều lành, điều phải.

- Lộ ra ngoài: không giữ kín đáo, đem nói cho người ngoài biết, một là có ý khoe tài của mình, hai là có bụng bẽu xấu nhà vua.

- A dua, vào bè, kết đảng: người trung thần không phải là không bè bạn với ai, nhưng khống đua theo phái nọ, đảng kia để tìm vây cánh cho mạnh, cầu lợi cho mình, người trung thẩn chỉ một lòng với vua mả thôi.

NHỜI BÀN[sửa]

Người nào mà ngôn ngữ, hành vi đã theo mình như cái bóng, như tiếng vang, một là người ngu xuẩn, hai là người xiểm nịnh. Người ngu xuẩn là kém mình làm không nên việc, người Xiểm nịnh là có ý chiều mình để làm Ịợi, hai hạng người ấy chẳng những mình không mong cậy gi được mà thường khi lại nguy hại đấn mình nữa. Cho nên đạo làm vua, mà nói rộng cả đạo dụng người phải biết kén những người dám can ngăn điều ơở của mình, bày tỏ điểu hay của họ, quên thân mà hết lòng với mình, thì mới là những kẻ có ích, giúp mình được việc vậy.

Liên kết đến đây