Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/78
VẼ GÌ KHÓ
Có người thợ vẻ vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh.
Vua hỏi: vẻ cái gi khó?
- Thưa: vẻ chó, vẽ ngựa khó.
- Vẽ cái gì dễ?
- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ.
- Sao lại thế?
- Chó, ngựa ai củng trông thấy, vẽ mà không giống, thi người ta chê cười, cho nên khó vẽ. - Ma quỉ là giông vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ".
Người nào bỏ những cõng việc nhật dụng thường hành, chỉ chăm làm những việc kỳ dị quái gở để loè thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẽ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.
GIẢI NGHĨA[sửa]
- Vô hình: khống có hình cho trông thấy, mó thấy.
- Nhật dụng thường hành: hàng ngày dùng đến mà thường làm luôn.
- Kỳ dị quái gở: lạ lùng khác hẳn sự thường.
NHỜI BÀN[sửa]
Trong bài nói chó, ngựa, mà thực bao rộng cả những vật hữu hình, mắt có thể trông thấy; chỉ nói ma quỉ, mà thực bao rộng cà những vật võ hình, trí não tưởng tượng ra. Một đằng vẽ vật hữu hình là chép lại, một đẳng vẽ vật vô hình là bày ra, ai chẳng cho chép dễ hơn bày. Nhưng xét thực, chép cho hệt khó bao nhiêu, thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhẩm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ, đã vội coi như thánh tướng lẩm. Ta phải có bụng trọng những người biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở hạng bình thường, mà có bao nhiêu kẻ trung, hiếu, tiểt nghĩa, tận tâm, dũng cảm, hào hiệp... ta phải cảm phục đó.