Chó ngừng sủa khi gặp người lạ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng sủa là cách chó giao tiếp với bạn. Là một người chủ, bạn có thể đánh giá cao việc chó sủa để cảnh báo rằng có ai đó đang ở trước cửa. Nhưng sủa quá mức hoặc sủa khi gặp người lạ có thể cho thấy chó của bạn không tin tưởng hoặc không thoải mái khi ở cùng những người mới gặp. Sử dụng những phương pháp huấn luyện để kiểm soát tiếng sủa của chó là điều quan trọng để nó không hành động hung hăng quá mức với người khác.

Các bước[sửa]

Hiểu tiếng sủa chủ quyền[sửa]

  1. Nhận ra nguyên nhân của tiếng sủa chủ quyền. Chó thường sủa thể hiện chủ quyền khi gặp người lạ. Tiếng sủa này cho thấy chó đang sợ và xem người lạ như một mối đe doạ tiềm ẩn. Chúng lo lắng bảo vệ lãnh thổ của mình, vì vậy chúng sẽ dùng tiếng sủa khi thấy có người lạ ở những nơi quen thuộc như nhà và sân của chúng.[1]
    • Trên thực tế, chó có thể sủa mối đe doạ quá mức đến nỗi không nghe yêu cầu ngừng sủa của bạn hoặc bất cứ lời chửi mắng nào bạn dành cho nó. Ngay cả khi bạn dùng hình phạt nghiêm khắc để chó ngừng sủa thì nó vẫn cố kiểm soát lãnh thổ của mình bằng cách cắn một ai đó.
    • Một số con chó cũng sủa khi gặp người lạ để báo động chủ của chúng về mối đe dọa tiềm ẩn. Hình ảnh và âm thanh thường là nguyên nhân khiến chó sủa báo động. Nhiều khi chó sủa báo động có người lạ ngay cả khi họ không ở trong nhà hay sân của chúng. Chó của bạn có thể sủa khi nó thấy người lạ trong công viên, trên đường phố hoặc ở một nơi không quen thuộc.
  2. Không la hoặc hét khi chó đang sủa. Hầu hết các chuyên gia về chó đều đồng ý rằng việc la hét, mắng hay thậm chí là đánh chó vì tiếng sủa có thể thật sự khiến chúng sủa nhiều hơn. Nếu chó của bạn sủa vì sợ hãi hoặc lo lắng thì hình phạt chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng ở chó. Thay vào đó bạn cần huấn luyện chó cách phản ứng thoả đáng với người lạ, và chỉ sủa khi cần.[1]
    • Chúng ta nuôi chó để sủa vì vậy đừng tức giận nếu chó của bạn sủa những âm thanh bất chợt như tiếng sập cửa xe và tiếng ồn trên phố. Tuy nhiên, chó sủa khi gặp người lạ cần được huấn luyện để đảm bảo chúng không trở nên quá hung hăng với người khác.
  3. Tránh phụ thuộc vào rọ mõm để chó ngưng sủa. Một số người chủ có thể muốn dùng rọ mõm để ngăn chó sủa. Thông thường, vòng cổ ngăn sủa nên là phương án phạt cuối cùng, chứ không phải là lựa chọn đầu tiên. Vòng cổ ngăn sủa và rọ mõm không hiệu quả bằng việc huấn luyện chó đúng cách và có thể dẫn đến những vấn đề khác về hành vi.[1]

Hạn chế cho chó tiếp xúc với người lạ[sửa]

  1. Che khuất tầm nhìn của chó với người lạ ngay cửa. Giải quyết tiếng sủa của chó bằng cách tạo ra môi trường hạn chế tầm nhìn của chúng với người khác là điều quan trọng. Kéo rèm hoặc mành cửa cả ngày khi chó ở nhà. Bạn cũng có thể làm cổng dành cho em bé để chó không thể vào những phòng có cửa sổ lớn nơi nó có thể nhìn ra ngoài.[1]
    • Với phương án lâu dài hơn, đặt một tấm phim nhựa có thể di chuyển được hoặc phun một lớp phủ lên cửa sổ để chó khó nhìn thấy người bên ngoài. Làm như thế sẽ hạn chế khả năng thấy người của chó, từ đó nó sẽ ít có động cơ bảo vệ lãnh thổ và sủa.
  2. Bao quanh sân bằng hàng rào cao. Nếu chó của bạn thích chạy trong sân, hãy đặt một hàng rào cao quanh sân để chó không thể thấy người lạ trên phố hoặc ở khu vực gần đó. Điều này sẽ làm chó có ít nhu cầu sủa và cho phép nó chơi đùa mà không bị phân tâm bởi người lạ.[1]
    • Hàng rào cũng sẽ hạn chế tầm nhìn ra đường của chó khi nó ở bên trong, vì vậy nó sẽ không thể nhìn thấy người lạ và sủa.
  3. Làm chó sao nhãng khỏi việc sủa bằng cách lắc chùm chìa khóa. Âm thanh sẽ khiến chó giật mình và ngừng sủa. Sau đó, gọi chó tránh xa cửa hoặc cửa sổ và ra lệnh cho chó “ngồi”. Thưởng cho chó và sau đó bảo nó “ngồi yên”. Nếu chó tiếp tục ngồi và im lặng, hãy thưởng trong vài phút sau đó đến khi người lạ đi khỏi.[1]
    • Nếu chó bắt đầu sủa lại sau khi ngồi, lắc chùm chìa khóa một lần nữa và lặp lại các bước.
    • Tránh khuyến khích chó sủa người trước cửa bằng cách nói “Ai đó?” với chó và sau đó đi đến cửa. Điều này sẽ khiến chó của bạn lên chế độ bảo vệ và có thể dẫn đến sủa cảnh báo.

Huấn luyện chó phản ứng với người lạ[sửa]

  1. Sử dụng phương pháp “im lặng” bằng cách giữ mõm của chó. Phương pháp này sẽ dạy chó của bạn biết rằng nó chỉ được phép sủa khi ai đó đến cửa và sẽ ngừng khi bạn nói “im lặng”. Chó của bạn nên sủa không quá 3 hoặc 4 lần và sau đó ngưng khi bạn bình tĩnh đưa ra hiệu lệnh: “im lặng”.[1]
    • Thực hiện phương pháp này khi một người lạ tiến đến cửa, ví dụ như người giao hàng. Để chó của bạn sủa ba đến bốn lần. Sau đó, đứng gần nó và nói “im lặng”.
    • Lại gần và dùng tay nhẹ nhàng giữ mõm chó. Sau đó, nói “im lặng” một lần nữa.
    • Thả mõm của chó ra và lùi lại. Sau đó gọi chó tránh xa cửa hoặc cửa sổ bằng cách gọi tên nó và nói “lại đây”.
    • Yêu cầu chó ngồi và thưởng cho nó sau đó. Nếu nó tiếp tục ngồi và yên lặng, hãy thưởng thêm sau vài phút cho đến khi người lạ đi khỏi.
    • Nếu chó của bạn bắt đầu sủa khi ngồi, lặp lại trình tự và không thưởng cho đến khi nó ngồi và giữ yên lặng.
  2. Dùng phương pháp “im lặng” mà không nắm mõm của chó. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nắm mõm chó hoặc nếu bạn cảm thấy làm như thế có thể khiến nó sợ hãi, hãy thử phương pháp “im lặng” mà không cần nắm mõm.[1]
    • Cho phép chó của bạn sủa ba đến bốn lần. Sau đó, lại gần và nói “im lặng”. Khuyến khích sự im lặng của nó bằng cách cho nó những phần thưởng nhỏ cỡ hạt đậu như thịt gà chín, xúc xích hoặc miếng phô mai. Lặp lại quá trình này nhiều lần trong vài ngày cho đến khi chó của bạn có vẻ hiểu được “im lặng” là gì. Chó nên ngừng sủa khi bạn nói “im lặng”.
    • Sau vài ngày huấn luyện, hãy kéo dài thời gian giữa việc đưa ra tín hiệu “im lặng” và việc thưởng cho chó. Nói “im lặng” và đợi 2 giây trước khi thưởng. Tăng dần thời gian chờ đến 5 giây, sau đó là 10 giây, rồi 20 giây. Tăng thời gian chờ đến 30 giây trước khi thưởng cho chó.
  3. Dùng phần thưởng để ngăn chó sủa khi đi dạo. Nếu chó của bạn có ý định sủa người lạ khi nó ra khỏi nhà, bạn có thể đánh lạc hướng nó khỏi việc sủa bằng những phần thưởng đặc biệt và mềm như: gà nấu chín, phô mai hoặc xúc xích. Học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của chó và những tín hiệu cho biết khi nào nó sẽ sủa. Điều này sẽ khác giữa các con chó nhưng có thể bao gồm: lông dựng lên, tai vểnh, hoặc thay đổi cách đi bộ. Khi bạn nhận thấy những thay đổi này thì hãy đánh lạc hướng chó trước khi nó bắt đầu sủa.[2]
    • Giữ thức ăn trước mũi của chó để nó có thể thấy. Hướng dẫn chó gặm thức ăn khi đi qua người lạ có thể khiến nó sủa. Bạn cũng có thể ra lệnh cho chó ngồi và ăn khi người khác đi qua.
    • Luôn luôn khen và thưởng cho chó một lần nữa nếu nó không sủa khi có người đi qua.
  4. Huấn luyện chó ngồi trong lồng nếu nó sủa người lạ khi ngồi trong xe. Một số chú chó có xu hướng sủa khi đang ngồi trong xe và có thể cảm thấy lo lắng hoặc sợ những người lạ trên đường hoặc trong các xe khác. Giữ chó trong lồng trong suốt chuyến đi sẽ hạn chế tầm nhìn của chó và làm nó ít sủa hơn.[1]
    • Nếu chú chó của bạn không thoải mái khi ngồi trong lồng, bạn có thể huấn luyện nó đeo dây đai an toàn khi ở trong xe. Dây an toàn có tác dụng trấn an chú chó của bạn. Bạn cũng có thể đeo dây an toàn cho chó trong khi đi dạo hoặc quanh nhà nếu nó có ý định sủa. Nhưng bạn nên tránh phụ thuộc hoàn toàn vào dây an toàn để làm chó ngưng sủa. Một giải pháp lâu dài hơn để giải quyết vấn đề là huấn luyện chó không sủa khi gặp người lạ.
  5. Đưa chó đến gặp chuyên gia huấn luyện nếu nó vẫn tiếp tục sủa. Nếu bạn đã thử nhiều phương pháp huấn luyện và hạn chế chó tiếp xúc các nguyên nhân về cảnh vật và âm thanh nhưng nó vẫn tiếp tục sủa khi gặp người lạ, thì đã đến lúc trao đổi với chuyên gia huấn luyện chó để được hướng dẫn. Họ sẽ gặp bạn và chó của bạn để hướng dẫn từng phương pháp huấn luyện, đồng thời giúp bạn tìm cách ngăn nó sủa nhiều và sủa khi không cần thiết.[3]
    • Bạn có thể tìm danh sách huấn luyện viên chó được cấp giấy chứng nhận ở. đây.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]