Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc chuột lang
Từ VLOS
Chuột lang (miền Nam gọi là Bọ hoặc Míp) là loài động vật nhỏ, nhưng khác hẳn với thân hình bé bỏng của mình, chúng đòi hỏi không gian sống rộng rãi, thời gian, công sức và sự quan tâm của con người. Nếu bạn cho thú cưng của mình một mái ấm với đầy đủ thức ăn, sự chú ý, nơi ở, trang bị và chăm sóc về y tế thì phần thưởng xứng đáng sẽ là một em bé chuột lang hạnh phúc, khỏe mạnh và vui vẻ.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn Bị cho chú Chuột Lang Của bạn[sửa]
-
Tự
làm
hoặc
mua
một
chiếc
chuồng.
Bạn
nên
chuẩn
bị
chiếc
chuồng
có
diện
tích
khoảng
2m²
cho
một
em
chuột
lang,
nếu
nuôi
hai
con
thì
tầm
3m².[1]
Tuy
nhiên,
dù
bạn
nuôi
mấy
con
thì
một
chiếc
chuồng
rộng
rãi
vẫn
là
tốt
nhất.
- Chiếc chuồng phải có mặt sàn bằng phẳng (không phải bằng lưới) để bảo vệ đôi chân mỏng manh của chuột lang.[2]
- Không nhất thiết chiếc chuồng phải có nắp nếu thành của nó cao từ 30-35 cm.
- Thận trọng với loại chuồng có nhiều tầng. Một cú ngã từ độ cao 15cm đã có thể làm chân hay cẳng chân của chuột lang bị thương. Đối với chuột lang sắp già chúng nên được nuôi trong chuồng không có tầng.[2]
- Cung cấp cho chuột lang một lớp lót ổ bằng giấy hay gỗ bào dày vài cm và đảm bảo rằng bạn dọn chuồng cho chúng ít nhất hai lần một tuần nếu sống trong môi trường ẩm. Không nên sử dụng gỗ bào từ cây tuyết tùng vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hô hấp của chuột lang.[3] Hoặc bạn có thể dùng miếng phủ lông cừu lót bên dưới để thấm hút chất thải của chuột lang và giặt nó mỗi tuần một lần.
-
Tìm
vị
trí
thuận
lợi
để
đặt
chiếc
chuồng.
Một
nơi
mà
gia
đình
thường
xuyên
họp
mặt
vài
lần
trong
ngày
là
lí
tưởng.
Phòng
khách,
phòng
ngủ
hoặc
hành
lang
là
gợi
ý
hay
vì
những
chỗ
này
thường
xuyên
có
người
qua
lại.[1]
- Chuột lang rất nhạy cảm với nhiệt độ, vì thế nhiều bác sĩ thú y khuyến cáo nên nuôi trong nhà, nơi có nhiều lợi thế hơn về sự tương tác. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn lại cho rằng nên đặt chúng ở nơi thường xuyên có nhiều ánh sáng mặt trời. Sự cân bằng tốt nhất giữa thời gian ở trong nhà và ngoài trời sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu nơi bạn sống. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để đưa ra quyết định tốt nhất cho chú chuột lang khó tính.
- Đảm bảo không có ai làm ngã, đẩy hay gõ vào chuồng của chúng.
- Không nên đặt chuồng trong ga-ra xe hơi vì mùi xăng và nhiệt độ không ổn định trong đó có thể gây hại, thậm chí làm chết chuột lang.
-
Nuôi
hai
hoặc
nhiều
chuột
lang
để
chúng
không
cô
đơn.
Chuột
lang
thích
bầu
bạn
vì
nó
là
động
vật
sinh
sống
theo
bầy.
Bạn
phải
dành
thời
gian
cho
chúng
mỗi
ngày.
Nếu
bạn
để
loài
động
vật
hòa
đồng
như
chuột
lang
bị
cô
độc
nó
sẽ
trở
nên
kém
vui
và
không
khỏe
mạnh.
- Hai con cái hoặc hai con đực thiến thường chung sống khá hạnh phúc với nhau, hai con đực cũng có thể sống chung nhưng chúng có thể đánh nhau khi bắt đầu trưởng thành sinh dục.
- Bạn cũng có thể nuôi một cặp nhưng hãy chú ý rằng chúng sẽ ghép đôi và đẻ liên tục. Nếu bạn thấy con cái bắt đầu mang thai, hãy tách chúng ra và gọi cho bác sĩ thú y của bạn để được hướng dẫn cách chăm sóc.
Khẩu phần Ăn và Uống của Chuột Lang[sửa]
-
Chuột
lang
uống
khá
nhiều
nước.
Yếu
tố
quan
trọng
nhất
trong
việc
chăm
sóc
thú
cưng
là
luôn
cung
cấp
đủ
lượng
nước
trong
lành,
sạch
sẽ
cho
chúng.[4]
- Giữ cho bình nước của chuột lang sạch và thay nước mỗi ngày. Dụng cụ đựng nước phù hợp nhất là loại bình dành cho chuột lang/thỏ với viên bi nhỏ trong ống dẫn nước. Tô nước dành cho chó mới hoàn toàn cũng sử dụng được cho chuột lang nhưng nó phải đủ thấp để chú bọ của chúng ta có có thể vịn hai chân trước lên thành và cúi đầu xuống uống. Cẩn thận vì chúng có thể đi ị hoặc tè vào tô nước. Do đó người ta khuyên dùng bình đựng nước và thức ăn treo.
- Hãy chắc rằng vòi của bình nước được vệ sinh thường xuyên bằng bông ráy tai để nó không bị tắt nghẽn. Cặn thức ăn có thể sản sinh vi khuẩn có hại cho chuột lang và làm nghẽn dòng nước.
- Bình nước có thể tự lọc bằng cách để một ít gạo sống vào đó và lắc thật mạnh. Những hạt gạo sẽ làm sạch hết rong rêu (tảo) đóng trong bình.
- Nếu chuồng bọ nằm dưới ánh sáng mặt trời khoảng thời gian nào đó trong ngày sẽ tạo điều kiện cho một số loại tảo hình thành. Trong trường hợp này, dùng vải tối màu bọc bình nước lại sẽ hạn chế được sự sinh sôi của tảo.
- Đừng pha thêm thứ gì vào nước. Nhiều người cố gắng pha viên vitamin vào nước để chuột lang được khỏe mạnh. Thật ra chúng không thể được hấp thu một cách hiệu quả mà còn làm lũ bọ từ chối uống nước.
-
Rơm
phải
luôn
có
trong
lồng.
Vì
chuột
lang
là
động
vật
gặm
nhấm
nên
chúng
cần
thứ
gì
đó
để
nhai
liên
tục
(các
loại
cỏ
khô
như
đuôi
mèo,
lá
vườn…)
nếu
không
hệ
tiêu
hóa
của
bọ
sẽ
ngừng
hoạt
động.
Nhưng
bạn
phải
cắt
tỉa
cỏ
khô
lại
để
không
còn
đầu
nhọn
hay
mẩu
rơm
bén
có
thể
chọc
vào
mắt
chuột
lang!
- Đối với cỏ linh lăng, bạn chỉ nên đưa vào khẩu phần ăn của chuột lang từ 6 tháng tuổi trở xuống, chuột cái đang mang thai hoặc đang trong thời gian dưỡng bệnh, bởi vì loại cỏ này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng không cần thiết cho lứa tuổi trưởng thành.
- Chuột lang trên 6 tháng tuổi nên được cho ăn cỏ đuôi mèo, lá cây trong vườn nhà và cỏ xanh khô. Chúng nên được ăn “thoải mái”, có nghĩa là lúc nào cũng có một ít sẵn trong lồng.
- Thiếu rơm khô có thể dẫn đến bệnh răng so le, một hội chứng mất trật tự của răng mà phải hiệu chỉnh bằng phẫu thuật mới khỏi được; ngoài ra chúng còn có thể bị xuất huyết nội, hệ tiêu hóa ngưng trệ dẫn đến chết.
-
Cho
chuột
lang
ăn
rau
củ
sạch
mỗi
ngày.
Rau
lá
xanh
nên
chiếm
khoảng
20%
khẩu
phần.
Hãy
cẩn
thận
vì
nếu
bạn
cho
chúng
ăn
nhiều
rau
quá
sẽ
dẫn
đến
rối
loại
tiêu
hóa
và
đi
phân
lỏng.
Bạn
nên
có
một
danh
sách
trái
cây
và
rau
củ
an
toàn
từ
trang
web
về
chuột
lang
uy
tín
hoặc
bác
sĩ
thú
y
trong
khu
vực.[5]
- Thực đơn dành cho bọ nên bao gồm lượng lớn rau củ có hàm lượng vitamin C cao (vì chuột lang không thể tự sản sinh vitamin C cho mình, thiếu vitamin thì mắc bệnh và ốm yếu là điều không tránh khỏi).
- Những loại rau củ tốt cho chuột lang như cần tây, cà rốt, cà chua bỏ cuống, dưa leo, bắp, cải xoăn, một ít bông cải xanh sống, lượng nhỏ rau chân vịt và đậu hà lan bóc vỏ. Bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều một số loại rau củ để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của chuột lang. Trái cây như dâu tây và táo cắt nhỏ cũng tốt nhưng bạn chỉ nên cho ăn lâu lâu một lần vì trong đó có nhiều loại a-xít không tốt cho chuột lang.
- Nếu chú chuột lang có vẻ không muốn ăn bất kì rau củ nào, bạn hãy thử cắt hạt lựu hoặc thái lát mỏng ra. Nếu em ấy vẫn không ăn thì có lẽ nó có khẩu vị riêng, thích hay không thích đối với những loại rau củ quả khác nhau.
- Tránh cho chuột lang ăn xà lách, xà lách tên lửa, lá đỏ, bông cải trắng, củ cải đường, khoai tây và củ cải.
- Mỗi chú chuột lang cần khoảng một chén rau củ mỗi ngày. Thay vì ăn một bữa lớn, chia nhỏ khẩu phần ăn là cách hay để những em thú cưng gặm nhấm này luôn có cái để nhâm nhi cả ngày.
-
Sử
dụng
thức
ăn
nén
dự
phòng
trong
khẩu
phần
ăn
của
chuột
lang.
Với
những
em
chuột
khỏe
mạnh
không
cần
thiết
phải
ăn
thêm
thức
ăn
nén
dinh
dưỡng.
Tuy
nhiên,
nếu
chú
bọ
của
bạn
từng
được
cho
ăn
viên
nén
khô
thì
cần
có
thời
gian
cho
chúng
thích
nghi
với
khẩu
phần
ăn
mới
lành
mạnh
hơn.
Hỏi
bác
sĩ
thú
y
của
bạn
để
biết
thêm
chi
tiết.
- Nếu chuột lang của bạn bị ốm, hãy cho chúng ăn thức ăn khô loại tốt. Oxbow Cavy Cuisine là tốt nhất cho bọ trên 6 tháng tuổi, và Cavy Performance dành cho chuột lang con dưới 6 tháng tuổi. Cỏ đuôi mèo khô dạng nén của Kleenmama thích hợp cho chuột lang trên 6 tháng tuổi, còn cỏ linh lăng nén thì dành cho bọ nhỏ dưới 6 tháng. Bạn nên cho chúng ăn loại thức ăn khô có hàm lượng canxi thấp.
- Đừng cho chuột lang ăn thức ăn dạng nén dành cho thỏ hay những thú cưng cỡ nhỏ khác – lượng vitamin bên trong là không giống nhau và có thể gây hại đến bé míp của bạn.
- Nếu bạn cho bọ ăn thức ăn viên, đảm bảo rằng chúng không lẫn hạt giống để ngăn chặn việc thú cưng bị ngạt thở. Thức ăn khô phải trơn, đồng màu, 100% hoàn toàn là bột được nén lại, không lẫn tạp chất như mẩu rau, trái cây khô, bắp, v.v…
- Không nên cho chuột lang ăn thứ gì khác. Thức ăn nén, rơm khô, cỏ tươi hữu cơ chưa qua xử lí (có thể là lúa mì hoặc cỏ thông thường) hay rau cải sạch là phạm vi những gì mà chuột lang cần. Cho chúng ăn những loại thức ăn khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bọ.
Luyện tập và Thân thiện hóa Chuột Lang[sửa]
-
Cho
chuột
lang
ra
khỏi
chuồng
vài
lần
trong
ngày.
Làm
hàng
rào
bao
quanh
cho
chúng
chơi
trên
sàn
(nơi
có
sàn
dễ
cọ
rửa)
và
để
mọi
người
trông
thấy
mà
không
dẫm
phải.
Bạn
có
thể
cho
em
bọ
cưng
của
mình
chơi
trong
nhà
hay
ngoài
trời
tùy
ý
với
điều
kiện
nhiệt
độ
nơi
đó
không
được
quá
nóng
hoặc
quá
lạnh.
- Đảm bảo chuột lang có một khoảng không gian tập luyện rộng rãi để chúng có thể chạy và chơi đùa. Đây là yếu tố quan trọng hình thành nên một chú míp vui vẻ và hiếu động.
- Đặt ít đồ chơi và ống vào “khu vui chơi”.
- Đặc biệt để mắt đến chúng nếu “khu vui chơi” ở ngoài trời. Lũ bọ phải luôn luôn được giám sát khi chúng ở bên ngoài: nó có thể chuồn qua khe hở của rào chắn quanh khu vực luyện tập và đi mất, hoặc những kẻ ăn thịt như cáo hay diều hâu vẫn sẽ đột nhập bất kể cổng nhà bạn có an toàn đến đâu.
- Cung cấp cho bầy chuột lang số lượng lớn đồ chơi và phụ kiện trong chuồng. Bạn cũng có thể tự làm đồ chơi cho chúng từ hộp cũ, túi giấy, hũ đựng yến mạch, bìa hồ sơ… Bạn chỉ cần tái sử dụng vài thứ là có thể biến chúng trở nên hữu ích với chuột lang, vì thế hãy sáng tạo.
-
Gắn
bó
và
tương
tác
với
chuột
lang
vài
lần
mỗi
ngày.
Chúng
là
loài
động
vật
với
bản
năng
xã
hội
sẵn
có
và
sống
thành
bầy
trong
tự
nhiên.
Thường
xuyên
giao
tiếp
với
các
em
ấy
chính
là
bí
quyết
tạo
nên
những
người
bạn
chuột
lang
vui
vẻ.
Bạn
phải
dành
nhiều
thời
gian
để
chơi
đùa
với
bọ
hàng
ngày.
Hãy
trò
chuyện,
nâng
niu,
bế
và
cưng
nựng
chúng
mỗi
khi
có
thể.
[3]
- Tại một số nước, luật bắt buộc bạn phải mua và nuôi chuột lang theo cặp. Chúng là loài rất thích và dễ dàng kết bạn với nhau.
- Chuột lang có thể bị trầm cảm nhanh chóng với các triệu chứng như biếng ăn, kém năng động, v.v… nếu như bạn chăm sóc không đúng cách.
- Loài bọ rất thông minh. Bạn có thể dạy chúng đứng trên hai chân sau, lăn tròn, nhảy và nhiều điều khác nữa!
Giữ cho Chuột Lang Sạch sẽ và Khỏe mạnh[sửa]
- Vệ sinh đáy chuồng. Chuột lang rất cần sự sạch sẽ, vì thế bạn nên cố gắng làm sạch chuồng ít nhất hai lần một tuần, dọn dẹp phân và thức ăn thừa của ngày hôm trước, vệ sinh bình nước, thêm nhiều rơm khô vào lồng. Hãy chọn ra hai ngày trong tuần mà bạn có thời gian để làm việc này.[6]
-
Chà
rửa
toàn
bộ
chuồng
ít
nhất
mỗi
tuần
một
lần.
Mức
độ
thường
xuyên
của
việc
này
tỉ
lệ
thuận
với
số
lượng
bọ
và
tùy
thuộc
vào
loại
lót
chuồng
mà
bạn
sử
dụng.
- Loại bỏ tất cả mảnh vụn, lớp lót dưới cùng, miếng lót sàn, thức ăn, đồ chơi và các bố trí khác như bình nước treo v.v... Sử dụng chai xịt chuồng khử trùng thân thiện với chuột lang, và đừng quên mang hết những dụng cụ vệ sinh ra khỏi lồng trước khi bày trí lại. Không nên sử dụng hóa chất tẩy rửa của con người để làm sạch nơi ở cho thú cưng.
- Bạn có thể chà rửa bên trong lồng bằng sản phẩm diệt khuẩn chuyên dụng nhưng sẽ thuận lợi hơn nếu như tận dụng nước và ánh sáng mặt trời vì đây là cách tự nhiên tiêu diệt mầm bệnh tốt nhất. Sau khi rửa với nước, hãy đem chiếc chuồng ra phơi nắng một lúc.
- Lót lại ổ cho chúng. Một lớp báo bên dưới cùng rất hữu ích để sàn chuồng không bị dính đốm do nước tiểu. Tuy nhiên không nên sử dụng mỗi giấy báo để lót ổ bởi vì chuột lang có thể nuốt phải mực in và bị bệnh.
- Lót chuồng phù hợp cho chuột lang là gỗ nén pha ít mùn cưa, thảm lông cừu, bào gỗ.
- Không chỉ sử dụng mỗi gỗ vụn hay mùn cưa để lót sàn. Bạn cũng đừng nên dùng gỗ tuyết tùng, gỗ thông hoặc bào gỗ thông vì những thứ này làm cho hô hấp của chuột lang trở nên không tốt.
- Thảm lông cừu cắt vừa vặn với chiếc lồng cũng có thể được dùng như tấm lót – chỉ cần giũ sạch mảnh vụn, giặt và sử dụng lại. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo nó không bị tưa hay bục chỉ, vì chuột lang có thể bị kẹt chân vào trong đó.
- Chuẩn bị chỗ ngủ cho chúng – bạn có thể mua những chiếc lều nhỏ từ các cửa hàng thú cưng hoặc bỏ nhiều rơm khô vào lồng, xới lên cho tơi ra để chuột lang có thể rúc vào đó.
-
Cắt
móng
chân
cho
chuột
lang
mỗi
vài
tuần.
Nếu
móng
chân
nó
có
màu
tối
thì
hãy
rọi
đèn
phía
sau
chiếc
móng
để
bạn
có
thể
thấy
được
mạch
máu
bên
trong
móng.
Nếu
lỡ
cắt
phạm
phải
chỗ
này
thì
móng
chân
sẽ
chảy
máu.
Phòng
trường
hợp
đó
bạn
nên
chuẩn
bị
sẵn
bột
cầm
máu
hoặc
bột
mì
để
rắc
lên,
máu
sẽ
ngừng
chảy
sau
vài
phút.[3]
- Nếu bạn không dám cắt vì sợ làm đau chúng, hãy mang lũ bọ đến phòng khám thú y nhờ họ giúp đỡ. Bác sĩ thú y hoặc phụ tá sẽ làm mẫu cho bạn xem để lấy kinh nghiệm.
- Tránh việc thường xuyên tắm cho chuột lang. Có thể bạn muốn chúng được tắm, tuy nhiên việc nay sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể tự nhiên của bọ. Vì vậy nên hạn chế lại, chỉ vài lần trong năm.[7]
-
Xem
xét
những
dấu
hiệu
của
bệnh.
Bạn
cần
biết
một
chú
chuột
lang
khi
bị
bệnh
trông
như
thế
nào.[8]
Mang
nó
đến
thầy
thuốc
thú
y
nào
am
hiểu
để
điều
trị
một
cách
bài
bản.
Luôn
luôn
quan
sát
kể
cả
những
thay
đổi
rất
nhỏ
trong
thói
quen
hay
khẩu
vị
ăn
uống
vì
bọ
là
những
kẻ
che
giấu
bệnh
tật
rất
giỏi.
- Chắc rằng tất cả chuột lang đều được điều trị cùng lúc vì một số bệnh có thể lây lan từ một con cho cả bầy.
- Kiểm tra bộ phận sinh dục chuột lang đực. Khu vực này có thể trở nên căng cứng. Bạn có thể mát-xa nhẹ nhàng vùng sinh dục của nó và nếu như vỗ nhẹ vào có cảm giác căng thì hãy sử dụng bông gạc để làm sạch. Cũng cần phải đảm bảo không có phân làm tắt nghẽn hậu môn của chuột lang.
- Không để chuột lang và thỏ ở gần nhau. Thỏ tự nhiên có một loại vi khuẩn có thể làm chuột lang trở nên rất yếu, và dĩ nhiên, thỏ to và khỏe hơn nhiều. Chỉ một cú đá đùa nghịch của thỏ thôi cũng đủ để giết chết chuột lang.
- Cân chú bọ mỗi tuần. Bạn nên sử dụng cân chữ số loại dùng trong nhà bếp. Tăng giảm một hoặc hai gam là bình thường, nhưng nếu nhiều hơn thì chuột lang của bạn đang có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần sự thăm khám của bác sĩ thú y chuyên nghiệp.
Lời khuyên[sửa]
- Chuột lang sẽ gặm nát mọi thứ vậy nên nếu bạn thả chúng ra thì hãy cất cẩn thận những giấy tờ quan trọng, sách báo, v.v…
- Giống như bọ hung, chuột lang có thể tự ăn phân của chính nó và điều này hoàn toàn bình thường nên bạn đừng quá lo lắng. Một số chất dinh dưỡng quan trọng từ vi khuẩn trong phân sẽ được hấp thu lại qua đường ruột khi chúng ăn phân của mình.
- Chuột lang rất thân thiện và hòa đồng. Vậy nên hãy yêu thương chúng, đừng tỏ ra khắc nghiệt hay nóng nảy nếu không muốn chúng tránh xa bạn.
- Chuột lang nên có một chiếc chuồng vui nhộn với nhiều đồ chơi trong đó. Một số thứ như đồ chơi để mài răng hay đường hầm là những lựa chọn thú vị.
- Đừng đặt chú chuột lang của bạn nằm ngửa trên một quả bóng vì có thể sẽ làm gãy lưng của nó.
- Chuột lang có thể gặm tay bạn nhưng đừng lo lắng, một khi phát hiện ra đó không phải thức ăn chúng sẽ dừng lại.
- Đối xử với bầy bọ của bạn một cách nhã nhặn và tôn trọng thì bạn sẽ được chúng yêu quý.
- Không nên đem bọ lên giường hoặc nơi nào cao, vì nó có thể té và bị thương. Bạn cũng đừng tung hứng hay thả chúng từ trên cao.
- Hãy để chuột lang ngửi bạn trước rồi mới bế nó lên.
- Không nên nuôi một con đực và một con cái nếu bạn không có ý định nhân giống. Chúng sẽ đẻ liên tục không thể kiểm soát.
Cảnh báo[sửa]
- Dọn chuồng ba ngày một lần nếu bạn dùng rơm lót chuồng vì nó có thể sản sinh ra giòi. Nếu bạn dùng rơm lót thì nên cẩn thận vì đầu nhọn của cọng rơm khô có thể chọc vào mắt chúng.
- Số lượng chuột lang hiện nay là đáng kể. Có rất nhiều bọ trong những nơi cứu hộ động vật hay chỗ foster thú cưng đang tìm một mái ấm. Hãy nhận nuôi chúng thay vì mua hay nhân giống để cân bằng số lượng loài chuột lang.
- Chuột lang chạy rất nhanh và luồn lách giỏi, vì thế hãy đảm bảo “khu vui chơi” đã được rào kín và luôn để mắt đến chúng.
- Loài bọ giấu bệnh rất giỏi. Khi chúng bắt đầu biểu hiện của bệnh cũng là lúc tình hình đã trở nên nghiêm trọng và dẫn đến cái chết rất nhanh. Vì vậy phải mang nó đến thú y càng sớm càng tốt!
- Hãy kiểm tra cẩn thận quanh mắt, mũi và tai của chuột lang khi chọn mua ở cửa hàng thú cưng để đảm bảo chúng không mang mầm bệnh.
- Tuy những lời khuyên từ nhân viên cửa hàng thú cưng sẽ có ích nhưng bạn cũng phải lắng nghe có chọn lọc. Chỉ một vài người trong số họ được huấn luyện bài bản và có hiểu biết về chuột lang.
- Cho chuột lang ăn cỏ sạch và không có hóa chất hay thuốc trừ sâu.
- Không đặt chuồng của chúng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời trừ khi bạn vệ sinh nó.
- Không bao giờ được tổn hại, quăng ném, đá, dẫm hãy làm gì khác khiến thú cưng bị thương hoặc chết, nếu không thích thì bạn đừng nên nuôi!
- Đừng nên sử dụng bóng tập luyện hay máy chạy bộ. Mặc dù chúng được sản xuất dành cho chuột lang nhưng vẫn có thể gây ra những chấn thương về chân, ngón chân và xương sống.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.humanesociety.org/animals/guinea_pigs/tips/guinea_pig_housing.html?credit=web_id81806465
- ↑ 2,0 2,1 http://northstarrescue.org/pet-care-information/pet-guinea-pig-care/141-a-guide-to-pet-guinea-pig-cages
- ↑ 3,0 3,1 3,2 https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/guinea-pig-care
- ↑ http://www.humanesociety.org/animals/guinea_pigs/tips/water_bottles.html?credit=web_id81806465
- ↑ http://www.humanesociety.org/animals/guinea_pigs/tips/guinea_pig_food_choices.html
- ↑ http://pets.petsmart.com/guides/guinea-pigs/caring-guinea-pig.shtml
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/small-pet-care/guinea-pig-care
- ↑ http://www.guinealynx.info/emergency.html