Chơi hợp âm ghita

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chơi Hợp âm Ghita)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Học chơi ghita rất thú vị, mặc dù ban đầu bạn có thể thấy chơi hợp âm hơi “đáng sợ” một chút. Đừng lo lắng, nó cũng không khác lắm so vớ khi chơi nốt đơn: bạn chỉ cần chơi những nốt đơn cùng một lúc mà thôi! Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình luyện tập kĩ thuật tay và chỉ cho bạn cách chơi một số hợp âm thông dụng. Hãy lấy ghita ra và cùng chơi nhạc nào!

Các bước[sửa]

Hiểu các Hợp âm[sửa]

  1. Học vị trí các dây đàn. Cách bắt đầu tốt nhất là làm quen với các dây đàn và mối liên hệ của chúng với các ngón tay của bạn. Để dễ dàng hơn, chúng ta sẽ cùng đánh số cả hai. Các dây đàn của bạn được đánh số như thế này:
    • Theo chiều dọc, các dây được đánh số 1-6, từ dây có âm cao nhất đến dây có âm thấp nhất.
    • Theo chiều ngang, các số dựa vào vị trí phím đàn.
    • Hãy chút ý rằng khi đọc chỉ dẫn “đặt ngón tay đầu tiên của bạn lên phím đàn số 3”, điều đó thực sự có nghĩa là đặt ngón tay của bạn “giữa” phím số 2 và số 3. Chính dây đàn mới cần chạm xuống phím số 3.
  2. Đánh số các ngón tay của bạn. Hãy nhìn vào tay trái và tưởng tượng những con số đó đã đóng dấu lên ngón tay của bạn. Ngón trỏ là số 1, ngón giữa là số 2, ngón áp út là số 3 và ngón út là số 4. Ngón cái sẽ được gọi là “T”, nhưng bạn sẽ không dùng ngón cái để chơi hợp âm trong bài viết này.
  3. Học hợp âm C. Hợp âm đầu tiên chúng ta sẽ học là hợp âm C – một trong những hợp âm cơ bản nhất của âm nhạc. Trước khi học, hãy cùng tìm hiểu xem hợp âm là gì. Một hợp âm hoàn chỉnh, dù được chơi trên đàn piano, đàn ghita hay được hát bởi một giọng ca được đào tạo bài bản, đơn giản là tổ hợp của 3 nốt hoặc hơn. (2 nốt được gọi là “nốt đôi”, và mặc dù chúng được sử dụng nhiều trong âm nhạc, đây không được coi là hợp âm.) Hợp âm có thể bao gồm nhiều hơn 3 nốt, nhưng kiến thức đó vượt xa những gì chúng ta đề cập đến trong bài này. Hợp âm C trông sẽ như thế này trên đàn ghita:
    • Nốt thấp nhất trên phím số 3 của dây A: nốt C
    • Nốt tiếp theo được chơi trên phím số 2 của dây D: nốt E
    • Chú ý là không đặt ngón tay lên dây G. Dây này để ngỏ khi chơi hợp âm C.
    • Nốt cao nhất được chơi ở phím số 1 của dây B: nốt C
    • Dây có âm cao nhất và thấp nhất trên đàn không được chơi trong hợp âm C cơ bản.
  4. Thử chơi các nốt. Lần lượt chơi mỗi nốt trong hợp âm, từ thấp đến cao. Hãy chơi từ từ và thận trọng: nhấn dây thật chắc xuống phím đàn rồi gảy dây đó. Để dây rung lâu nhất có thể, sau đó chuyển sang nốt tiếp theo:
    • Nhấn ngón tay thứ 3 lên phím số 3 của dây A, và làm theo chỉ dẫn như bên trên: gảy đàn và để nó rung cho đến khi dừng lại. Bạn vừa chơi nốt C.
    • Nhấn ngón tay thứ 2 của bạn lên phím số 2 của dây D, sau đó gảy và để dây rung để chơi nốt E.
    • Nghỉ giải lao một chút! Hãy gảy dây G đang để ngỏ, chưa được chạm đến này.
    • Đè ngón tay thứ nhất lên phím số 1 của dây B và để nốt C đó vang tiếng thật to!
    • Lần lượt chơi các nốt đó vài lần. Khi đã sẵn sàng, hãy lướt miếng gảy hay các ngón tay của bạn lên cả 4 dây ở giữa thật nhanh. Bạn vừa chơi hợp âm C đó!
    • Bạn có thể thấy hơi đau khi chơi vài lần đầu, nhưng khi hình thành các nốt chai, cơn đau cũng sẽ biến mất.

Học thêm về các Hợp âm[sửa]

  1. Hãy mở rộng vốn kỹ thuật về âm nhạc của bạn. Chơi được hợp âm C là bước rất tốt để mở đường cho bạn đến những “lãnh địa” âm nhạc thú vị hơn, nhưng âm nhạc không chỉ có vậy! Đây là hai hợp âm thường được sử dụng khi chơi âm giai C Trưởng: F và G. Chơi hợp âm F cơ bản như sau:
    • Các nốt có trong hợp âm F là F, A và C. Hãy chú ý rằng nốt F và nốt C được chơi bằng cùng một ngón tay: ngón đầu tiên đặt ngang trên phím 1 của cả dây 1 và dây 2.
    • Thông thường, các hợp âm thường có nền là âm thấp nhất, nhưng trong trường hợp này, nốt F cất lên ở phím số 1 của dây số 1. Đây được gọi là “đảo”.
  2. Mở rộng hợp âm F. Bạn có thể để âm F làm nốt nền bằng cách chơi nốt F trên dây D: lùi lên phím số 3 và chơi bằng ngón tay số 3 của bạn. Bạn có thể nhận thấy hợp âm này không khác biệt lắm, chỉ có vẻ “dày” hơn thôi.
  3. Chơi hợp âm G. Giống với hợp âm C và F, hợp âm G là một trong 3 hợp âm chính của âm giai C trưởng. Có rất nhiều cách để chơi hợp âm này, và chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 2 cách. Cách đầu tiên rất đơn giản: nó có cùng vị trí tay như hợp âm F mở rộng, chỉ di chuyển lên trên 2 phím:
  4. Chơi hợp âm G một cách dễ dàng. Đây là cách chơi hợp âm G chỉ với một ngón tay:
  5. Nối tất cả lại với nhau. Giờ đây, khi bạn đã biết 3 hợp âm cơ bản trong khoá C, hãy kết nối chúng lại với nhau và có lẽ bạn sẽ nhận ra cả tỉ bài hát quen thuộc. Chơi hợp âm C 4 lần, tiếp theo đến hợp âm F 2 lần rồi chơi hợp âm G 2 lần và quay lại hợp âm C.
    • Hãy chú ý rằng sau mỗi hợp âm là một số La Mã. Những số này chỉ ra vị trí của âm nền trong hợp âm trên âm giai – bất kể vị trí tay như thế nào. Một khi bạn đã biết những âm cơ bản trong tất cả các âm giai, bạn sẽ thấy dễ dàng khi nhìn vào bảng hơn là phải đánh vần từng nốt trong hợp âm.
    • Tập chơi đến khi những ngón tay của bạn mỏi nhừ, sau đó hãy nghỉ ngơi nhưng nhớ quay lại: chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn cách chơi các hợp âm cơ bản trong âm giai E và A!
  6. Học âm giai E. Có rất nhiều bài hát rock ‘n’ roll ở âm giai E, và rất nhiều bản nhạc blues nữa. Ba hợp âm cần học ở đây là E Trưởng (I), A Trưởng (IV) và B Trưởng (V). Đây là hợp âm E:
    • Đây là một trong những hợp âm dễ chơi nhất khi trên tay bạn đã có những nốt chai. Bạn có thể chơi tất cả các dây cùng một lúc. Với hợp âm này, hãy vặn amply Marshall lên hết cỡ và đánh thật mạnh, bạn sẽ cảm thấy mình bắt đầu trở thành một ngôi sao nhạc rock rồi đó!
  7. Chơi hợp âm A Trưởng. Đây là một hợp âm quan trọng nữa trong âm nhạc. Có vài cách để chơi nốt này. Bạn có thể dùng một ngón tay đặt trên phím số 2 đè lên dây B, G, D (chơi lần lượt các nốt C#, A và E) hay bất cứ cách kết hợp tay nào khác. Ví dụ, chúng ta sẽ sử dụng ngón thứ 4 trên dây B, ngón thứ 3 trên dây G và ngón thứ 2 trên dây D.
    • Khi đã chơi tiến bộ, bạn sẽ hiểu rằng khi chuyển nhanh từ hợp âm này sang hợp âm khác đôi khi sẽ dẫn đến cách đặt tay kì lạ nhưng vẫn hiệu quả. Mấu chốt nằm ở chỗ bạn phải sử dụng các ngón tay của mình một cách hợp lí nhất và khi bạn bắt đầu giai đoạn luyện tập, đừng ngại ngần thử nghiệm.
  8. Chơi hợp âm B Trưởng. Bạn có thể chơi hợp âm này theo cách dễ hoặc khó. Cách đơn giản được chỉ dẫn bằng các số màu đen. Bạn có thể thêm vào các nốt được đánh số màu xám.
  9. Hãy thử nghiệm. Đây là một mẫu gảy để bạn thử ở âm giai E:
    • Hãy thử đa dạng hoá các kiểu gảy của mình: đừng chỉ làm theo các cách trên giấy.
  10. Học âm giai A. Bạn đã hoàn thành 2 phần 3 chặng đường rồi đó! m giai A bao gồm âm A ở vị trí đầu tiên (I), D ở vị trí thứ 4 (IV) và âm E chúng ta đã học chiếm vị trí thứ 5 (V) của âm át. Đây là cách chơi hợp âm D:
    • Hãy chú ý rằng ngón tay đầu tiên của bạn đè dọc trên cả 3 dây đầu: đây là phần mở đầu của một hợp âm “ngang”. Bạn dùng một ngón tay đè lên tất cả các dây trong hợp âm ngang đầy đủ, và nó thường dựa trên những mẫu cơ bản như trong bài đã nhắc đến.
  11. Học cách chơi một phiên bản khác của hợp âm A. Điều này rất hữu ích khi chơi cùng với hợp âm D và E:
  12. Hãy thử nghiệm. Đây là bài Litty Ditty để bạn thử chơi những hợp âm mới học của mình:
    • Bây giờ, hãy nghĩ tới bài hát “Down on the Corner” của Creedence Clearwater Revival và thử chơi lại ngay đi nào![1][2]

Lời khuyên[sửa]

  • Một khi bạn đã biết những hợp âm cơ bản, có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu nghĩ về chức năng của chúng trong một âm giai. Ví dụ, trong âm giai E, hợp âm E (I) được gọi là hợp âm chủ. Đây là hợp âm mà tất cả các hợp âm khác đều muốn hướng tới – và đây cũng chính là thứ tạo ra cho âm nhạc phương Tây cảm nhận về chuyển động. Hợp âm A (IV) trong âm giai E có vai trò là âm át dưới – nó là một âm bị động ở giữa, và nó có thể vui vẻ tiến tới hoặc ngả về phía âm chủ. m át có vai trò như tên gọi của nó: nó đưa bạn đến nơi nó muốn. Trong âm giai E, đó là vai trò của hợp âm B (V) và chắc chắn nó sẽ khiến cho não bạn muốn quay về với âm chủ. Khi bạn đã quen thuộc hơn với các hợp âm và muốn phác thảo một giai điệu, hãy thử viết là I-IV-V (hay các phiên bản khác của nó) thay vì E-A-B. Điều đó sẽ giúp việc dịch giọng dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn biết ca sĩ của mình không thể hát âm giai gốc được!

Cảnh báo[sửa]

  • Như Ringo Starr đã từng thét lên trong một buổi chơi nhạc vất vả ở studio, “Ngón tay tôi có mấy vết rộp!”, bạn sẽ bị những vết rộp và ngón tay của bạn sẽ chịu đau. Như tay chơi ghita George Harrison từng nói, “mọi thứ rồi sẽ phải qua đi.” Vì vậy, những vết rộp cũng sẽ qua đi và thay thế bằng những vết chai. Hãy luyện tập thường xuyên và chẳng bao lâu sau bạn sẽ không còn phải lo lắng vì những cơn đau ngón tay nữa.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Harmony by Walter Piston, 3rd Edition
  2. Jazz Harmony by Andy Jaffe, 2nd Edition

Liên kết đến đây