Chương trình môn Ngữ văn/Nội dung giáo dục/Lớp 4

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Yêu cầu cần đạt[sửa]

ĐỌC[sửa]

KĨ THUẬT ĐỌC[sửa]

– Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả: nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút.

– Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3.  

– Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của các từ ngữ mới.

– Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

ĐỌC HIỂU[sửa]

Văn bản văn học[sửa]

Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.

– Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.

– Nhận biết được chủ đề văn bản.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.

– Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.

– Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.

– Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch

– Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.  

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

– Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.

– Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.

Đọc mở rộng

– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

– Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.

Văn bản thông tin[sửa]

Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được những thông tin chính trong văn bản.

– Biết tóm tắt văn bản.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc.

– Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối.

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc.

– Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

VIẾT[sửa]

KĨ THUẬT VIẾT[sửa]

Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN[sửa]

Quy trình viết

– Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

– Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.

Thực hành viết

– Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.

– Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.  

– Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả.

– Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết.

– Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

– Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 – 3 bước.

– Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè.

NÓI VÀ NGHE[sửa]

Nói[sửa]

– Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và đề tài; có thái độ tự tin; biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp.

– Nói được về một đề tài có sử dụng các phương tiện hỗ trợ (ví dụ: tranh ảnh, sơ đồ,...).

– Kể lại được một sự việc đã tham gia và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về sự việc đó.

– Trình bày được lí lẽ để củng cố cho một ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống.

Nghe[sửa]

– Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện.

– Ghi lại được những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến phát biểu của người khác.

Nói nghe tương tác[sửa]

– Thực hiện đúng những quy định trong thảo luận: nguyên tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề thảo luận.

– Biết đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện.  

Nội dung[sửa]

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT[sửa]

1. Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức

2.1. Vốn từ theo chủ điểm

2.2. Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển  

2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu

2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng

2.5. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa  

3.1. Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng

3.2. Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng

3.3. Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng

3.4. Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng (bổ sung thông tin)

3.5. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một liên danh); dấu ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu phần chú thích)

4.1. Biện pháp tu từ nhân hoá: đặc điểm và tác dụng  

4.2. Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng

4.3. Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản: đặc điểm và chức năng của mỗi phần

4.4. Kiểu văn bản và thể loại  

– Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ

– Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối

– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật

– Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy

– Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc

5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

KIẾN THỨC VĂN HỌC[sửa]

1. Chủ đề

2. Đặc điểm nhân vật

3. Hình ảnh trong thơ

3. Lời thoại trong kịch bản văn học

NGỮ LIỆU[sửa]

1.1. Văn bản văn học

– Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả

– Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

– Kịch bản văn học

Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 – 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 – 250 chữ, thơ khoảng 100 – 120 chữ

1.2. Văn bản thông tin

– Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm

– Giấy mời

–Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi

– Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)

– Báo cáo công việc

Độ dài của văn bản: khoảng 150 – 180 chữ

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây