Chương trình tổng thể/Phụ lục/Biểu hiện năng lực của học sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Biểu hiện năng lực của học sinh


Các năng lực chung[sửa]

1. Năng lực tự chủ và tự học[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
1.1. Tự lực Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn. Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. Biết giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lực.
1.2. Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng. Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng. Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
1.3. Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình - Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.

- Hòa nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.

- Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học hành và các việc khác.

- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi.

- Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống; không đua đòi ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, càn quấy; không làm những việc xấu.

- Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.

- Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan.

- Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng.

- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống.

- Biết tránh các tệ nạn xã hội.

1.4. Tự định hướng nghề nghiệp - Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân.

- Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

- Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân.

- Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.

- Nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu; lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.

- Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân.

- Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.

- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân.

1.5. Tự học, tự hoàn thiện - Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.

- Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô.

- Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

- Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt.

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.

- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

- Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân.

2. Năng lực giao tiếp và hợp tác[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
2.1. Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp - Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.

- Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản.

- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng.

- Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

- Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống, khoa học, nghệ thuật, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, ký hiệu.

- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, công thức, ký hiệu để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp.

- Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.

- Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.

- Biết sử dụng sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp.

- Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

2.2. Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn - Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn.

- Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.

- Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,...).

- Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn.

- Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác.

- Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết cách hoá giải mâu thuẫn.

2.3. Xác định mục đích và phương thức hợp tác Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm. Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
2.4. Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của mình trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công. Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.
2.5. Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp. Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác. Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
2.6. Tổ chức và thuyết phục người khác Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
2.7. Đánh giá hoạt động hợp tác Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của giáo viên. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc. Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm, đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
2.8. Hội nhập quốc tế - Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới.

- Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn.

- Có hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới và về một số tổ chức quốc tế có quan hệ thường xuyên với Việt Nam.

- Biết tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.

- Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

- Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế; biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường, địa phương.

- Biết tìm đọc tài liệu nước ngoài phục vụ công việc học tập và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè.

3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
3.1. Nhận ra ý tưởng mới Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn. Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
3.2. Phát hiện và làm rõ vấn đề Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi. Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
3.3. Hình thành và triển khai ý tưởng mới Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện. Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.
3.4. Đề xuất, lựa chọn giải pháp Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn. Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
3.5. Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề Biết tiến hành giải quyết vấn đề theo hướng dẫn. Biết thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. Biết thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; biết suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
3.6. Tư duy độc lập Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót. Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau. Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

 

Các năng lực chuyên môn[sửa]

4. Năng lực ngôn ngữ[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
4.1. Sử dụng tiếng Việt - Biết đọc trôi chảy và hiểu đúng bài đọc ngắn về các chủ đề quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi; bước đầu biết phản hồi các văn bản đã học; bước đầu có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc.

- Biết viết đúng chính tả và ngữ pháp; viết được bài văn ngắn về các chủ đề quen thuộc (bằng chữ viết tay và đánh máy); điền được thông tin vào các mẫu văn bản đơn giản.

- Biết nói rõ ràng, mạch lạc; kể được các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi.

- Biết nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề học tập phù hợp với lứa tuổi; có thái độ tích cực trong khi nghe; bước đầu có phản hồi phù hợp.

- Hiểu được nội dung chính và chi tiết các bài đọc có độ dài vừa phải, phù hợp với tâm lý lứa tuổi; biết phản hồi những văn bản đã đọc một cách hiệu quả.

- Biết viết đúng các kiểu loại văn bản phổ biến về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích (bằng chữ viết tay và đánh máy); biết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân.

- Có vốn từ vựng tương đối phong phú; sử dụng tương đối linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình.

- Biết nghe hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các từ các cuộc đối thoại, thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp.

- Hiểu được các văn bản phức tạp trong chương trình học và đời sống; biết phản hồi một cách tích cực và hiệu quả những nội dung đã đọc; luôn có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc.

- Biết viết đúng và sáng tạo các kiểu loại văn bản phức tạp về các chủ đề học tập và đời sống; biết trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân, có tính đến quan điểm của người khác.

- Biết trình bày và bảo vệ quan điểm của cá nhân một cách chặt chẽ, có sức thuyết phục.

- Biết nghe hiểu và chắt lọc được thông tin quan trọng, bổ ích từ các cuộc đối thoại, thảo luận, tranh luận phức tạp; có phản hồi linh hoạt và phù hợp.

4.2. Sử dụng ngoại ngữ Đạt năng lực bậc 1 về ngoại ngữ. Đạt năng lực bậc 2 về ngoại ngữ. Đạt năng lực bậc 3 về ngoại ngữ.

5. Năng lực tính toán[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
5.1. Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông, cơ bản Có những kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản ban đầu về:

- Số học (số tự nhiên, phân số, số thập phân) và thực hành tính toán với các số;

- Các đại lượng thông dụng và đo lường các đại lượng thông dụng;

- Một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

- Có những kiến thức cơ bản về số và hệ thống số; về ngôn ngữ và ký hiệu đại số; về ngôn ngữ và ký hiệu hàm số.

- Biết thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn) trong học tập và trong cuộc sống.

- Có những kiến thức cơ bản về hình học và biết sử dụng chúng để mô tả các đối tượng của thế giới xung quanh.

- Có hiểu biết về đo lường, ước lượng trong tính toán với các tình huống quen thuộc.

- Có những kiến thức cơ bản về biểu diễn và phân tích số liệu thống kê; về khái niệm xác suất cổ điển và ý nghĩa trong thực tiễn.

- Có những kiến thức cơ bản về số và hệ thống số; biết sử dụng thành thạo các phép tính và các công cụ tính toán.

- Có những kiến thức cơ bản về Đại số.

- Hiểu một cách có hệ thống các hàm số quen thuộc; biết khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm.

- Biết sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian.

- Có những kiến thức cơ bản về hình học và biết sử dụng chúng để mô tả các đối tượng của thế giới xung quanh

- Hiểu các phương pháp cơ bản của thống kê và xác suất cổ điển.

5.2. Biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận; tính toán, ước lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo,...; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học - Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

- Làm quen được với lập luận logic.

- Biết tính toán, ước lượng, sử dụng toán học trong học tập và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày (phù hợp với trình độ).

- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ thông thường để tiếp nhận (nghe, đọc) và biểu đạt (nói, viết) các ý tưởng toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận.

- Làm quen được với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.

- Biết thực hiện thành thạo các thao tác tư duy.

- Biết lập luận, suy luận hợp lý khi giải quyết các vấn đề; biết rút ra kết luận logic từ giả thiết đã cho.

- Biết sử dụng ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ thông thường để tiếp nhận (nghe, đọc) và biểu đạt (nói, viết) các ý tưởng toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận.

- Biết sử dụng máy tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày; bước đầu biết sử dụng phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.

- Biết thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác tư duy.

- Biết sử dụng các phương pháp lập luận, suy luận hợp lý khi giải quyết các vấn đề; biết rút ra kết luận logic và hệ quả (trong các trường hợp không quá phức tạp).

- Biết tạo dựng sự kết nối (tạo mối liên kết) giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác cũng như giữa toán học với cuộc sống hằng ngày; biết giải thích hoặc điều chỉnh giải pháp một cách hợp lý.

- Bước đầu hiểu được rằng những ý tưởng và phương pháp của toán học là ngôn ngữ phổ quát của khoa học và công nghệ, đồng thời cũng là những công cụ mô phỏng các hiện tượng và các quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội.

- Biết sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay; biết sử dụng một số phần mềm tính toán và thống kê trong học tập và trong cuộc sống.

6. Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội[sửa]

6.1. Năng lực tìm hiểu tự nhiên[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
6.1.1. Hiểu biết kiến thức khoa học - Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự đa dạng của thế giới tự nhiên xung quanh; về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Hiểu biết về tác động của thế giới tự nhiên tới đời sống của con người; biết cách giữ vệ sinh an toàn và phòng tránh một số bệnh ở người.

- Hiểu biết kiến thức phổ thông cốt lõi về sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên; với các chủ đề khoa học về vật chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi vật chất, Trái đất và Bầu trời.

- Bước đầu biết cách thu thập, lưu trữ, tổ chức, phân tích và xử lý thông tin và diễn đạt ý tưởng bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng, biểu,...

- Hiểu biết kiến thức phổ thông cốt lõi về ngành, nghề, lĩnh vực khoa học theo thiên hướng của bản thân và định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Biết thu thập, lưu trữ, tổ chức, phân tích, xử lý thông tin theo ý tưởng của bản thân để phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và trình bày được ý tưởng bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng, biểu,.

6.1.2. Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên - Biết quan sát, khám phá và đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và cuộc sống xung quanh.

- Biết tìm tòi khám phá để giải quyết các câu hỏi đặt ra.

- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, nhận biết, phát hiện một số vấn đề mang tính khoa học đơn giản.

- Bước đầu thực hiện được một số kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống: quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lý số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu,.

- Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống.

- Bước đầu thực hiện được một số kỹ năng tìm tòi, khám phá theo tiến trình: đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; trình bày kết quả nghiên cứu.

- Bước đầu biết cách phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.

- Thực hiện được một số kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống: quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lý số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu,.. Giải thích được một số hiện tượng khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất.

- Thực hiện được một số kỹ năng tìm tòi, khám phá theo tiến trình: đặt câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; trình bày kết quả nghiên cứu.

- Thực hiện đươc việc phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. Biết cách sử dụng các chứng cứ khoa học, lý giải các chứng cứ để rút ra kết luận.

6.1.3. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường - Biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn.

- Bước đầu biết cách thu thập chứng cứ, trả lời câu hỏi và liên kết câu trả lời với ý tưởng khoa học đơn giản.

- Bước đầu biết vận dụng kiến thức khoa học vào một vài tình huống đơn giản, mô tả, dự đoán, giải thích được một vài hiện tượng khoa học đơn giản.

- Biết ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Vận dụng được kiến thức khoa học vào một số tình huống cụ thể; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học.

- Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

6.2. Năng lực tìm hiểu xã hội[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
6.2.1. Nắm được những tri thức cơ bản về đối tượng của các khoa học xã hội - Nhận biết được một số khái niệm cơ bản của khoa học xã hội, như: cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng, dân cư, xã hội, đất nước, quốc tế, nhân loại,... và liên hệ với môi trường sống xung quanh.

- Nhận biết được một số khái niệm cơ bản liên quan đến quan sát và nhận thức xã hội: nhiều - ít, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực, riêng - chung,.

- Nhận biết được và quan tâm đến các vấn đề, như: tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm...

- Hiểu được một số khái niệm cơ bản của khoa học xã hội, như: cộng đồng dân cư, xã hội, quan hệ xã hội, cấu trúc xã hội, dân tộc, nhà nước, pháp luật, quy ước xã hội, đảng phái, phong trào,.

- Hiểu được một số khái niệm đơn giản liên quan các hoạt động sản xuất đặt trong mối liên hệ với tồn tại và phát triển bền vững của xã hội.

- Hiểu được những tri thức cơ bản về một số lĩnh vực của KHXH, như: lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, kinh tế, đạo đức, pháp luật, tâm lý, quan hệ quốc tế, tôn giáo, tín ngưỡng,.

- Hiểu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến đối tượng của khoa học xã hội, như: phân hóa xã hội, khác biệt xã hội và xung đột xã hội, chiến tranh, cách mạng, tiến bộ xã hội,.

- Hiểu được một số đặc điểm của dân cư (động lực phát triển dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, các loại hình quần cư) và những vấn đề xã hội có liên quan (lao động - việc làm, thất nghiệp, đô thị hóa...) cũng như các hoạt động sản xuất của xã hội (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp

- xây dựng, dịch vụ) ở thế giới và Việt Nam phù hợp với trình độ nhận thức và lứa tuổi của học sinh.

- Hiểu được những tri thức cơ bản về một số đối tượng của khoa học xã hội, như quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, lịch sử các nền văn minh, giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa và giao lưu văn hóa; và quá trình phát triển nhân cách, truyền thông đại chúng, kết nối toàn cầu và toàn cầu hóa, xung đột xã hội, chiến tranh và cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam và công dân toàn cầu,...

6.2.2. Hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội - Làm quen được với các thao tác mô tả nhân vật, sự kiện, hiện tượng xã hội.

- Biết quan sát và phân biệt được các hiện tượng đơn giản trong xã hội mà học sinh thường gặp (xã, phường, cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú, trồng trọt, chăn nuôi, chợ...).

- Bước đầu biết quan sát và tìm tòi khám phá về các vấn đề trong đời sống xã hội hằng ngày.

- Làm quen được với các phương pháp thu thập, lựa chọn thông tin về nhân vật, sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội.

- Làm quen và bước đầu vận dụng được một số thao tác cơ bản của khoa học xã hội, như: phân tích nguyên nhân, trình bày diễn biến, phân tích so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm.

- Bước đầu biết cách tìm hiểu về một chủ đề về dân cư (hoặc hoạt động sản xuất) thông qua việc thu thập, xử lý tài liệu (qua sách vở hay thực tiễn ở địa phương).

- Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật cơ bản thu thập và xử lý thông tin.

- Biết trình bày và phân tích các nhân vật, sự kiện, quá trình xã hội từ những góc độ, chiều cạnh khác nhau.

- Nắm được cách trình bày các ý kiến, lập luận, tranh luận về các vấn đề xã hội.

6.2.3. Nắm được những tri thức cơ bản về xã hội loài người - Nhận biết được các hiện tượng phổ biến của con người và xã hội loài người: có cội nguồn, có ý thức, hoạt động xã hội,..

- Nhận biết được những nét đặc trưng của không gian sống xung quanh: nông thôn, thành thị, duyên hải, rừng núi, xa, gần, bẩn, sạch, giàu, nghèo,...

- Có niềm tin vào những quy luật: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng phi nghĩa, tốt được ủng hộ, xấu phải bị phê phán,...

- Hiểu được quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại hướng tới mục tiêu giải phóng con người và các giá trị nhân văn, tiến bộ; quy luật về giao lưu và tiếp biến văn hóa,.

- Hiểu được tính đa dạng, phong phú trong đời sống xã hội, văn hóa và nhận thức.

- Hiểu được những quy luật chung của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trong mối liên hệ với khu vực và thế giới.

- Hiểu được các xu hướng vận động cơ bản của nhân loại trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, hôn nhân, giới và gia đình,.

- Hiểu được mối quan hệ qua lại giữa xã hội với tự nhiên, phát triển bền vững và có thái độ thích họp.

- Hiểu được đặc trưng, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân toàn cầu.

6.2.4. Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống - Biết tự tìm hiểu về gia đình, dòng họ, địa phương (với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người thân quen khác).

- Trình bày được những ước mơ của bản thân về tương lai của bản thân, gia đình, đất nước và thế giới.

- Biết tự tìm hiểu (thu thập thông tin và trình bày) về một hiện tượng, sự kiện, quá trình xã hội, chính trị, văn hóa,...

- Biết thảo luận, tranh luận về vai trò của bản thân / nhóm / gia đình / thế hệ đối với sự nghiệp phát triển bền vững của quê hương, đất nước.

- Biết tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực xã hội để thích ứng với những sự thay đổi trong cuộc sống và phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà, trở thành những công dân có trách nhiệm.

- Biết tự nghiên cứu (cá nhân hoặc nhóm) về một vấn đề của xã hội.

- Biết tham gia tranh luận về một hoặc một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống xã hội đương đại, nhất là các vấn đề trực tiếp liên quan đến thế hệ thanh niên hiện nay.

- Có thái độ tích cực với những chính sách của Nhà nước (như chính sách xã hội, chính sách thanh niên, dân số và gia đình...) và bước đầu biết cách tuyên truyền, giải thích cho gia đình, bạn bè, cộng đồng hiểu và tham gia ủng hộ.

- Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức và những giá trị xã hội tốt đẹp; có trách nhiệm đối với bản thân và xã hội; có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động.

- Biết tự quản lý và làm chủ bản thân, biết hợp tác và sáng tạo, đương đầu với thử thách để giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị - xã hội.

7. Năng lực công nghệ[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
7.1. Thiết kế - Nhận biết được đồ vật trong tự nhiên và đồ vật do con người làm ra.

- Tự làm được một số đồ vật đơn giản

theo ý tưởng của bản thân từ những vật liệu đơn giản, gần gũi.

- Nêu được vấn đề cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh cụ thể; đề xuất được giải pháp, hiện thực hóa và kiểm nghiệm giải pháp.

- Tạo được sản phẩm có ý tưởng mới dựa trên quy trình thiết kế và kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật.

- Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thiết kế, các yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế, quy trình thiết kế, các nghề nghiệp liên quan tới thiết kế.

- Sử dụng được một số công cụ trong hỗ trợ thiết kế.

- Vận dụng được tư duy thiết kế trong tìm tòi, sáng tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống, xã hội.

7.2. Sử dụng - Thực hiện được một số thao tác kỹ thuật đơn giản với các dụng cụ kỹ thuật trong gia đình; sử dụng được một số thiết bị kỹ thuật phổ biến trong gia đình.

- Nhận biết được những tình huống nguy hiểm trong sử dụng thiết bị ở gia đình, lớp học và biết cách xử trí.

- Đọc được tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho phần lớn các thiết bị, đồ dùng kỹ thuật, công nghệ trong gia đình; vận hành đúng cách, hiệu quả một số đồ dùng phổ biến trong gia đình.

- Phát hiện sớm, đề xuất được giải pháp xử lý các tình huống mất an toàn cho người và đồ dùng trong gia đình; thực hiện được một số thao tác sơ cứu đơn giản cho người trong những tình huống khẩn cấp.

- Khái quát hóa được nguyên tắc sử dụng một số sản phẩm kỹ thuật, công nghệ an toàn, hiệu quả.

- Có thể khám phá được chức năng, cách thức sử dụng của một số thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông qua tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

7.3. Giao tiếp - Biết nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, đồ dùng trong gia đình.

- Biết phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế của bản thân.

- Đọc và hiểu được các bản hướng dẫn, bản vẽ, ký hiệu kỹ thuật của một số lĩnh vực phổ thông như cơ khí, xây dựng, điện.

- Biểu diễn được sản phẩm kỹ thuật hay ý tưởng thiết kế bằng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Sử dụng được các bản vẽ kỹ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ.

- Dùng được các phần mềm đồ họa để biểu diễn, nâng cao tính trực quan cho các ý tưởng thiết kế.

7.4. Đánh giá Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cùng chức năng. Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm công nghệ trên các phương diện về chức năng, độ bền, tính thẩm mỹ, tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng. Biết lập luận và đưa ra được những đánh giá xác đáng về xu hướng kỹ thuật, công nghệ; biết đưa ra được những lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm kỹ thuật, công nghệ.

8. Năng lực tin học[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
8.1. Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông Thực hiện được thao tác cơ bản trên một số thiết bị kỹ thuật số quen thuộc để sử dụng được một số ứng dụng hỗ trợ học tập, vui chơi, giải trí. - Sử dụng được các thiết bị và phần mềm thông dụng để thực hiện một số công việc cụ thể trong học tập.

-Biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu.

- Sử dụng phối hợp được các thiết bị và phần mềm thông dụng (trong đó có các thiết bị cầm tay thông minh) để phục vụ học tập và đời sống.

- Biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn.

8.2. Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức - Nhận biết được thông tin (được tạo ra hay được cung cấp) có được sử dụng đúng cách hay đã bị lạm dụng; biết bảo vệ thông tin cá nhân.

- Biết bảo vệ sức khoẻ bản thân khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

- Biết và tuân thủ các quy định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên thông tin, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của người khác.

- Sử dụng được một số cách thức bảo vệ và đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và cộng đồng.

- Tuân thủ các yêu cầu bảo vệ sức khỏe khi khai thác và ứng dụng Tin học; tránh các tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng.

- Tôn trọng pháp luật, thể hiện được phẩm chất đạo đức và văn hóa Việt Nam trong việc sử dụng các sản phẩm tin học cũng như trong việc tạo ra các sản phẩm nhờ ứng dụng Tin học.

- Hiểu được những tác động và ảnh hưởng của Tin học đối với nhà trường và xã hội.

- Sẵn sàng tham gia các hoạt động tin học một cách tự tin, năng động, có trách nhiệm và sáng tạo.

8.3. Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri thức - Nhận thức được nhu cầu thu thập thông tin cần thiết khi giải quyết một số vấn đề đơn giản.

- Theo hướng dẫn, tìm được thông tin từ nguồn dữ liệu số hóa.

- Biết dùng tài nguyên thông tin và kỹ thuật của công nghệ thông tin để giải quyết một số vấn đề đơn giản phù hợp với lứa tuổi.

- Hiểu và diễn đạt được các bước giải quyết vấn đề theo kiểu thuật toán.

- Bước đầu hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.

- Biết tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng tìm kiếm đơn giản.

- Biết đánh giá sự phù hợp của dữ liệu và thông tin được tìm thấy với vấn đề cần giải quyết.

- Biết thao tác với các công cụ, môi trường lập trình đơn giản (lập trình trò chơi, lập trình trực quan) với các ngôn ngữ lập trình đơn giản, bước đầu hình thành tư duy phân tích, thiết kế và phát triển hệ thống thích hợp với thực tế.

- Biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin tin cậy, phù hợp với vấn đề cần giải quyết.

- Biết sử dụng các công cụ để tổ chức và chia sẻ dữ liệu và thông tin;

- Biết sử dụng hệ thống mạng máy tính giúp giải quyết vấn đề và trải nghiệm sáng tạo.

- Bước đầu có tư duy điều khiển và tự động hóa thông qua việc chuyển giao một số nhiệm vụ cho máy tính trong quá trình giải quyết vấn đề.

8.4. Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Sử dụng được một số phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập, phần mềm học tập.

- Bước đầu biết tra cứu những thông tin đơn giản trên mạng máy tính.

- Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập cho các môn học.

- Sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập và khai thác được các điều kiện hỗ trợ tự học.

- Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập, tự tin và sẵn sàng tìm hiểu những phần mềm tưong tự.

- Sử dụng khá thành thạo môi trường mạng máy tính phục vụ cập nhật kiến thức, tìm hiểu tri thức mới; biết tận dụng nguồn tài nguyên số hóa để học tập.

8.5. Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức Sử dụng được các công cụ kỹ thuật số thông dụng theo hướng dẫn để chia sẻ và trao đổi thông tin với đối tượng phù hợp. - Sử dụng được công cụ và dịch vụ tin học thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn.

- Biết giao lưu, học hỏi, kết nối bạn bè trong môi trường mạng máy tính.

- Biết hợp tác trong các dự án tin học tạo ra các sản phẩm đơn giản, phục vụ học tập và đời sống.

- Chủ động lựa chọn, sử dụng công cụ, dịch vụ tin học một cách hệ thống, hiệu quả, an toàn trong hợp tác, chia sẻ, trao đổi thông tin, mở mang tri thức và tạo sản phẩm hữu ích.

- Nhận biết được các rủi ro có thể có khi giao tiếp trong môi trường tin học, biết cách sử dụng biện pháp phòng tránh căn bản, thông dụng.

9. Năng lực thẩm mỹ[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
9.1. Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân, cái thiện, cái cao cả) - Nhận biết được một số yếu tố thẩm mỹ cơ bản trong tự nhiên, đời sống và nghệ thuật.

- Có cảm xúc và biết bày tỏ cảm xúc trước các yếu tố thẩm mỹ.

- Nhận biết được giá trị thẩm mỹ cơ bản trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và biểu hiện trong văn học, nghệ thuật.

- Có cảm xúc và chính kiến trước các yếu tố thẩm mỹ trong tự nhiên, đời sống xã hội và văn học, nghệ thuật.

- Nhận biết được giá trị phổ biến của văn hoá thẩm mỹ Việt Nam, một số giá trị nghệ thuật, nhân văn cơ bản của nhân loại và ảnh hưởng của chúng đến các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Có cảm xúc và thể hiện thái độ, quan điểm trước các hiện tượng thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và văn học, nghệ thuật.

9.2. Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ Mô tả được các yếu tố thẩm mỹ, biết so sánh, nhận xét về biểu hiện bên ngoài của các yếu tố thẩm mỹ với mức độ đơn giản. Giới thiệu, tiếp nhận có chọn lọc và đánh giá được những biểu hiện của các yếu tố thẩm mỹ trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong văn học, nghệ thuật, trong sản phẩm của mình và của người khác. Trình bày, phân tích, đánh giá được tính thẩm mỹ, phản thẩm mỹ; giá trị vật liệu, giá trị văn hoá trong nội dung và hình thức của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các sản phẩm trong đời sống xã hội, trong văn học, nghệ thuật.
9.3. Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ - Mô phỏng, tái hiện được các yếu tố thẩm mỹ quen thuộc bằng hình thức, công cụ, phương tiện, ngôn ngữ biểu đạt,... phù hợp, ở mức độ đơn giản.

- Có ý tưởng sử dụng kết quả học tập/sáng tạo thẩm mỹ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho cuộc sống hằng ngày của bản thân.

- Tái hiện, diễn tả được các yếu tố thẩm mỹ của tự nhiên, xã hội thông qua hình thức, công cụ, phương tiện, chất liệu, ngôn ngữ biểu đạt,. phù hợp, tạo được ấn tượng và sự hấp dẫn.

- Có ý tưởng và biết sử dụng kết quả học tập/sáng tạo thẩm mỹ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho cuộc sống gia đình và môi trường xung quanh.

- Biết đề xuất ý tưởng thẩm mỹ, bước đầu biết cách thể hiện ý tưởng đó một cách sáng tạo, có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh và quan niệm thẩm mỹ tích cực, tạo được dấu ấn cá nhân/nhóm.

- Đề xuất được ý tưởng và biết sử dụng kết quả học tập/sáng tạo thẩm mỹ vào các hoạt động trong nhà trường, đoàn thể, xã hội; quảng bá giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

10. Năng lực thể chất[sửa]

Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông
10.1. Sống thích ứng và hài hòa với môi trường Nhận ra một số yếu tố chủ yếu của môi trường sống có lợi và có hại cho sức khỏe. Thực hiện những chỉ dẫn của người lớn có lợi cho sức khỏe và phát triển thể chất. Hiểu và nêu được cơ sở khoa học của chế độ tập luyện, chế độ dinh dưỡng nhằm phát triển thể chất phù hợp với môi trường sống lành mạnh. Nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ môi trường, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, học tập và tập luyện phù hợp với bản thân, thực hành các hoạt động phù hợp thích ứng với các hoạt động xã hội.
10.2. Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống Nêu và thực hiện được các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống thường ngày. Thường xuyên, tự giác tập luyện thể dục thể thao (TDTT); lựa chọn tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với bản thân và cộng đồng nhằm nâng cao các kỹ năng vận động cơ bản. Đánh giá được thể chất và sức khỏe; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù họp để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng vận động của cơ thể.
10.3. Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống Biết nêu và hình thành dần các tố chất thể lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống và tập luyện thể thao. Thường xuyên, tự giác tập luyện TDTT; biết lựa chọn tham gia các hoạt động thể chất nhằm hoàn thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản phù hợp với cơ thể. Đánh giá được thể chất và sức khỏe, đọc hiểu các chỉ số cơ bản về sức khỏe và thể chất; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân.
10.4. Nhận biết và tham gia hoạt động TdTt Biết và thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của một số môn thể thao phù hợp với bản thân; hiểu được vai trò, ý nghĩa và tác dụng của thể thao đối với cơ thể và cuộc sống thường ngày. Thường xuyên, tự giác, tích cực tập luyện thể thao; lựa chọn tham gia các hoạt động thể chất nhằm hoàn thiện và nâng cao sức khỏe, phát triển tố chất, đồng thời nâng cao sự yêu thích và khả năng tập luyện thể thao phù hợp với đặc điểm cơ thể. Đánh giá được tác dụng, vẻ đẹp của thể chất và năng khiếu của thể thao; hiểu được các yếu tố cơ bản của môn thể thao lựa chọn; có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể thao phù hợp để cải thiện và nâng cao thành tích tập luyện thể thao; có nhu cầu hưởng thụ và tập luyện TDTT.
10.5. Đánh giá hoạt động vận động Nhận biết và thực hành các hoạt động vận động để xử lý một số tình huống đơn giản trong cuộc sống một cách tự tin, tự trọng có trách nhiệm và hòa đồng với mọi người. Biết đánh giá và thực hành các các hoạt động vận động để xử lý các tình huống cụ thể trong cuộc sống một cách hợp lý, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm và hòa đồng với mọi người, môi trường sống và xã hội. Biết đánh giá và xử lý các tình huống cụ thể trong cuộc sống một cách hợp lý, có trách nhiệm và hòa đồng môi trường sống xung quanh; yêu thích và đánh giá đứng vai trò của TDTT với cuộc sống xã hội.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này