Chất liệu vải sợi từ vi khuẩn lên men

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Từ ý tưởng tìm kiếm vật liệu mới thay thế cotton và silk, Gary Cass – một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm của Đại học Tây Australia đã sáng chế loại vải lên men có thể giúp người mặc nổi bật giữa đám đông do thoang thoảng mùi rượu hoặc bia – thành phần chính làm nên sợi vải.

Sáng chế của Gary vốn có kinh nghiệm làm việc ở vườn nho, dựa theo quá trình rượu lên men thành giấm. Khi rượu chuyển thành giấm trên lớp mặt thường có màng đục hơi dai. Lớp màng này chính là chất cellulose, phế phẩm do vi khuẩn aceobacter tạo ra trong quá trình biến rượu thành giấm.

Để lên men sợi vải, Cass và các đồng nghiệp của mình sử dụng chất cellulose thu được từ quá trình nuôi giấm. Đến công đoạn “thiết kế” trang phục, họ trải “tấm” cellulose lên mình hình nộm và tiến hành tạo mẫu. Khi hoàn tất, hình nộm sẽ bị xì hơi để quần áo lấy ra được nguyên vẹn. “Chúng tôi không hề dùng đến máy may hay bất kỳ dụng cụ nào. Chính vi khuẩn đã bện những sợi cellulose lại với nhau”, Cass cho biết. Theo ông, tất cả các loại thức uống có cồn như bia, đều có thể dùng để lên men vải.

Nhược điểm của loại vải này là phải giữ ướt vì nếu khô, vải không khác nào tấm khăn giấy mỏng nên rất dễ rách do sợi cellulose rất ngắn. Bước kế tiếp Cass cho biết ông sẽ bắt tay với một chuyên gia hóa học nhằm kéo sợi cellulose dài như sợi vải thường để có thể tạo ra bộ trang phục mặc được.

(nguồn ABC)