Chữa ù tai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ù tai là tình trạng trong tai xuất hiện tiếng kêu lạ như tiếng gió thổi, huýt sáo, ve kêu, tiếng lách cách hoặc tiếng rít, nhưng trên thực tế không có bất kỳ âm thanh nào. Bệnh này thường do tai bị tiếng ồn làm ảnh hưởng, nhưng ngoài ra cũng có thể do viêm tai, một số loại thuốc, huyết áp cao, và tuổi già. [1] Đôi khi ù tai có thể tự khỏi mà không cần chữa trị, nhưng trong một số trường hợp khác lại cần điều trị nguy cơ tiềm ẩn khác gây nên ù tai. Một số loại thuốc có thể dùng để ngậm dưới lưỡi bao gồm steroid, thuốc an thần, thuốc giảm đau, vitamin, và khoáng chất. Tại Hoa Kỳ, khoảng 50 triệu người bị Ù tai mạn tính kéo dài ít nhất sáu tháng. Tuy nhiên, ngay cả những trường hợp nặng vẫn có cách khắc phục hiệu quả.[2]

Các bước[sửa]

Điều trị ù tai[sửa]

  1. Kiểm tra rái tai. Đôi khi Ù tai thường do rái tai tích tụ trong tai quá nhiều gây nên. Chỉ cần vệ sinh tai đơn giản sẽ giảm thiểu được nhiều triệu chứng. Bác sĩ có thể kiểm tra và tiến hành vệ sinh cần thiết.
    • Hiện nay các chuyên gia không còn khuyến cáo sử dụng bông gòn để làm sạch rái tai, thay vào đó bạn nên rửa bằng nước. Nhưng nếu rái tai tích tụ quá nhiều gây Ù tai, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị.[3]
  2. Loại trừ chấn thương đầu. Ù tai sinh dưỡng là tiếng kêu xuất hiện trong tai do chấn thương đầu gây nên. Loại Ù tai này thường khá ồn, thay đổi tần suất âm thanh liên tục trong ngày, và ảnh hưởng đến sự tập trung và ghi nhớ. Đôi lúc Ù tai sinh sinh dưỡng có thể được chữa trị bằng cách phẫu thuật chỉnh hình quai hàm.[4]
  3. Trao đổi với bác sĩ về bệnh tim mạch. Nếu Ù tai gây nên tiếng nhịp đập cùng với nhịp tim, có thể nguyên nhân có liên quan đến tim mạch. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị cho tình trạng này. Trong một số trường hợp sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật.
    • Ù tai do tim mạch (như mô tả ở trên) có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh nghiêm trọng như là huyết áp cao, động mạch dày, u mạch máu, hoặc phình mạch. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu nghe thấy tiếng nhịp đập trong tai.[4]
  4. Cân nhắc thay đổi loại thuốc. Một số loại thuốc được chứng mình là gây nên Ù tai, chẳng hạn như Aspirin, ibuprofen, Aleve, thuốc chữa huyết áp cao và tim mạch, thuốc chống trầm cảm, và ung thư. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về khả năng thuốc gây nên ù tai, và nếu có thì liệu có cần phải đổi toa thuốc hay không. [5]
  5. Trao đổi với bác sĩ về rối loạn chức năng thính giác. Ù tai thường do tế bào lông nhỏ trong tai bị tổn thương gây nên. Điều này thường do nguyên nhân tuổi tác hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Những người làm việc với máy móc hoặc nghe nhạc lớn thường bị ù tai. Việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.
    • Một số nguyên nhân khác gây rối loạn chức năng thị giác bao gồm việc sử dụng thuốc, xương tai giữa bị cứng, khối u trong tai, rối loạn tim mạch, rối loạn thần kinh, và di truyền.
    • Mức độ nghiêm trong của bệnh không cố định và 25% bệnh nhân nhận thấy triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  6. Thảo luận điều trị thêm với bác sĩ. Ù tai có thể là chứng bệnh tạm thời không quá nghiêm trọng. Bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải đi khám bác sĩ. Nhưng nếu tình trạng ngày càng xấu đi, kéo dài cả tuần, hoặc nếu bằng đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn nên cân nhắc điều trị chuyên nghiệp nếu bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung, trầm cảm, lo âu, hoặc hay quên.[6]
    • Chuẩn bị thông tin thảo luận với bác sĩ về thời điểm xuất hiện âm thanh, tính chất, và tình trạng bệnh hiện tại, cũng như các loại thuốc đang dùng.
    • Chẩn đoán được dựa trên tiến sử bệnh tật, khám lâm sàng, cùng với kiểm tra thính giác. Bệnh nhân cũng cần chụp CT hoặc MRI tai để phát hiện bệnh lý khác.
    • Việc thực hiện điều trị cũng liên quan đến bệnh lý cơ bản, chẳng hạn như trầm cảm và mất ngủ. Điều trị ù tai, tấm chắn, phản hồi sinh học và giảm căng thẳng cũng có thể là một phần của kế hoạch điều trị.

Thích nghi với ù tai[sửa]

  1. Dùng thuốc thay thế. Gingko biloba có bán tại hiệu thuốc được cho là có tác dụng chữa Ù tai, mặc dù cộng đồng khoa học vẫn chưa đồng ý với khả năng của chúng.[7] Các phương pháp khác bao gồm vitamin B, chất bổ sung Kẽm, thôi miên, và châm cứu, mặc dù người ta vẫn ít tin rằng các phương pháp này có tác dụng hơn Gingko biloba.[8]
  2. Không lo lắng. Căng thẳng có thể khiến cho Ù tai trở nên nặng hơn. Đây là bệnh ít đe dọa đến sức khỏe của bạn. Ngay cả trong trường hợp không có cách nào điều trị Ù tai, theo thời gian tình trạng này cũng sẽ thuyên giảm. Bạn nên thích nghi và hiểu rõ bản chất của bệnh này.
    • Có đến 15% người mắc bệnh Ù tai với mỗi cấp độ khác nhau. Đây là bệnh thông thường không gây nên vấn đề nghiêm trọng.[4]
  3. Dùng thuốc để ngăn chặn tác dụng phụ của chứng ù tai. Hiện nay có một số loại thuốc có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của Ù tai ngay cả khi chứng bệnh này không thể chữa khỏi. Thuốc chống trầm cảm được cho là có tác dụng. Xanax giúp bạn dễ ngủ hơn. Lidocaine cũng có tác dụng ngăn chặn triệu chứng.[9]
    • Thuốc chống trầm cảm chỉ dùng trong trường hợp nặng vì chúng có thể gây khô miệng, mờ mắt, táo bón, và bệnh tim mạch.
    • Xanax cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể làm bạn phụ thuộc.[6]
  4. Nghe tiếng ồn trắng. Tiếng ồn bên ngoài thường có tác dụng ngăn chặn tiếng kêu trong tai. Máy phát tiếng ồn trắng với âm thanh tự nhiên cũng có hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng máy móc có sẵn trong nhà phát tiếng ồn trắng, chẳng hạn như đài phát thanh, máy quạt, hoặc điều hòa.
    • Âm thanh nhỏ và lặp lại thường xuyên cũng giúp bạn rơi vào giấc ngủ.
  5. Sử dụng thiết bị tấm chắn. Bác sĩ tiến hành chữa trị Ù tai dựa trên tiếng ồn trắng. Một số phương pháp có tác dụng tăng cường thính giác. Một phương pháp mới sử dụng liệu pháp âm thanh điều chỉnh được tiến hành. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại hình điều trị phù hợp với bản thân và giá thành của biện pháp chữa trị này.
    • Thiết bị trợ thính có tác dụng chữa Ù tai bằng cách tăng cường tiếng ồn bên ngoài. Cấy ghép ốc tai giúp giảm triệu chứng Ù tai trong 92% các trường hợp Ù tai.[4]
    • Trao đổi với bác sĩ về neuromonic, một phương pháp điều trị mới sử dụng liệu pháp âm thanh và tư vấn để chữa Ù tai. Phương pháp này vẫn còn đang thử nghiệm, nhưng cũng mang lại nhiều kết quả khả quan.[10]
  6. Tham khảo Liệu pháp huấn luyện lại tiếng ù (TRT). Nếu Ù tai vẫn không thuyên giảm bằng phương pháp tấm chắn, TRT có thể mang lại hiệu quả. TRT không chữa khỏi Ù tai hoàn toàn nhưng dùng liệu pháp dài hạn và phương pháp âm thanh để bệnh nhân cảm thấy thoải mái với tiếng ồn. Phương pháp tấm chắn được cho là hiệu quả nhất trong việc điều trị Ù tai trong sáu tháng đầu, nhưng TNR lại có hiệu quả nhất trong những trường hợp kéo dài hơn một năm.[11]
  7. Thay đổi lối sống. Bạn cần tập thư giãn vì tình trạng căng thẳng có thể làm cho chứng Ù tai trở nên trầm trọng hơn. Tập luyện và nghỉ ngơi có tác dụng cải thiện tình trạng của bạn. Hạn chế tác nhân ảnh hưởng đến Ù tai bao gồm rượu bia, cà-phê-in, và ni-cô-tin. Tiếng ồn lớn đặc biệt có thể làm trầm trọng thêm chứng Ù tai.[12]
  8. Tìm kiếm tư vấn. Ù tai có thể gây căng thẳng và trầm cảm. Nếu đang phải vật lộn với vấn đề thể chất, bạn nên khắc phục tình trạng bệnh tâm thần bằng cách tìm đến chuyên gia hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ được thành lập dành cho những người bị Ù tai. Bạn nên tìm nhóm do chuyên gia y tế có trình độ quản lý.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây