Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phát hiện nguyên nhân gây ù tai
Từ VLOS
Có phải bạn khó chịu vì nghe thấy những tiếng rít, tiếng gió hay tiếng âm u trong tai? Vậy là bạn đang mắc phải chứng ù tai. Ù tai là một vấn đề phổ biến, ước tính có đến 50 triệu người Mỹ trưởng thành gặp phải. Phần lớn mọi người chỉ cảm thấy phiền toái vì chứng ù tai, nhưng một số người có thể bị gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến khó tập trung và làm việc. Nếu không được chữa khỏi, chứng ù tai có thể gây stress tâm lý, tác động xấu đến công việc và các mối quan hệ cá nhân của bạn. May mắn là nhiều trường hợp ù tai có thể chữa khỏi. Tuy nhiên để làm được điều này, trước tiên bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây ù tai.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phát hiện các nguyên nhân gây ù tai[sửa]
-
Nghĩ
đến
các
tác
nhân
kích
thích
trong
môi
trường.
Các
yếu
tố
về
môi
trường
là
những
tác
động
của
hoàn
cảnh
xung
quanh
lên
chúng
ta.
Tình
trạng
phơi
nhiễm
tiếng
ồn
trong
thời
gian
dài
là
nguyên
nhân
phổ
biến
nhất
gây
ù
tai.[1]
Quá
trình
tiếp
xúc
lâu
dài
với
những
tiếng
động
lớn
liên
tục
như
tiếng
nhạc
khuếch
đại,
tiếng
súng
nổ,
tiếng
máy
bay
và
tiếng
máy
móc
hoạt
động,
v.v…
làm
tổn
hại
những
sợi
lông
li
ti
ở
ốc
tai
có
chức
năng
gửi
các
xung
động
đến
dây
thần
kinh
thính
giác
mỗi
khi
phát
hiện
các
sóng
âm.
Khi
những
sợi
lông
này
bị
bẻ
cong
hoặc
đứt,
chúng
sẽ
gửi
các
xung
động
đến
dây
thần
kinh
thính
giác
dù
không
phát
hiện
được
sóng
âm
nào.
Khi
đó
bộ
não
sẽ
diễn
giải
những
xung
động
điện
này
thành
âm
thanh
mà
chúng
ta
gọi
là
ù
tai.
- Những người có rủi ro cao nhất mắc chứng ù tai liên quan đến nghề nghiệp gồm thợ mộc, công nhân sửa đường, phi công, nhạc công và thợ xây dựng các công trình vườn hoa và công viên. Khả năng phát triển chứng ù tai cũng tăng lên ở những người làm việc với thiết bị gây ồn hoặc người thường xuyên tiếp xúc với tiếng nhạc lớn.
- Một lần tiếp xúc với tiếng động đột ngột có cường độ cực mạnh cũng có thể gây ù tai. Ví dụ, chứng ù tai là một trong những bệnh thường gặp ở những người phục vụ trong quân ngũ và từng nghe tiếng bom nổ.
-
Đánh
giá
những
nguyên
nhân
tiềm
tàng
từ
lối
sống
và
tình
trạng
sức
khỏe.
Có
nhiều
nguyên
nhân
khác
nhau
gây
ù
tai,
bao
gồm
tuổi
tác,
các
thói
quen
xấu
trong
lối
sống
và
sự
thay
đổi
hormone.[2][3]
- Chứng ù tai có thể phát triển do tác động của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuổi tác khiến chức năng ốc tai kém đi khiến sự phơi nhiễm tiếng ồn trong môi trường càng ngày càng thêm trầm trọng.
- Việc hút thuốc lá hoặc uống các thức uống chứa cồn và caffeine có thể kích thích hiện tượng ù tai. Thêm vào đó, sự căng thẳng và mệt mỏi nếu không được xử lý đúng mức cũng có thể tích tụ và dẫn đến tình trạng ù tai.
- Tuy chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh, nhưng nhiều kinh nghiệm cho thấy sự thay đổi mức hormone ở phụ nữ có thể gây ù tai. Những thay đổi hormone thường xảy ra trong thời gian mang thai, mãn kinh và khi dùng liệu pháp hormone thay thế.[4]
-
Suy
nghĩ
xem
liệu
bạn
có
vấn
đề
gì
về
tai
không.
Ống
tai
bị
nghẹt
có
thể
làm
thay
đổi
quá
trình
âm
thanh
truyền
đến
các
tế
bào
nhạy
cảm
với
âm
thanh
trong
ốc
tai
và
gây
ra
hiện
tượng
ù
tai.[5]
Tình
trạng
tắc
nghẽn
trong
ống
tai
có
thể
là
kết
quả
của
ráy
tai,
viêm
tai,
viêm
xoang
và
viêm
xương
chũm
(nhiễm
trùng
xương
chũm
phía
sau
tai).
Tình
trạng
này
thay
đổi
khả
năng
âm
thanh
truyền
qua
tai
giữa
và
tai
trong,
kích
thích
hiện
tượng
ù
tai.
- Hội chứng Meniere có thể gây ù tai hoặc nghe âm thanh như bị nghẹt. Đây là một chứng rối loạn không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng đến tai trong, gây chóng mặt, ù tai, mất thính lực và cảm giác tức trong tai. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một tai và có thể kích thích từng cơn sau khoảng thời gian dài hoặc nhiều cơn sau nhiều ngày.[6]
- Chứng xơ cứng tai là một rối loạn di truyền do sự phát triển quá mức của các xương trong tai giữa, dẫn đến mất thính lực. Tình trạng này khiến âm thanh khó truyền đến tai trong. Người da trắng và phụ nữ tuổi trung niên thường có rủi ro cao nhất phát triển chứng xơ cứng tai.[7]
- Trường hợp hiếm gặp hơn, chứng ù tai có thể có nguyên nhân là một khối u lành tính trên dây thần kinh thính giác, dây thần kinh có chức năng truyền âm thanh đến não và được não diễn giải. Khối u này gọi là u dây thần kinh thính giác (acoustic neuroma), phát triển trên dây thần kinh sọ nối từ não đến tai trong và gây ù một bên tai. Những khối u này hiếm khi ác tính nhưng có thể phát triển khá lớn, do đó tốt nhất là bạn cần tìm cách điều trị khi khối u còn nhỏ.[8]
-
Xác
định
liệu
bạn
có
bệnh
nào
liên
quan
đến
chứng
ù
tai
không.
Các
bệnh
lý
về
hệ
tuần
hoàn
như
cao
huyết
áp,
dị
dạng
mạch
máu,
tiểu
đường,
bệnh
tim,
thiếu
máu,
xơ
vữa
động
mạch
và
bệnh
động
mạch
vành
cũng
ảnh
hưởng
đến
quá
trình
lưu
thông
máu
đến
các
bộ
phận
trong
cơ
thể,
bao
gồm
cả
nguồn
cung
cấp
ô-xy
đến
các
tế
bào
ở
tai
giữa
và
tai
trong.
Nguồn
cung
cấp
máu
và
ô-xy
sụt
giảm
có
thể
gây
tổn
thương
cho
các
tế
bào
này
và
tăng
rủi
ro
phát
triển
chứng
ù
tai.[9]
- Những người mắc hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm có nguy cơ bị ù tai cao hơn. Có nhiều giả thuyết khác nhau giải thích nguyên nhân tại sao khớp thái dương hàm (TMJ) tác động đến chứng ù tai. Các cơ nhai nằm rất gần các cơ ở tai giữa và có thể ảnh hưởng đến thính lực. Có thể có sự liên quan trực tiếp giữa các dây chằng ở hàm và một trong các xương ở tai giữa. Hoặc dây thần kinh từ TMJ có sự kết nối nào đó với một phần trong não liên quan đến khả năng nghe.[10][5]
- Chấn thương đầu hoặc cổ cũng có thể ảnh hưởng đến tai trong hoặc các dây thần kinh phụ trách thính giác hoặc chức năng nghe của não. Những chấn thương này thường chỉ gây ù một bên tai.[1]
- Các khối u não có thể ảnh hưởng đến phần não có chức năng diễn giải âm thanh. Các trường hợp này có thể gây ù một bên hoặc cả hai bên tai.[1]
-
Xem
xét
các
loại
thuốc
đang
dùng.
Thuốc
cũng
là
một
yếu
tố
khác
có
thể
gây
ù
tai.
Một
số
loại
thuốc
có
thể
gây
tổn
thương
tai,
còn
gọi
là
“nhiễm
độc
tai”.
Nếu
đang
uống
thuốc,
bạn
hãy
đọc
lại
tờ
hướng
dẫn
sử
dụng
thuốc
hoặc
hỏi
dược
sĩ
xem
có
tác
dụng
phụ
gây
ù
tai
không.
Thông
thường
bác
sĩ
có
thể
kê
những
loại
thuốc
khác
nhau
trong
cùng
một
nhóm
để
điều
trị
bệnh
mà
không
gây
ù
tai.[5][2]
- Có trên 200 loại thuốc khác nhau có tác dụng phụ là ù tai, bao gồm aspirin, một số thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc ký ninh chống sốt rét. Các loại thuốc trị ung thư và thuốc lợi tiểu cũng có trong danh sách các loại thuốc gây ù tai.
- Các loại thuốc kháng sinh thường liên quan đến chứng ù tai gồm vancomycin, ciprofloxacin, doxycycline, gentamycin, erythromycin, tetracycline, và tobramycin.
- Thông thường liều lượng sử dụng thuốc càng cao thì các triệu chứng càng nặng. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đều biến mất khi ngưng sử dụng thuốc.
- Bạn cũng cần biết rằng chứng ù tai cũng có thể xảy ra mà không có nguyên nhân. Dù không có bệnh lý hoặc các tác nhân kích thích nào, một số người vẫn bị ù tai không rõ nguyên nhân. Đa số các trường hợp này không trầm trọng lắm. Tuy nhiên nếu không được điều trị, chứng ù tai có thể gây mệt mỏi, trầm cảm, lo âu và giảm trí nhớ.[1]
Chẩn đoán chứng ù tai[sửa]
-
Hiểu
chứng
ù
tai
là
gì.
Ù
tai
không
phải
là
bệnh
mà
là
triệu
chứng
của
các
bệnh
lý
hoặc
vấn
đề
khác,
từ
tình
trạng
giảm
thính
lực
do
tuổi
già
đến
các
chứng
rối
loạn
của
hệ
tuần
hoàn.
Việc
điều
trị
sẽ
dựa
vào
nguyên
nhân
tiềm
ẩn
gây
ù
tai,
vì
vậy
quan
trọng
là
phải
tìm
ra
căn
nguyên
của
hiện
tượng
này.
Chứng
ù
tai
có
thể
là
nguyên
phát
hoặc
thứ
phát.
Chứng
ù
tai
nguyên
phát
xảy
ra
khi
không
xác
định
được
nguyên
nhân
nào
khác
ngoài
vấn
đề
thính
giác,
trong
khi
chứng
ù
tai
thứ
phát
là
triệu
chứng
của
một
bệnh
lý
khác.
Việc
xác
định
chứng
ù
tai
thuộc
dạng
nào
sẽ
giúp
tăng
khả
năng
điều
trị
thành
công.[11]
- Chứng ù tai có thể được phân thành hai loại. Loại thứ nhất, ù tai khách quan, còn gọi là ù tai theo mạch đập, chỉ chiếm 5% số trường hợp. Ở trường hợp này, người ngoài cũng có thể nghe được âm thanh gây ù tai qua ống nghe hoặc khi đứng gần. Kiểu ù tai này có liên quan đến chứng rối loạn mạch máu hay rối loạn cơ ở đầu hoặc cổ như các khối u não, các bất thường trong cấu trúc não và thường đồng bộ theo nhịp tim. Loại ù tai thứ hai là ù tai chủ quan, tức là chỉ người bị ù tai nghe được. Kiểu ù tai này phổ biến hơn, chiếm 95% số trường hợp. Đây là một triệu chứng trong nhiều rối loạn khác nhau của tai và được ghi nhận trong số hơn 80% trường hợp bị mất thính lực thần kinh cảm nhận (sensorineural hearing loss).[12]
- Với âm thanh có cùng cường độ hoặc cao độ như nhau, chứng ù tai có thể ảnh hưởng khác nhau tùy từng người. Mức độ nặng nhẹ của chứng ù tai có thể là do phản ứng của người đó với tình trạng ù tai.
-
Nhận
biết
các
triệu
chứng
ù
tai.
Chứng
ù
tai
thường
được
mô
tả
là
tiếng
rít
trong
tai
nhưng
cũng
có
thể
là
tiếng
vù
vù,
tiếng
xì
xì,
tiếng
gầm
hoặc
tiếng
lách
cách.
Âm
sắc
và
cao
độ
khác
nhau
tùy
từng
người
và
âm
thanh
cũng
có
thể
thay
đổi.
Bạn
có
thể
nghe
thấy
những
tiếng
ồn
ở
một
tai
hoặc
cả
hai
tai,
một
yếu
tố
phân
biệt
quan
trọng
giúp
cho
việc
chẩn
đoán.[1]
Ngoài
tiếng
ù
trong
tai,
các
triệu
chứng
khác
cũng
có
thể
xuất
hiện
như
chóng
mặt
hoặc
đầu
váng
vất,
đau
đầu
và/
hoặc
đau
cổ,
đau
tai,
đau
hàm
(hoặc
có
triệu
chứng
khớp
thái
dương
hàm).
- Một số người mất thính giác, trong khi số khác không gặp khó khăn gì khi nghe. Sự khác nhau này cũng là yếu tố quan trọng cho việc chẩn đoán.[13]
- Một số người cũng trở nên quá nhạy cảm với những tần số và âm lượng của âm thanh, một tình trạng gọi là tăng thính (hyperacusis). Căn bệnh này có liên quan chặt chẽ với chứng ù tai và bệnh nhân có thể trải qua cả hai hiện tượng cùng lúc.[13]
- Tác động phụ của chứng ù tai bao gồm khó ngủ, trầm cảm, lo âu, gặp rắc rối ở nhà và nơi làm việc và tâm trạng trở nên xấu đi.[11]
-
Xem
xét
các
nguyên
nhân
tiềm
tàng
và
các
sự
kiện
mới
xảy
ra.
Nghĩ
về
những
sự
việc
xảy
ra
trong
cuộc
sống
của
bạn,
kiểm
tra
các
tình
huống
hoặc
hoàn
cảnh
có
thể
gây
ù
tai.
Để
chuẩn
bị
cho
việc
chẩn
đoán
và
điều
trị,
bạn
nên
ghi
lại
các
triệu
chứng
và
bất
cứ
các
thông
tin
nào
khác
có
thể
liên
quan
đến
các
triệu
chứng.
Ví
dụ,
hãy
ghi
chú
lại
nếu
bạn:
- Phơi nhiễm với những tiếng động lớn
- Đang viêm xoang, viêm tai hoặc viêm xương chũm (hoặc bị viêm mãn tính)
- Đang uống hoặc gần đây có uống các loại thuốc được liệt kê ở trên
- Được chẩn đoán mắc các bệnh về hệ tuần hoàn
- Bị bệnh tiểu đường
- Bị rối loạn khớp thái dương hàm
- Bị chấn thương đầu hoặc cổ
- Có rối loạn di truyền, chứng xơ cứng tai
- Là phụ nữ và gần đây trải qua tình trạng thay đổi mức hormone như mang thai, mãn kinh hoặc bắt đầu/ ngưng sử dụng liệu pháp hormone thay thế
-
Tham
khảo
bác
sĩ.
Bác
sĩ
sẽ
nghiên
cứu
kỹ
tiền
sử
của
bạn
để
xác
định
tình
trạng
phơi
nhiễm
với
môi
trường
hoặc
bệnh
lý
có
thể
gây
ù
tai.
Việc
điều
trị
chứng
ù
tai
sẽ
dựa
vào
nguyên
nhân
tiềm
ẩn
của
bệnh.
- Nếu đang uống thuốc có liên quan đến chứng ù tai, có thể bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi thuốc .
- Rèn luyện lại thần kinh thính giác nếu bạn mắc chứng tăng thính lực.
Lời khuyên[sửa]
- Mặc dù có liên quan tới tình trạng mất thính lực, nhưng chứng ù tai không có nghĩa là bạn bị mất thính lực, và việc mất thính lực cũng không gây ra chứng ù tai.[11]
Cảnh báo[sửa]
- Một số nguyên nhân gây ù tai không thể chữa khỏi hoàn toàn, và trong một số trường hợp ù tai do dùng thuốc, tác dụng phụ ù tai có thể được bù đắp bằng tác dụng trị liệu của thuốc. Trong trường hợp này, bạn cần học cách đối phó với âm thanh rít hoặc vù vù trong tai.
- Đừng bỏ qua dấu hiệu khởi phát chứng ù tai. Cũng như nhiều triệu chứng khác, tiếng rít hoặc vù vù trong tai có thể là dấu hiệu cảnh báo. Cơ thể bạn đang báo cho bạn biết có vấn đề không ổn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.nidcd.nih.gov/health/hearing/pages/tinnitus.aspx
- ↑ 2,0 2,1 http://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/tinnitus-ringing-in-the-ears-and-what-to-do-about-it
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-tinnitus-basics
- ↑ http://www.tinnitusformula.com/library/hormonal-changes-in-women-tinnitus/#.VbovDPlViko
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tinnitus/basics/causes/con-20021487
- ↑ http://www.nidcd.nih.gov/health/balance/pages/meniere.aspx
- ↑ http://www.nidcd.nih.gov/health/hearing/pages/otosclerosis.aspx
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/882876-overview#a8
- ↑ http://www.merckmanuals.com/home/heart-and-blood-vessel-disorders
- ↑ http://www.tinnitus.org.uk/TMJ
- ↑ 11,0 11,1 11,2 http://www.ucsfhealth.org/conditions/tinnitus/signs_and_symptoms.html
- ↑ http://www.entnet.org/content/tinnitus
- ↑ 13,0 13,1 http://www.entnet.org/content/hyperacusis-increased-sensitivity-everyday-sounds