Bảo vệ thính giác

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thính giác là một trong những giác quan quan trọng nhất — cho phép ta giao tiếp, học tập và thưởng thức âm nhạc hay cuộc hội thoại. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra rằng tai họ đang tiếp xúc với rất nhiều tiếng ồn gây hại (và yếu tố khác) hàng ngày. Điều quan trọng là phải bảo vệ thính giác khỏi những tiếng ồn và yếu tố gây hại khác.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu Bệnh mất thính lực[sửa]

  1. Tìm hiểu bệnh mất thính lực do tiếng ồn. Tiếp xúc thường xuyên hoặc lâu ngày với tiếng ồn lớn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm mất thính lực, mặc dù thực tế là ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh trong trường hợp này.
    • Não bộ tiếp nhận âm thanh nhờ cơ quan hình xoắn ốc ở trong tai được gọi là ốc tai. Ốc tai được bao phủ bởi hàng ngàn sợi lông nhỏ giúp tiếp nhận rung động và biến đổi chúng thành các xung điện được xử lý bởi não bộ.
    • Khi tai tiếp xúc với tiếng ồn lớn, những sợi lông nhỏ có thể bị tổn thương, dẫn đến mất thính lực. Dù là những âm thanh ngắn có cường độ cao (như tiếng pháo hoa hoặc tiếng súng) đôi khi cũng gây hại, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn (nghe nhạc âm lượng quá lớn, làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn).
    • Điều quan trọng là bạn cần hiểu rằng một khi đã mất thính lực thì sẽ không thể lấy lại. Do đó, bạn cần có biện pháp bảo vệ thính giác trước khi quá muộn.[1]
  2. Học cách tìm hiểu mức độ nguy hiểm của âm thanh. Một phần quan trọng khi bảo vệ thính giác là học cách nhận ra mức độ tiếng ồn nguy hiểm tiềm tàng. Sau đó, bạn sẽ biết mình nên tránh tiếng ồn gì.
    • Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn trên mức 85 decibel (dB) sẽ làm tổn thương thính giác. Sau đây là cường độ âm thanh của một số âm thanh thông thường:
      • Hội thoại thông thường: 60 đến 65 dB
      • Tiếng xe máy hoặc máy cắt cỏ: 85 đến 95 dB
      • Nhạc ở hộp đêm: 110 dB
      • Nghe nhạc mức âm luợng cao nhất: 112 dB
      • Tiếng còi xe cấp cứu: 120 dB
    • Thực hiện các biện pháp giảm mức tiếng ồn xuống vài decibel cũng đem lại lợi ích lớn cho đôi tai. Thực tế là chỉ cần mức tiếng ồn tăng lên 3dB là đã nhân đôi mức năng lượng âm thanh gây ảnh hưởng đến thính giác.
    • Vậy nên, thời gian an toàn khi tiếp xúc với âm thanh tỷ lệ nghịch với cường độ của âm thanh đó. Ví dụ, thính giác sẽ không bị ảnh hưởng khi bạn tiếp xúc với âm thanh 85dB trong vòng 8 tiếng, nhưng bạn chỉ nên tiếp xúc với tiếng ồn trên mức 100dB trong 15 phút.
    • Nếu bạn không thể trò chuyện với người đứng cách xa 2 mét mà không phải hét lên thì mức độ tiếng ồn đang làm tổn thuơng tai bạn.
  3. Tới gặp chuyên gia nếu bạn nghi ngờ thính giác bị tổn thương. Nếu gặp khó khăn khi nghe hay bị đau tai, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
    • Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà bạn cần phải tới gặp bác sĩ tai, mũi, họng hoặc nhà thính học được cấp phép hoạt động.
    • Họ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định xem thính giác của bạn có bị tổn thương hay không.
    • Mặc dù không có cách chữa trị bệnh mất thính lực nhưng máy trợ thính có thể giải quyết vấn đề bằng cách phóng đại âm thanh khi tai tiếp nhận. Tất nhiên, giá của máy trợ thính có giá cao và không phải lúc nào cũng hiệu quả, tốt hơn hết là bạn nên bảo vệ thính giác.
Ảnh minh họa

Phòng ngừa Bệnh mất thính lực do tiếng ồn[sửa]

  1. Vặn nhỏ nhạc. Sử dụng tai nghe để nghe nhạc âm lượng lớn được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất thính lực ở người trẻ.
    • Âm lượng trên máy nghe nhạc quá lớn khi nó lấn át hoàn toàn tiếng ồn bên ngoài, hoặc khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi nghe. Bạn có thể chuyển sang dùng tai nghe trùm đầu vì chúng cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn ở mức âm lượng thấp hơn.
    • Thử tuân thủ quy tắc 60/60 khi nghe nhạc trên máy MP3. Tức là bạn chỉ nên bật âm lượng nhỏ hơn hoặc bằng 60% mức âm lượng tối đa của máy, và không nên nghe liên tục quá 60 phút.
    • Bạn cũng nên cẩn trọng khi nghe nhạc ở những không gian kín, chẳng hạn như trong ô tô. Chỉ cần vặn nhỏ âm lượng xuống một vài mức là đã tạo ra khác bịêt lớn cho thính giác.[2]
  2. Bảo vệ thính giác khi làm việc. Một vài địa điểm làm việc được miêu tả là "môi trường âm thanh độc hại", nơi công nhân phải tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài. Chẳng hạn như môi trường làm việc là nhà máy vận hành máy móc, thiết bị phát ra tiếng ồn lớn.
    • Ngày nay, hầu hết các địa điểm làm việc đều tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để bảo vệ thính giác của người lao động. Công nhân được yêu cầu đeo bịt tai chống ồn hoặc nút tai nếu cường độ tiếng ồn trung bình hàng ngày vượt quá 85 decibel.
    • Tuy nhiên, những người tự kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm cho thính giác của bản thân, vậy nên đừng quên đeo đồ bảo vệ thính giác khi bạn lái máy cắt cỏ hay sửa chữa nhà cửa.
    • Nếu bạn lo ngại về mức độ tiếng ồn tại nơi làm việc, hãy trao đổi với nhân viên y tế và an toàn lao động hoặc người ở bộ phận nhân sự.
  3. Cẩn thận ở các buổi hoà nhạc, biểu diễn. Khi bạn tham dự buổi hoà nhạc hay biểu diễn, tai phải tiếp xúc với tiếng nhạc lớn, trực tiếp trong nhiều tiếng đồng hồ có thể gây tổn thương thính giác. Ví dụ, nhiều người bị ù tai sau khi kết thúc buổi hoà nhạc, đây là một dấu hiệu cảnh báo.
    • Để bảo vệ tai khi nghe nhạc trực tiếp, hãy chọn vị trí cách xa những bộ khuếch đại âm thanh, loa hoặc màn hình sân khấu. Vị trí càng xa nguồn âm thanh càng tốt.
    • "Nghỉ giải lao yên tĩnh". Nếu bạn dành cả đêm ở quán bar hoặc hộp đêm, hãy thử ra ngoài 5 phút mỗi tiếng. Hãy để tai được nghỉ giải lao sau khi tiếp xúc liên tục với tiếng ồn để bảo vệ tai.
    • Một biện pháp thay thế khác là đeo nút tai trong khi nghe nhạc trực tiếp. Việc làm này giúp làm giảm mức độ âm thanh xuống 15 đến 35 dB, nhưng bạn không nên bịt chặt tai hoặc làm ảnh hưởng đến việc thưởng thức buổi hoà nhạc.
    • Nếu bạn là nhạc sĩ, hãy tránh luyện tập với mức âm lượng tối đa và đeo nút tai khi chơi nhạc nếu có thể.
  4. Bảo vệ thính giác của trẻ. Nếu đang mang thai thì bạn nên tránh tiếng ồn vì thính lực của thai nhi có thể bị tổn thương ngay khi còn trong bụng mẹ. Tương tự, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hộp sọ mỏng và đôi tai đang phát triển nên rất nhạy cảm với tiếng ồn lớn.
    • Nếu đang mang thai, bạn nên tránh tới những buổi hoà nhạc ồn ào hoặc tiếng ồn nơi làm việc có cường độ 85 dB (mức độ tương đương với động cơ xe máy), nguyên nhân liên quan đến bệnh mất thính lực ở trẻ nhỏ. Tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian mang thai còn là nguyên nhân đẻ non và em bé mới sinh nhẹ cân.[3]
    • Trẻ sơ sinh không nên tiếp xúc với tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng ồn cường độ vượt quá 80 dB là nguyên nhân dẫn tới bệnh mất thính lực và rối loạn lo âu ở trẻ sơ sinh.
    • Trẻ nhỏ có thính lực nhạy cảm hơn so với người trưởng thành, vậy nên nếu môi trường dường như quá ồn ào với bạn thì nó thậm chí còn ồn hơn so với những đứa trẻ. Hãy mua tai nghe bảo vệ hoặc nút tai hoặc tránh những môi trường ồn ào như buổi biểu diễn nhạc rock hoặc hàng ghế đầu trong màn trình diễn pháo hoa.[4]

Tránh Các nguyên nhân khác gây Tổn thương Thính giác[sửa]

  1. Cẩn trọng với các loại thuốc độc hại với dây thần kinh sọ thứ VIII và chất hoá học. Chúng là những loại thuốc có nguy cơ làm tổn thương thính giác.
    • Loại thuốc độc hại với dây thần kinh sọ thứ VIII thường gặp nhất là salixylat (chẳng hạn như atpirin) và thuốc phòng sốt rét. Dung môi hoá học cực mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến mất thính lực.
    • Để tránh tổn thương thính lực do thuốc và hoá chất, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn và báo cáo lại bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc với bác sĩ.
    • Nếu bạn làm việc với dung môi hoá học, hãy trao đổi với nhân viên y tế và an toàn lao động về các biện pháp phòng tránh.[5]
  2. Bảo vệ bản thân khỏi các bệnh dịch có thể dẫn tới mất thính lực. Một số bệnh và bệnh dịch có thể dẫn tới mất thính lực: sởi, quai bị, rubella, ho gà, viêm màng não và bệnh giang mai.
    • Cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh mất thính lực do dịch bệnh chính là tránh mắc phải các dịch bệnh trên ngay từ đầu.
    • Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tới gặp bác sĩ ngay khi trẻ bị ốm vì việc chẩn đoán và điều trị có thể ngăn chặn bệnh trở nên trầm trọng hơn dẫn đến mất thính lực.
    • Phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục như bệnh giang mai bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.[5]
  3. Tránh chấn thương vùng đầu. Tổn thương phần giữa và trong tai do thương tích ở đầu hay chấn thương có thể dẫn tới mất thính lực. Do đó, bạn cần chú trọng việc phòng tránh chấn thương vùng đầu bằng mọi cách.
    • Luôn đội mũ bảo hiểm khi lái xe hoặc chơi các môn thể thao tương tác, chỉ một chấn động cũng có thể ảnh hưởng tiêu đến thính giác của bạn, luôn nhớ thắt dây an toàn khi lái xe.
    • Bảo vệ tai khỏi bệnh viêm tai do khí áp (tổn thương do thay đổi áp suất không khí) bằng cách thực hiện tất cả biện pháp phòng tránh khi lặn biển.
    • Phòng tránh bệnh bằng cách luôn nâng cao nhận thức về an toàn. Ví dụ, không đứng ở bậc trên cùng của cái thang.
  4. Đừng cố gắng làm sạch tai. Nhiều người cố gắng làm sạch tai bằng bông ngoáy tai. Tuy nhiên, bông ngoáy tai lại ấn ráy tai vào sâu trong tai, có nguy cơ làm tổn thương màng nhĩ và ảnh hưởng tiêu cực tới thính giác.
    • Hầu hết mọi người không cần làm sạch tai vì tai cần một lượng ráy tai nhất định để bảo vệ tai và lượng ráy tai dư thừa sẽ bị loại bỏ.
    • Nếu bạn cảm thấy khó chịu với ráy tai, bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách sử dụng bộ dụng cụ lấy ráy tai. Nhỏ vài giọt dung dịch vào tai trước khi đi ngủ, trước hôm lấy ráy tai một vài hôm. Dung dịch sẽ làm mềm ráy tai khiến chúng trôi ra ngoài một cách tự nhiên.[6]
  5. Sống lành mạnh. Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp bạn bảo vệ thính giác và phòng tránh bệnh mất thính lực trong nhiều năm tới.
    • Tập thể dục thường xuyên. Bài tập Cardio như đi bộ, chạy hay đạp xe giúp tăng cường mạch máu qua tai, điều này có lợi cho thính lực. Sẽ tốt hơn nếu bạn tập luyện ở nơi đẹp và yên tĩnh như trong rừng hay trên bãi biển vắng người vì tai không phải tiếp xúc với tiếng ồn từ nhịp sống hối hả và nhộn nhịp từ cuộc sống hàng ngày.
    • Cai thuốc lá. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng người hút thúôc (hoặc thường xuyên hít khói thuốc gián tiếp) có nhiều khả năng mất thính lực khi về già.
    • Giảm lượng caffein và natri nạp vào cơ thể. Cả caffein và natri đều ảnh hưởng tiêu cực đến thính lực: caffein giảm lưu lượng máu đến tai, trong khi natri lại giữ nước trong tai dễ dẫn đến sưng tai. Hãy thử chuyển sang dùng cà phê đã khử caffein, trà và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.[7]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bị thủng màng nhĩ bạn sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn và không thể nghe được gì ở bên thai bị thủng màng nhĩ.
  • Nút tai bằng xốp được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn bóp để nén nút tai lại, sau đó nhét vào tai. Nút tai sẽ nở ra và lấp đầy ống tai và ngăn chặn tiếng ồn. Bạn vẫn có thể nghe được âm thanh nhưng không rõ ràng. Nút tai chỉ giảm được tiếng ồn có cường độ khoảng 29dB. Như vậy là không đủ để miễn dịch với những âm thanh cực lớn.
  • Bạn có thể bảo vệ tai khỏi bị nhiễm trùng bằng cách sấy khô sau khi tắm. Bạn nên tránh bơi ở vùng nước bẩn.
  • Để tránh tiếng ồn lớn, bạn có thể sử dụng tai nghe "cách âm"; loại tai nghe nay rẻ hơn tai nghe chống ồn chủ động. Có một sự khác biệt như sau: tai nghe chống ồn chủ động hay tạo sóng điện từ để ngăn chặn tiếng ồn, còn tai nghe cách âm thụ động được thiết kế phần vỏ bọc kín để cách âm tự nhiên.
  • Sử dụng tai nghe cách âm cùng lúc với bông nhét tai để giảm thiểu tiếng ồn tốt hơn.
  • Tiếng bắn súng to hơn rất nhiều so với trên TV. Hãy đeo đồ bảo vệ tai nếu bạn dự định bắn súng.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này