Ngăn ngừa nhiễm trùng tai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm trùng tai là căn bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Có 2 loại nhiễm trùng tai riêng biệt, ảnh hưởng những vị trí khác nhau của tai và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhiễm trùng tai mặc dù khiến bạn khổ sở nhiều những vẫn có thể ngăn ngừa bằng một số cách.

Các bước[sửa]

Chú ý những nguyên nhân nhiễm trùng tai cơ bản[sửa]

  1. Tìm hiểu về các loại nhiễm trùng tai. Có 2 loại nhiễm trùng tai khác nhau. Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở ống tai giữa phía sau màng nhĩ. Viêm tai giữa thường phổ biến hơn ở trẻ em. Ngoài ra còn có viêm tai ngoài, hay còn gọi là Tai của Người bơi lội, là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở ống tai ngoài do vi khuẩn, nhiều loại vi sinh vật hoặc nấm. Viêm tai ngoài là căn bệnh phổ biến ở người bơi lội và bệnh nhân tiểu đường.[1]
  2. Tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp. Tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp (PCV13) giúp chống lại phế cầu khuẩn. Phế cầu khuẩn như Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tai. Có thể tiêm vắc-xin này cho cả người lớn và trẻ em.[2][3]
    • Lịch tiêm tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn là 4 liều khi trẻ được 2, 4, 6 và từ 12-15 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh từ 6- 11 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm chủng sẽ được tiêm 3 liều.
    • Trẻ em từ 12 đến 13 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm chủng chỉ cần tiêm 2 liều. Trẻ em trên 2 tuổi chỉ cần tiêm 1 liều.
  3. Tiêm vắc-xin ngừa cúm. Chích ngừa cúm hằng năm cũng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Bệnh cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng tai. Tiêm vắc-xin giúp ngăn ngừa bệnh cúm, từ đó giảm nguy cơ bị nhiễm trùng tai. Vi khuẩn cúm Streptococcus pneumonia có thể được ngăn ngừa hoàn toàn bằng một liều tiêm duy nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên tiêm vắc-xin ngừa cúm mới vào mỗi mùa cúm vì căn bệnh này có xu hướng thay đổi trong năm.[4]
    • Có thể tiêm vắc-xin ngừa cúm cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi.[5]
  4. Điều trị cúm. Bạn cũng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tai bằng cách điều trị cúm trước khi cúm làm tai bạn bị nhiễm trùng. Khi bị cúm, bạn nên bắt đầu điều trị ngay lập tức. Uống Tamiflu trong vòng 48 tiếng ngay sau khi xuất hiện triệu chứng để điều trị cúm hiệu quả hơn. Tamiflu, còn được gọi là Oseltamivir, là thuốc kháng vi-rút có tác dụng chống lại vật liệu di truyền của vi-rút cúm. Thuốc giúp ngăn chặn quá trình nhân bản của vi-rút và giảm mức độ nghiêm trọng cũng như rút ngắn thời gian biểu hiện các triệu chứng cúm.
    • Tamiflu là thuốc kê đơn có sẵn, do đó bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc này.[6]
    • Chú ý các triệu chứng cúm thông thường như sốt cao, nhức cơ dữ dội, nghẹt mũi, sổ mũi, ho và chán ăn. [7]
  5. Chăm sóc cơ thể khi bị cảm lạnh. Cũng giống như cúm, bạn nên điều trị cảm lạnh ngay lập tức để ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Điều trị cảm lạnh sớm giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian biểu hiện các triệu chứng cảm lạnh. Có nhiều cách giúp điều trị cảm lạnh khác nhau và cách nào cũng giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Uống kẽm ngay sau khi xuất hiện triệu chứng cảm lạnh đầu tiên. Theo nghiên cứu, uống kẽm trong vòng 24 tiếng biểu hiện các triệu chứng cảm đầu tiên giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh.
    • Bạn có thể mua kẽm dưới dạng viên ngậm, viên nén, nước xịt miệng hoặc thực phẩm chức năng không kê đơn có sẵn. Uống 75-150 mg kẽm hằng ngày để rút ngắn 42% thời gian bị cảm lạnh[8] . Bạn nên cẩn thận vì uống kẽm có thể gây đau dạ dày.
    • Bạn cũng có thể bổ sung 1000-2000 mg vitamin C hoặc 175-300 mg cúc dại hằng ngày để tăng cường chức năng miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong hoa quả, rau củ, nước ép hoa quả và thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng cúc dại dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc dung dịch.[9][10][11]

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Rửa tay trước khi chạm vào tai. Rửa tay là thao tác vệ sinh cơ bản. Tay bẩn chạm vào tai sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào tai. Vì vậy, bạn nên rửa sạch tay trước khi chạm vào tai và sau khi tiếp xúc với vi trùng gây bệnh.[4] Rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng và khi bạn bắt tay với người lạ.
    • Bạn cũng nên rửa tay sau khi chạm vào những đồ vật bẩn như các thiết bị bẩn, bát đĩa bẩn, khăn trải chưa giặt; trước và sau khi xử lý thực phẩm sống cũng như trước và sau khi ăn.
  2. Vệ sinh dái tai sạch sẽ. Lau sạch dái tai giúp loại bỏ các mảnh vỡ có thể gây nhiễm trùng. Lau sạch dái tai từ trong ra ngoài để vi khuẩn từ bên ngoài không thể xâm nhập vào sâu trong tai.[12]
    • Tuyệt đối tránh vệ sinh bên trong tai vì bạn có thể đẩy bụi bẩn và vi khuẩn vào sâu trong tai, dẫn đến tắc nghẽn và nhiễm trùng.
  3. Che tai lại. Để tai có cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn và vi-rút gây hại chẳng hạn như khi bơi lội và lặn trong nước bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho nhiễm trùng tai phát triển. Đối với người lướt sóng hoặc bơi lội, tai bị ẩm liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai. Một số điểm lướt sóng và bơi lội gần khu vực nước thải, do đó chứa rất nhiều vi khuẩn. Để ngăn ngừa nước bẩn đi vào tai, bạn nên sử dụng chụp tai, mũ bơi hoặc nút bịt lỗ tai có thể sử dụng dưới nước.
    • Bạn có thể dùng một ít cồn để lau khô tai sau khi bơi hoặc lướt sóng. Bên cạnh đó, bạn nên quan sát và tránh bơi hoặc lướt sóng ở khu vực bị bị ô nhiễm.
    • Nhiễm trùng tai cũng có thể xảy ra nếu để tai tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
  4. Hạn chế sử dụng núm vú giả cho trẻ trên 6 tháng tuổi. [13] Theo một số bác sĩ nhi khoa, cho trẻ sử dụng núm vú giả hoặc bú bình có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai ở trẻ. Nằm bú bình có thể tạo ra áp suất âm và khiến vi khuẩn sống trong miệng như liên cầu khuẩn bị kéo vào ống Eustachian do áp lực.
    • Núm vú bị bẩn cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.[14]
  5. Cho con trẻ ăn đúng cách. Đối với trẻ còn đang bú bình, bạn nên cẩn thận tránh để nước tràn ra khỏi bình. Cần đảm bảo sữa hoặc nước hoa quả không bị rò rỉ ở đầu núm vú và rê vào tai bé. Điều này sẽ tạo ra môi trường ẩm cho tai tương tự như môi trường gây bệnh viêm tai ngoài (tai của người bơi lội).
    • Ngoài ra, tránh để trẻ ngủ với bình sữa vì nước cũng có thể xâm nhập vào tai theo cách này.[14]
    • Cho con bú trong ít nhất 3 tháng được chứng minh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai trong năm đầu tiên.[15]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bị nhiễm trùng tai, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị và uống thuốc đúng cách.
  • Hít phải khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Hạn chế để bạn và con bạn tiếp xúc với khói thuốc lá.[16]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Kershner J.E., Stanton B.F., Kleigman R.M., et al, Nelsons Textbook of Pediatrics 19th Edition, Philadelphia, PA, Elsevier and Saunders, 2011, 2199-2205
  2. (2006). Otitis Externa. In W. Rinehart, D. Sloan, & C. Hurd, NCLEX Exam Prep (p. 215). Pearson Education.
  3. Harmes, K.M., Blackwood, A, Burrows, H.L., et al, Otitis Media: Diagnosis and Treatment, American Family Physician, 2013, 88, 435-440
  4. 4,0 4,1 (2006). Otitis Media. In W. Rinehart, D. Sloan, & C. Hurd, NCLEX Exam Prep (p. 216). Pearson Education.
  5. http://www.cdc.gov/flu/protect/children.htm
  6. http://www.cdc.gov/flu/professionals/antivirals/summary-clinicians.htm
  7. http://www.cdc.gov/flu/about/disease/symptoms.htm
  8. Hickner, John. MSc Zinc for the common cold, not if but when. The Journal of Family Practice, November, 60(11), 669-671
  9. Hemilia, H. Vitamin C Supplementation and the common cold: Factors Affecting the Magnitude of the Benefit, Medical Hypotheses, 2012, 52(2), 171-178.
  10. Magini, S., Beverly S., and Suter M., Combination High Dose Vitamin C plus Zinc, Journal of Internal Medicine Residency 2012 40 1-28-42
  11. Jackson, Melanie, Jackson, L. The Effect of Echinacea on Duration of Upper Respiratory tract Infections, 2nd Year Residents Elective Journal, Volume VI, 2000-2001
  12. http://www.nytimes.com/health/guides/disease/ear-infection-acute/prevention.html
  13. http://www.aafp.org/afp/2009/0415/p681.html
  14. 14,0 14,1 http://www.babycentre.co.uk/a83/ear-infections
  15. http://www.nrdc.org/breastmilk/benefits.asp
  16. http://www.cdc.gov/tobacco/data_statistics/fact_sheets/secondhand_smoke/general_facts/