Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa tiêu chảy cho chó
Từ VLOS
Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến ở chó. Nhiều trường hợp tiêu chảy không nghiêm trọng và có thể khỏi nếu biết cho được chăm sóc đúng cách tại nhà. Nếu áp dụng đúng biện pháp chữa trị, bệnh tiêu chảy sẽ dễ dàng giải quyết và không bị biến chứng, nhờ đó bạn sẽ không phải đưa chó đến phòng khám thú ý. Tuy nhiên, chó cần được đưa đi khám thú y nếu bị tiêu chảy quá nặng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Điều trị tiêu chảy cho chó thông qua chế độ ăn[sửa]
- Kiêng cho chó ăn từ 12-24 tiếng. Thức ăn trong ruột gây co bóp thành ruột để đẩy thức ăn theo đường ruột. Nếu chó bị tiêu chảy, quá trình co bóp sẽ xảy ra mãnh liệt hơn, do đó thức ăn sẽ bị đẩy nhanh hơn ở dạng phân lỏng. Kiêng cho chó ăn trong vòng 12 - 24 tiếng sẽ giúp xoa dịu và bình thường hóa hoạt động của đường ruột đang trong trạng thái nhạy cảm.
- Cho chó uống nước sạch.[1] Trong thời gian kiêng cho ăn, bạn cần cho chó uống nước sạch và mát. Nên quan sát bát nước để biết được chó có uống hay không. Uống đủ nước giúp chó giảm nguy cơ mất nước.
-
Cho
chó
ăn
nhạt
sau
khi
hết
thời
gian
kiêng
ăn.
Sau
thời
gian
nhịn
ăn,
bạn
KHÔNG
ĐƯỢC
cho
chó
quay
lại
chế
độ
ăn
bình
thường
ngay.
Thay
vào
đó,
nên
cho
chó
ăn
thức
ăn
dịu
nhẹ
với
dạ
dày
và
dễ
tiêu
hóa.
- Chế độ ăn nhạt lý tưởng nhất là chế độ ăn không có chất béo và thịt đỏ.
- Cho chó ăn thịt gà nhưng phải là thịt gà không hương vị. Chỉ nên cho chó ăn phần thịt và tránh phần da gà.
- Kết hợp thịt gà với cơm trắng, mì ống hoặc khoai tây nghiền.
- Tránh sữa và sản phẩm từ sữa vì nhiều con chó không thể dung nạp lactose và dẫn đến tiêu chảy. Món khoai tây nghiền cho chó cũng không được chứa bơ.
- Thức ăn nhạt chỉ giúp giảm tiêu chảy (và làm phân có màu xanh xám) và phân chó cũng sẽ không hoàn toàn bình thường ngay lập tức. Bạn nên chờ tình trạng phân được cải thiện và chứng tỏ quá trình phục hồi của chó.
- Áp dụng chế độ ăn theo khuyến nghị của bác sĩ thú y. Nếu chó không thể ăn thức ăn nhạt được chuẩn bị tại nhà, bạn có thể nhờ bác sĩ thú y kê cho chó một chế độ ăn giúp chữa lành dạ dày. Một số chế độ ăn như Hills ID và Purina EN được chứng minh giúp thúc đẩy quá trình hồi phục sau khi chó bị tiêu chảy.
- Chia lại kích thước khẩu phần ăn.[1] Bữa ăn nhỏ ít kích thích ruột và ít gây co thắt. Sau quãng thời gian nhịn ăn, lượng thực phẩm cho chó ăn một ngày nên tương đương với chế độ ăn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên chia thành bốn phần nhỏ hơn và cho chó ăn trong suốt cả ngày. Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp ngăn ngừa tiêu chảy tái phát.
-
Từ
từ
cho
chó
ăn
trở
lại
như
bình
thường.
Khi
cơn
tiêu
chảy
đã
thuyên
giảm,
bạn
có
thể
bắt
đầu
cho
chó
ăn
trở
lại
như
bình
thường.
Tuy
nhiên,
không
nên
áp
dụng
ngay
chế
độ
ăn
bình
thường
cho
chó
vì
ruột
cần
thời
gian
để
phục
hồi.
Nên
cho
chó
ăn
nhạt
trong
2
ngày
để
đảm
bảo
chấm
dứt
tiêu
chảy.
2
ngày
tiếp
theo
sẽ
là
quãng
thời
gian
chuyển
dần
qua
chế
độ
ăn
bình
thường
thông
qua
các
phương
pháp
sau:
- Trộn ⅔ thức ăn nhạt với ⅓ thức ăn bình thường.
- Chuyển sang trộn ⅓ thức ăn nhạt với ⅔ thức ăn bình thường trong ngày kế tiếp.
- Chó có thể ăn bình thường trở lại vào ngày thứ 3.
-
Sử
dụng
probiotic.
Probiotic
là
vi
khuẩn
có
ích
cho
tiêu
hóa,
giúp
chó
mau
phục
hồi
sau
tiêu
chảy.
Lợi
khuẩn
có
thể
bị
thất
thoát
khi
chó
bị
tiêu
chảy.
Sau
đó
phải
mất
một
thời
gian
để
sản
sinh
lợi
khuẩn
trở
lại
và
tăng
cường
hiệu
suất
tiêu
hóa.
Thực
phẩm
chức
năng
bổ
sung
probiotic
giúp
tăng
cường
số
lượng
lợi
khuẩn.
Nói
chung,
bạn
có
thể
trộn
probiotic
với
thức
ăn
và
cho
chó
ăn
1
lần
mỗi
ngày,
trong
5
ngày
liên
tiếp.
- Lợi khuẩn tự nhiên trong ruột chó khác với lợi khuẩn trong ruột người. Do đó, bạn không nên cho chó tiêu thụ probiotic dành cho người.
- Nhiều loại probiotic cho chó có sẵn mà không cần bác sĩ thú y, dược sĩ hoặc các cửa hàng vật nuôi lớn kê đơn.
- Không cho chó uống thuốc tiêu chảy dành cho con người. Các bước trên se giúp điều trị tiêu chảy nhẹ cho chó. Mặt khác, cho chó uống thuốc làm giảm nhu động ruột có thể dẫn đến một vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng và khi phát hiện ra thì đã quá muộn. Nếu triệu chứng ban đầu không thuyên giảm sau 2 -3 ngày áp dụng các phương pháp trên, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y. [2]
Quyết định xem có nên đưa chó đi khám thú y hay không[sửa]
-
Xác
định
xem
chó
có
ăn
phải
thức
ăn
nguy
hiểm
không.
Tiêu
chảy
thường
là
do
chó
ăn
phải
thứ
không
nên
ăn.
Trong
hầu
hết
các
trường
hợp,
chó
có
thể
khỏe
mạnh
trở
lại
sau
khi
đào
thải
thức
ăn
bậy
ra
ngoài.
- Tuy nhiên, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y ngay lập tức nếu phát hiện chó ăn phải đồ độc hại như thuốc chuột hoặc các sản phẩm vệ sinh nhà cửa.
-
Đo
nhiệt
độ
cho
chó.
Tiêu
chảy
đơn
thuần
hiếm
khi
kèm
theo
sốt.
Triệu
chứng
sốt
chứng
tỏ
chó
đang
bị
một
loại
nhiễm
trùng/nhiễm
khuẩn
nào
đó.
Để
đo
nhiệt
độ
cho
chó,
bạn
cần
nhờ
thêm
người
giữ
yên
chó
bằng
cách
luồn
cánh
tay
đẩy
dưới
bụng
chó
và
kéo
2
chân
sau
của
chó
về
phía
ngực.
Tiếp
theo,
người
đó
phải
dùng
tay
còn
lại
để
cố
định
cằm
chó.
Nhẹ
nhàng
kiềm
chế
và
thủ
thỉ
với
chó
nếu
chó
ngọ
nguậy.
Đeo
rọ
mõm
cho
chó
nếu
bạn
sợ
chó
sẽ
cắn
mình
trong
quá
trình
đo
nhiệt
độ.
- Bôi trơn nhiệt kế, sau đó nhấc đuôi lên và nhẹ nhàng đưa nhiệt kế vào hậu môn chó. Đối với chó cái, bạn nên tránh nhầm lẫn cắm nhiệt kế vào âm hộ ngay dưới hậu môn.
- Không nên đẩy mạnh nhiệt kế để tránh gây tổn thương cho chó.
- Sau khi nhiệt kế phát tín hiệu hoàn thành, bạn có thể rút nhiệt kế ra đọc kết quả.
- Nhiệt độ bình thường vào khoảng 38 - 39 độ C.
- Nhiệt độ 39,7 độ C hoặc cao hơn chứng tỏ chó nhà bạn đang bị sốt.[3]
- Lưu ý khi chó bị tiêu chảy kèm theo nôn mửa.[3] Nôn mửa kết hợp với tiêu chảy thường rất nguy hiểm vì chó sẽ bị mất nước gấp đôi. Điều này sẽ đặt chó vào tình thế mất nước nghiêm trọng và càng đáng lo ngại hơn nếu chó không thể uống và dung nạp nước. Nếu gặp trường hợp trên, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay.
-
Kiểm
tra
tình
trạng
mất
nước.[3]
Bản
chất
của
tiêu
chảy
là
phân
chứa
một
lượng
lớn
chất
lỏng.
Nếu
bị
tiêu
chảy
quá
mức
và
không
kịp
bù
nước,
chó
sẽ
bị
mất
nước.
Mất
nước
làm
giảm
cung
cấp
máu
đến
các
cơ
quan
như
gan
hoặc
thận
và
gây
ra
những
tổn
thương
tiềm
tàng.
- Để kiểm tra tình trạng mất nước, bạn có thể nâng gáy chó ra khỏi bả vai, sau đó thả ra.
- Nếu gáy quay về đúng vị trí so với bả vai chứng tỏ da chó được ngậm nước đủ.
- Nếu chó bị mất nước, da sẽ ít đàn hồi và phải mất vài giây hoặc lâu hơn để quay về đúng vị trí.
- Kiểm tra tiêu chảy có kèm theo máu hay không.[3] Tình trạng tiêu chảy kèm theo máu chứng tỏ chó bị viêm hoặc xuất huyết. Viêm chỉ gây khó chịu nhưng xuất huyết có thể đe dọa tính mạng. Bạn không thể nhận biết sự khác biệt giữa viêm và xuất huyết tại nhà, do đó nên đưa chó đi khám thú y ngay nếu có máu lẫn trong phân chó.
-
Quan
sát
nếu
chó
bị
suy
nhược,
phờ
phạc
hoặc
suy
sụp.[3]
Chó
nếu
bị
tiêu
chảy
nhẹ
vẫn
có
thể
tươi
tỉnh.
Nếu
chó
nhà
bạn
bị
tiêu
chảy
nhưng
mắt
vẫn
sáng
và
lanh
lợi,
bạn
nên
theo
dõi
cẩn
thận
để
ngăn
ngừa
phát
triển
các
triệu
chứng
nói
trên.
Bạn
có
thể
tự
mình
kiểm
soát
vấn
đề
và
chưa
cần
đưa
cho
đi
khám
bác
sĩ.
- Tuy nhiên, nếu chó tỏ ra thiếu sức sống, phờ phạc, không ổn định hoặc tệ hơn là suy sụp, bạn nên đưa chó đi khám thú y.
Lời khuyên[sửa]
- Khi đi đến bác sĩ thú y, bạn nên mang theo một mẫu phân tươi để bác sĩ tiến hành xét nghiệm nổi phân và xét nghiệm phết phân.
- Một số con chó không phản ứng tích cực với thức ăn cho chó đóng hộp. Do đó, bạn nên cân nhắc cho chó ăn thức ăn sấy khô cao cấp hoặc trộn thức ăn hộp với thức ăn khô.
Cảnh báo[sửa]
- Tiêu chảy kèm theo dịch nhầy chứng tỏ ruột bị kích thích. Giun sán, tim lợn sống và một số bệnh có thể gây tình trạng lẫn chất nhầy trong phân.
- Trong quá trình điều trị tiêu chảy, bạn không nên cho chó ăn những thực phẩm mà chúng chưa bao giờ ăn.
- Quá trình chuyển đổi thức ăn cho chó nên được thực hiện một cách từ từ để tránh làm chó bị ốm và tiêu chảy thêm trầm trọng.
- Tình trạng tiêu chảy xanh ra phân xanh ở chó con có thể là do cầu trùng. Nên đưa chó đi khám thú y ngay nếu chó nhà bạn gặp trường hợp này.
- Tiêu chảy phân quá lỏng ở chó con có thể đe dọa đến tính mạng nếu không đưa đến phòng khám thú y ngay lập tức.