Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa trầm cảm bằng chất bổ sung
Từ VLOS
Hầu hết mọi người đôi lúc đều cảm thấy buồn chán hoặc thất vọng. Trầm cảm là một vấn đề tâm thần rất phổ biến. Trên khắp thế giới, 350 triệu người đang mắc phải nhiều dạng trầm cảm khác nhau. Đây là căn bệnh của cả thế giới, có ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn đến nam giới.[1] May mắn thay, trầm cảm có thể được chữa bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm uống thuốc kê toa của bác sĩ hoặc liệu pháp tự nhiên. Có nhiều biện pháp khắc phục căn bệnh này, trong đó có biện pháp sử dụng chất bổ sung.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tìm hiểu chất bổ sung[sửa]
- Tìm hiểu hệ thống chất hóa học của cơ thể. Trước khi uống thuốc, bạn cần nắm rõ tác dụng của thuốc hoặc chất bổ sung lên cơ thể của mình. Cân nhắc các hiện tượng dị ứng của bản thân trước khi dùng thuốc. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng với hạt lạc, thì khi hấp thụ Tryptophan sẽ gây ra phản ứng.
- Đọc nhãn cảnh báo. Luôn đọc nhãn cảnh báo trước khi dùng chất bổ sung. Sử dụng thuốc OTC có thể ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại của cơ thể. Ví dụ, vitamin D có thể gây sỏi thận ở bệnh nhân không thể hấp thụ canxi. [2]
- Không trộn chung các loại thuốc với nhau. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Bạn cần trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi uống nhiều loại thuốc khác nhau. Bạn sẽ không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng thêm do việc kết hợp nhiều loại thuốc. Ví dụ như việc kết hợp dầu cá với thuốc chữa huyết áp rất nguy hiểm. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ loại thuốc mà mình sử dụng.[3]
- Tránh thuốc giả. Thật không may là trên thị trường có không ít các loại thuốc giả. Có rất nhiều sản phẩm được cho là có tác dụng tuyệt vời nhưng thực tế chưa hẳn là vậy. Bạn cần nghiên cứu và tham khảo ý kiến của người khác trước khi uống bất cứ loại thuốc nào.[4]
Tìm chất bổ sung phù hợp[sửa]
-
Sử
dụng
vitamin.
Trước
khi
uống
thảo
dược
và
axit
amin,
bạn
cần
tìm
hiểu
tình
trạng
thiếu
hụt
vitamin
hoặc
khoáng
chất.
Nguyên
nhân
có
thể
là
do
chế
độ
ăn
uống
thiếu
dinh
dưỡng
(kém
dinh
dưỡng)
gây
ảnh
hưởng
đến
tâm
lý
vì
não
thiếu
dưỡng
chất
quan
trọng
để
hoạt
động
bình
thường.[5]
- Vitamin B. Nhóm này bao gồm Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, axit folic và một số thành phần liên quan khác. Vitamin B được bán riêng hoặc kết hợp trong viên tổng hợp các loại vitamin hỗ trợ hệ thần kinh và giảm căng thẳng, có tác dụng đối với trầm cảm dạng nhẹ.
- Vitamin C. Vitamin C là loại vitamin có lợi cho sức khỏe tổng thể và được xem là có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh cảm lạnh và cúm. Vitamin C dạng viên nhai có giá thành rẻ và là chất bổ sung cần thiết trong chế độ ăn uống chữa trầm cảm.
- Vitamin D. Nhiều người hấp thụ Vitamin D cần thiết thông qua ánh sáng mặt trời, giúp cơ thể tổng hợp loại vitamin này. Tuy nhiên, những người ít tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt là trong mùa đông, thường gặp phải vấn đề liên quan đến tâm thần. Bổ sung bằng Vitamin D3 được chứng minh là cải thiện tinh thần khi bị thiếu hụt dưỡng chất và thậm chí những người tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời vẫn có thể sử dụng thêm loại Vitamin này. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất bằng thức ăn với một lượng nhỏ, cũng như mua bổ sung liều lượng, chẳng hạn như 4000IU .
- Hỗn hợp vitamin. Sử dụng hỗn hợp vitamin để bổ sung dinh dưỡng quan trọng thiếu hụt trong thực phẩm hằng ngày.
- Uống dầu cá hằng ngày. Dầu cá omega-3 không những điều hòa hoạt động của tim mà còn hỗ trợ chức năng não. Bạn nên chọn loại dầu có chứa tỷ lệ cao DHA (sức khỏe tâm thần) và EPA (sức khỏe tim mạch) – axit béo có trong dầu cá. Ví dụ, 1 viên nang dầu cá chứa 300 mg DHA và 200 mg EPA.
- Cân nhắc sử dụng chất bổ sung thảo dược một cách thận trọng. Một số thảo dược bổ sung như St John’s được chứng minh là có tác dụng chữa bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, loại này lại tương tác với một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến chẳng hạn như Zoloft và Celexa[6]. Hầu hết chất bổ sung có bán sẵn tại quầy thuốc và cửa hàng thực phẩm chức năng, nhưng vẫn có thể được bác sĩ kê toa. Các loại thảo mộc khác như rễ cây hồ tiêu có thể khá hiệu quả, nhưng bạn cần trao đổi với người bán thuốc để được tư vấn đối với tình trạng bệnh của mình. Thảo dược bổ sung có thể không mang lại hiệu quả tích cực trong việc chữa trầm cảm vì chúng không như vitamin, khoáng chất, và axit béo (omega-3). Tác dụng của thảo dược không thể nào xác định được bằng sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống.
- Sử dụng L-Tryptophan để hỗ trợ giấc ngủ và chống lại tình trạng căng thẳng. Tryptophan là axit amin quan trọng có sẵn trong cơ thể và một số loại thực phẩm, bao gồm thịt gia cầm, đậu hạt. Tryptophan giúp điều hòa giấc ngủ và có thể chuyển hóa thành niacin (Vitamin B3) và serotonin bên trong cơ thể. Các dưỡng chất này có thể giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Nếu không muốn uống tryptophan dạng thuốc viên, bạn có thể mua hạt lecithin tại cửa hàng thực phẩm chức năng. Rải một ít hạt vào ly sinh tố hoặc ngũ cốc ăn sáng để bổ sung axit amin hằng ngày.
- Chữa trầm cảm bằng SAM-e. [7] SAM-e (phát âm là "Sammy") đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng cải thiện tâm trạng. Đây là hợp chất sinh học có vai trò quan trọng trong việc tăng cường serotonin và mang lại một số hiệu quả khác tương tự với thuốc chống trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, chúng có giá thành khá cao (khoảng 1 triệu-1 triệu 500 nghìn đồng cho một lọ 60 viên). Bạn có thể sử dụng SAM-e để chữa trầm cảm nếu đủ khả năng tài chính. Loại này có bán tại hầu hết cửa hàng thực phẩm chức năng.
Sử dụng thêm chất bổ sung chữa trầm cảm[sửa]
-
Chú
ý
đến
chế
độ
ăn
uống
của
bạn.
Thức
ăn
hằng
ngày
có
ảnh
hưởng
lớn
đến
tinh
thần
của
bạn.
Trầm
cảm
có
thể
là
triệu
chứng
của
việc
không
hấp
thụ
đầy
đủ
dưỡng
chất.
Vì
thế,
bạn
cần
chú
ý
các
loại
thực
phẩm
đang
sử
dụng.
- Ghi nhật ký thực phẩm. Đôi khi bạn khá bận rộn và quên mất mình đã ăn gì, hoặc thậm chí là nên ăn gì. Việc ghi nhật ký thực phẩm giúp bạn theo dõi thông tin về thực phẩm chẳng hạn như calo, vitamin, và dưỡng chất.
- Tránh thức ăn chế biến sẵn. Cách hiệu quả để ăn uống lành mạnh đó là tránh thực phẩm đã qua chế biến. Thay vào đó bạn nên ăn đồ tươi như là rau quả và trái cây. [8]
- Thực phẩm giàu Tryptophan được chức minh là có tác dụng chữa trầm cảm. Thức ăn có hàm lượng Tryptophan cao bao gồm protein như là đậu, cá, trứng, và quả hạch.[9]
- Thúc đẩy sản sinh kích thích tố có lợi bằng cách tập thể dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc rèn luyện có thể giảm triệu chứng trầm cảm.[10] Hoạt động thể chất giúp điều hòa và sản xuất kích thích tố trong não giúp cải thiện tâm trạng.
- Ghi lại cảm xúc vào sổ nhật ký hoặc blog. Điều này giúp bạn có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình. Bạn có thể sử dụng công cụ này để đặt ra một số câu hỏi cho người khác về tình trạng bệnh, hoặc thậm chí là tiến hành nghiên cứu chất bổ sung. Hiện nay có rất nhiều nguồn hữu ích giúp bạn tiếp cận với những người cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Tìm hiểu thêm về trầm cảm[sửa]
-
Nghiên
cứu
và
tự
chẩn
đoán.
Bạn
có
thể
sử
dụng
nhiều
nguồn
thông
tin
để
hiểu
rõ
hơn
về
bệnh
trầm
cảm.
Những
thông
tin
này
thường
giúp
bạn
tự
chẩn
đoán.
Bạn
có
thể
dùng
nhiều
công
cụ
để
nắm
rõ
về
tình
trạng
rối
loạn
này.
- Khảo sát trực tuyến giúp bạn nhận diện triệu chứng trầm cảm. Nội dung bao gồm các câu hỏi liên quan đến thói quen thường ngày, và thường có các câu hỏi trắc nghiệm nhằm xác định cảm xúc hiện tại của bản thân. [11] Một số bài khảo sát có tích hợp thang đo nhằm giúp bạn xác định cảm xúc của bản thân đang ở mức độ nào.
- Sách hướng dẫn cầm tay bao gồm số liệu thống kê, tham khảo, và một vài nguồn thông tin. Bạn có thể tìm loại sách nói về một số bệnh phổ biến ở nơi công cộng như là thư viện, bệnh viện, và trường đại học. Những nơi này thường cung cấp tài liệu thông tin ngắn chẳng hạn như sách cầm tay để bạn có thể tham khảo sơ lược về căn bệnh của mình.
- Ngoài ra còn có một vài tổ chức phi lợi nhuận và được công nhận tập trung vào các vấn đề sức khỏe. Các trang web của tổ chức thường đưa ra một số câu hỏi thường gặp. Các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) thường cung cấp thông tin về bệnh trầm cảm và một số vấn đề tâm thần khác. Trang web cũng bao gồm thông tin và nghiên cứu khoa học.
- Đi khám bác sĩ. Nếu nghi ngờ mắc bệnh trầm cảm, bạn nên đi khám bác sĩ. Các bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ sản khoa, nội tiết, và nhi khoa thường có nguồn lực và có khả năng chẩn đoán các vấn đề tâm thần chẳng hạn như trầm cảm.
-
Nghiên
cứu
dấu
hiệu
và
triệu
chứng.
Cuối
cùng
thì
chỉ
có
bản
thân
mới
là
người
hỗ
trợ
tốt
nhất
cho
mình.
Bạn
nên
dành
thời
gian
tự
tìm
hiểu
về
bệnh
trầm
cảm
thông
qua
một
số
nguồn
thông
tin
đáng
tin
cậy.
Bạn
có
thể
đến
thư
viện
hoặc
tìm
thông
tin
trên
mạng
để
tiến
hành
nghiên
cứu.
- Bạn có thể đọc Hướng dẫn Thống kê Chẩn đoán (DSM). Đây là cuốn sách hàng đầu chuyên về sức khỏe tâm thần và đưa ra tiêu chuẩn nhận diện bệnh tâm thần và bạn có thể tìm sách này ở các khu vực công cộng. [12]
- JSTOR.org là trang web mở cho phép bạn đọc các bài viết, báo chí, và sách. Nguồn thông tin khoa học này rất hữu ích trong việc nghiên cứu triệu chứng và biện pháp chữa trầm cảm. [13]
Lời khuyên[sửa]
- Nếu triệu chứng không giảm, bạn cần đi khám bác sĩ. Trầm cảm không phải căn bệnh có thể xem nhẹ, do đó bạn cần đi khám bác sĩ nếu cần thiết.
- Cung cấp thông tin về các chất bổ sung cho bác sĩ. Một số chất bổ sung có thể tương tác hoặc giảm tác dụng của thuốc.
Cảnh báo[sửa]
- Khi mua dầu cá, bạn không nên mua dầu gan cá tuyết. Chất bổ sung này chứa rất ít omega-3 và chỉ cung cấp vitamin A cho cơ thể.
- Không có biện pháp nào có thể chữa trầm cảm hoàn toàn. Thảo dược thiên nhiên và chất bổ sung có thể trị bệnh trầm cảm, nhưng để tìm được loại phù hợp khá tốn nhiều thời gian. Nếu không chắc chắn, bạn nên trình bày cảm xúc của mình cho bác sĩ biết, và ghi danh sách các chất bổ sung và thuốc đang sử dụng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs369/en/
- ↑ https://www.vitamindcouncil.org/newsletter/newsletter-vitamin-d-and-kidney-stones/
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20439590_2,00.html
- ↑ http://hprc-online.org/dietary-supplements/dietary-supplements-what-you-need-to-know-to-stay-safe-and-avoid-fraud
- ↑ http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/nutrients/vitamins-and-minerals-how-to-get-what-you-need.html
- ↑ https://umm.edu/health/medical/altmed/herb-interaction/possible-interactions-with-st-johns-wort
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/same/background/hrb-20059935
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2738337/
- ↑ http://www.foodforthebrain.org/nutrition-solutions/depression/about-depression.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/depression-and-exercise/art-20046495
- ↑ http://psychcentral.com/quizzes/depquiz.htm
- ↑ http://psychiatry.org/psychiatrists/practice/dsm
- ↑ http://www.jstor.org/