Chữa trị mèo bị rắn cắn

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa trị Mèo bị Rắn cắn)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mèo thường hiếm khi bị rắn cắn, nhưng nếu xảy ra có thể mang lại hậu quả khá nghiêm trọng. Vì mèo có kích thước nhỏ, cho nên chúng có thể nhiễm nọc độc của rắn với liều lượng khá cao. Phản ứng cơ thể của mèo đối với vết thương do rắn cắn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như là lượng nọc độc tiêm vào, chỗ cắn, và loại rắn.[1] Nếu mèo bị rắn độc cắn, bạn có thể tăng cơ hội sống sót của chúng bằng cách đưa đi bác sĩ thú y ngay lập tức.

Các bước[sửa]

Đánh giá Tình hình[sửa]

  1. Kiểm tra khu vực vết thương. Đa số vết rắn cắn thường xuất hiện ở phần miệng hoặc chân của mèo.[2] Nếu mèo bị rắn độc cắn, phần da có thể xuất hiện một hoặc nhiều vết răng nanh tại khu vực bị cắn.[2] Tuy nhiên, các vết lõm này thường bị lông che phủ hoàn toàn.[3] Ngoài ra, vết rắn cắn có thể rất đau đớn, cho nên mèo sẽ cảm thấy rất đau hoặc quá kích động và không cho bạn đụng chạm vào vết cắn.
    • Vết cắn của rắn độc cũng khiến cho da bị sưng tấy và đỏ lên. Nọc rắn tác động lên khả năng đông máu, cho nên vết thương sẽ có máu chảy.[4]
    • Vết cắn càng gần tim thì chất độc càng thấm nhanh vào cơ thể và lan sang hệ bạch huyết và tuần hoàn.[1]
    • Nếu mèo bị rắn thường cắn, trên da sẽ xuất hiện vết răng, nhưng không có vết răng nanh. Ngoài ra, vết thương ít hoặc không bị sưng, tấy đỏ, hoặc chảy máu.[4]
  2. Lưu ý dấu hiệu lâm sàng của mèo. Sau khi bị rắn độc cắn, mèo sẽ rơi vào trạng thời đờ đẫn và có thể nôn mửa. Chúng sẽ yếu rất nhanh và sụp xuống. Ngoài ra, cơ bắp có hiện tượng co giật và đồng tử bắt đầu giãn ra. Càng về sau, mèo càng xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng như là co giật, tê liệt, và sốc.[4][1]
    • Dấu hiệu bị sốc bao gồm thở gấp và nông, hạ thân nhiệt, và nhịp tim nhanh.[5]
    • Khi cảm thấy đau đớn, mèo sẽ kêu to hơn.
    • Bạn đừng nên chờ cho đến khi phát hiện triệu chứng rắn cắn ở mèo. Nếu thấy mèo bị rắn cắn, hoặc thấy vết thương trên cơ thể, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức.
    • Thời điểm bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lâm sàng sau khi bị rắn cắn thường khá nhanh, chỉ trong vòng vài phút. Nếu mèo không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào sau 60 phút, có thể nọc rắn không thẩm thấu vào cơ thể chúng.[6]
    • Mèo có thể không xuất hiện dấu hiệu lâm sàn trong trường hợp bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đưa chúng đi khám bác sĩ để điều trị và theo dõi.
  3. Nhận diện loại rắn đã tấn công mèo. Để lựa chọn thuốc chữa rắn cắn phù hợp, bác sĩ thú y cần xác định chính xác loại rắn đó. Tại Hoa Kỳ, loài rắn độc phổ biến nhất đó là rắn chuông, rắn nước, rắn hổ mang, và rắn san hô.[7]
    • Nếu chứng kiến rõ cuộc tấn công, bạn nên bình tĩnh và ghi nhớ màu sắc, độ dài, và hoa văn trên da rắn. Để bảo đảm an toàn, bạn không nên tiếp cận con rắn để quan sát kỹ.
    • Không nên giết con rắn. Nếu không bạn sẽ đặt mình trong tình huống nguy hiểm dễ bị rắn cắn do hành động tiến lại gần để trừ khử chúng.[2]
    • Mắt rắn độc có đồng tử khép kín (giống như mèo), trong khi rắn thường có đồng tử tròn (giống con người).[8] Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như, rắn san hô độc lại có đồng tử tròn.
    • Nếu không thể nhận diện loại rắn hoặc không thể xác định có phải rắn độc hay không, bạn có thể giả định rằng đó là rắn độc.[2]
    • Tác động tiêu cực lên hệ tim mạch có thể khiến cho mèo bị sốc.

Đưa Mèo đi Khám Bác sĩ Thú y[sửa]

  1. Trấn an mèo. Khi bị rắn độc cắn, xoa dịu tinh thần của mèo là biện pháp sơ cứu đầu tiên trước khi đưa chúng đi bác sĩ thú y. Mèo càng kích động và di chuyển nhiều, nọc độc càng lan nhanh ra khắp cơ thể và khiến chúng bị yếu nhanh hơn.[4] Việc trấn an mèo được khuyến cáo là biện pháp sơ cứu duy nhất mà bạn có thể tự thực hiện.[7]
    • Không cho mèo đi lại hoặc chạy nhảy xung quanh vì có thể làm tăng nhịp tim khiến cho máu tuần hoàn nhanh hơn.
    • Lưu ý mèo có thể táp hoặc cắn bạn vì chúng đang cảm thấy đau đớn.[2]
  2. Không tiến hành sơ cứu ngoài việc ấn nhẹ. Thao tác này sẽ giúp kiểm soát lượng máu chảy ra từ vết thương. Ví dụ biện pháp sơ cứu mà bạn không nên tiến hành đó là mở vết thương để hút hoặc rút nọc độc ra ngoài.[2][9] Không những không có tác dụng, mà bạn còn có thể khiến cho mèo đau đớn hơn. Ngoài ra, nọc độc cũng có thể gây hại cho bạn.[10]
    • Không băng ga-rô hoặc băng ép lên khu vực gần vết thương.[2]
    • Không chườm đá lên vết cắn.[2] Đá không có tác dụng làm chậm quá trình lây lan nọc độc nhưng lại có thể gây tổn thương da.[10]
    • Không rửa vết thương nếu do rắn độc gây nên. Điều này có thể khiến cho nọc độc thẩm thấu nhanh hơn.[10]
  3. Đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để cứu sống chúng đó là đưa đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Nếu có thể, bạn cho mèo vào lồng hoặc thùng lớn để chúng có thể nằm thoải mái rồi chở đến gặp bác sĩ.[2] Để trấn an và giữ mèo nằm yêu trên đường đến gặp bác sĩ, bạn có thể dùng khăn hoặc miếng vải lớn bọc kín cơ thể chúng nhưng không nên quá chặt.
    • Tác động của nọc rắn không thể nào ngăn chặn được và thường phát huy ngay sau khi vết rắn cắn hình thành.[3] Để mèo có cơ hội sống sót cao và chữa trị nọc rắn triệt để, bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.
  4. Cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến vết rắn cắn. Bác sĩ thú y có bộ dụng cụ phát hiện vết rắn cắn giúp nhận dạng loại rắn đã tấn công con mèo.[1] Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ không có dụng cụ chuyên dụng, bạn nên cung cấp thật nhiều thông tin liên quan đến vết thương như là mô tả hình dáng con rắn, kể từ thời điểm mèo bị cắn cho đến giờ là bao lâu, và dấu hiệu lâm sàng nào xuất hiện sau khi mèo bị rắn tấn công.
  5. Để cho bác sĩ chẩn đoán tình trạng của mèo. Mặc dù có thể dựa trên dấu hiệu lâm sàng và bề ngoài của vết cắn để bắt đầu điều trị, nhưng bác sĩ thú y thường tiến hành xét nghiệm chẩn đoán thêm nhằm đánh giá đầy đủ mức độ nghiêm trọng của vết cắn. Ví dụ như bác sĩ thú y sẽ xét nghiệm máu để xem tình trạng máu đông lại như thế nào. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu thử nước tiểu (vết rắn cắn có thể khiến cho nước tiểu xuất hiện máu).[2]
    • Tùy vào trang thiết bị của phòng khám thú y, bác sĩ sẽ đo điện tâm đồ để xem xét nhịp tim của mèo.[2]
  6. Chấp thuận kế hoạch điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ thú y. Vì nọc rắn có nguy cơ lây lan rất nhanh và tổn hại đến cơ thể của mèo, bác sĩ thú y sẽ tiến hành một số phương pháp điều trị ngay lập tức nhằm ổn định tình trạng ở mèo. Bạn không cần phải quá ngạc nhiên khi bác sĩ cần phải chữa trị ngay nhằm ổn định sức khỏe của mèo trước khi đề nghị bạn hỏi thêm thông tin chi tiết. Một phương pháp điều trị tức thời đó là dịch truyền tĩnh mạch nhằm hồi phục huyết áp của mèo (rất quan trọng nếu chúng bị sốc).[11]
    • Thuốc chữa rắn cắn hoạt động bằng cách trung hòa nọc rắn và thường phát huy tác dụng tối đa trong vòng sáu tiếng sau khi xảy ra tai nạn.[3] Loại thuốc này giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu và giảm sưng tấy ở vết thương.[2] Bạn cần nhớ rằng thuốc chữa rắn cắn không phải là vắc-xin và sẽ không bảo vệ mèo khỏi sự cố có thể xảy ra sau này.[2]
    • Bác sẽ thú y sẽ dùng steroid nhằm giảm thiểu tổn thương mô phát sinh, kiểm soát tình trạng sốc, và ngăn chặn phản ứng dị ứng có thể khi sử dụng thuốc chữa rắn cắn. Steroid thường được dùng trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị rắn cắn.[3]
    • Mèo có thể cần cung cấp oxy và hỗ trợ hô hấp thêm, tùy thuộc vào mức suy hô hấp khi bạn đưa chúng đến gặp bác sĩ.[1]
    • Nếu gặp phải tình trạng tuần hoàn máu nghiêm trọng (ít hoặc không đông máu, lượng tế bào máu thấp), mèo cần phải được chữa trị bằng sản phẩm thay thế máu và biện pháp chữa trị phù hợp khác.[3]
    • Không cần thiết sử dụng thuốc kháng sinh, vì vết thương do rắn gây nên hiếm khi bị nhiễm trùng.[3]
  7. Hỏi bác sĩ thú y về tiên lượng bệnh của mèo. Sự chẩn đoán đối với tình trạng của mèo thay đổi tùy thuộc vào lượng nọc độc tiêm vào, loài rắn, và khoảng thời gian kể từ lúc xảy ra tai nạn cho đến thời điểm hiện tại. May mắn là khoảng gần 80% thú cưng đều vượt qua hoạn nạn nếu chúng được bác sĩ thú y chữa trị kịp thời.[1] Nếu mèo có tiên lượng bệnh tốt, chúng sẽ phục hồi trong vòng từ 24 đến 48 giờ. Quá trình này sẽ diễn ra lâu hơn (ít nhất vài ngày) tùy vào mức độ tổn thương mô).[1]
    • Bác sĩ thú y có thể khuyến nghị cho mèo ở lại bệnh viện qua đêm nhằm để theo dõi tiến trình. Chúng cần nhập viện một đêm trong trường hợp cần điều trị chuyên sâu tiếp tục. Sau khi bác sĩ thú y kết luận vết thương đã phục hồi tốt, mèo có thể được xuất viện về nhà.[2]
  8. Chăm sóc mèo sau khi xuất viện. Khi sức khỏe của mèo tốt hơn và có thể về nhà, bạn cần tiến hành chăm sóc chúng tại nhà. Bác sĩ thú y sẽ kê thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau do vết rắn cắn gây nên. Ngoài ra, mèo có thể cần dùng thêm thuốc, tùy thuộc vào dấu hiệu lâm sàng cũng như kết quả xét nghiệm chẩn đoán.[2]

Ngăn ngừa Rắn cắn[sửa]

  1. Tìm hiểu tác động của nọc rắn đối với cơ thể của mèo. Loài rắn thường dùng nọc để bắt mồi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rắn hay lẩn trốn thay vì kháng cự/cắn nếu tiếp xúc với con người hoặc thú cưng. Nếu mèo bị rắn cắn, có thể chúng cắn để tự vệ thay vì xem mèo là con mồi.[2]
    • Rắn có khả năng kiểm soát nọc độc khi cắn. Nếu chúng không tiêm nọc độc, vết cắn còn được gọi là ‘vết cắn khô.’[2] Rắn không tiêm nọc độc nếu chúng vừa mới giết con thú nào đó và đã dùng hết nọc độc.
    • Rắn cũng có thể kiểm soát lượng nọc độc khi cắn. Ví dụ như rắn nhỏ khi sợ bị đe dọa sẽ tiêm nhiều nọc hơn rắn lớn không cảm thấy gặp nguy hiểm.[2]
    • Nọc rắn lan truyền rất nhanh thông qua hệ bạch huyết và tuần hoàn trong cơ thể và có thể gây tác động lớn đến toàn bộ hệ thống trong cơ thể. Thường thì nọc độc sẽ tấn công hệ thần kinh và tuần hoàn.[12][3]
  2. Dọn dẹp khu vực mà rắn có thể ẩn nấp. Rắn thường giấu mình trong bụi cỏ cao, lá cây mọc um tùm và dưới đống gỗ.[11][1] Ngoài ra chúng cũng hay nấp dưới tảng đá và khúc gỗ.[2] Nếu mèo hay ở trong nhà/ngoài trời hay chỉ ở bên ngoài, bạn nên phát quang bụi rậm để rắn không có chỗ ẩn nấp cũng như mèo không có nguy cơ tiếp xúc với chúng.
    • Bạn có thể giữ mèo trong nhà.[13]
  3. Mua thuốc xua đuổi rắn. Bạn có thể xịt thuốc đuổi rắn lên sân vườn để chúng không tiếp cận gần khu vực nhà bạn.[2] Ghé thăm cửa hàng vật nuôi tại địa phương để tham khảo nên mua loại thuốc nào. Bạn có thể mua thuốc đuổi rắn trực tuyến.
  4. Diệt trừ nguồn thức ăn của rắn. Các loài gặm nhấm thường là mục tiêu săn mồi của rắn. Chúng có thể bị thu hút đến nhà bạn nếu trong nhà có chuột.[11] Bạn có thể đặt bẫy chuột trong và quanh nhà. Ngoài ra, bạn có thể thuê dịch vụ kiểm soát loài vật gây hại để diệt sạch chuột trong nhà.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên chuẩn bị tinh thần trong trường hợp mèo không qua khỏi. Bác sĩ thú y sẽ nỗ lực hết sức để cứu chúng, nhưng vết cắn có thể quá nghiêm trọng.
  • Bạn không nên vệ sinh vết thương có nọc độc, nhưng vẫn có thể rửa vết rắn thường cắn bằng nước lạnh và xà phòng diệt khuẩn.[4] Tuy vậy, bạn vẫn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để chữa trị.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên lại gần rắn đã chết. Vì sau khi chết khoảng một tiếng, chúng vẫn có phản xạ vồ chụp và cắn nếu bị chạm vào.
  • Do vị trí ở gần tim cho nên vết thương ở bụng hoặc ngực có tiên lượng bệnh xấu hơn vết thương ở phần đầu hoặc tứ chi.[3]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây