Chanh tây
Chanh tây hay chanh vàng, là tên gọi thông thường của loài có danh pháp hai phần Citrus limon. Loài này được (Carl von Linné) Nicolaas Laurens Burman cùng các cộng sự miêu tả khoa học đầu tiên năm 1768.[1].
Đây là loài cây thường xanh bản địa của châu Á, và là loại quả màu vàng có hình bầu dục. Nước ép, múi và vỏ, đặc biệt là mùi thơm của nó được dùng làm thực phẩm. Nước chanh chiếm khoảng 5% đến 6% axít citric, làm cho chanh có vị chua. Vị chua đặc trưng của chanh làm nó là một thành phần quan trọng trong thực phẩm.
Về mặt thực vật học, đây là loài lai giữa C. medica và C. aurantium.[2] Mặc dù các tác giả khác cho rằng chanh tây là kết quả lai giữa Citrus medica và Citrus aurantifolia.[3]
Mục lục
Lịch sử[sửa]
Nguồn gốc cây chanh vẫn là điều bí ẩn, mặc dù cây chanh phát triển đầu tiên ở nam Ấn Độ, bắc Myanma, và Trung Quốc.[4][5] Một nghiên cứu nguồn gốc gen của chanh tây cho thấy rằng nó là loài lai giữa Citrus × aurantium và Citrus limonimedica.[6]
Chanh tây du nhập vào châu Âu ở gần miền Nam Ý vào khoảng thế kỷ một trong thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, nó không được trồng rộng rãi. Sau đó, nó được du nhập vào Ba Tư và tiếp sau là Iraq và Ai Cập khoảng năm 700. Loài chanh này được ghi nhận trong văn liệu đầu tiên vào thế kỷ 10 trong một bài luận về nông nghiệp, và được dùng làm cây cảnh trong các khu vườn hồi giáo.[4][5] Nó được phân phối rộng rãi khắp thế giới Ả Rập và vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1000 và 1150.
Việc trồng trọt ổn định ở châu Âu đã bắt đầu ở Genoa vào giữ thế kỷ 15.[5] Sau đó, nó được du nhập vào châu Mỹ vào năm 1493 khi Christopher Columbus mang hạt chanh đến Hispaniola trên chuyến hành trình của ông. Người Tây Ban Nha chinh phục Tân Thế giới đã giúp phát tán hạt chanh. Nó được sử dụng chủ yếu để làm cây cảnh và cho y học.[5] Trong thế kỷ 18 và 19, chanh được trồng tăng mạnh ở Florida và California.[7]
Năm 1747, các thí nghiệm của James Lind trên các thủy thủ bị bệnh scobat liên quan đến việc thêm vitamin C, cho thấy sự cải thiện đáng kể khi thêm vào khẩu phần ăn của họ bằng nước chanh.[8][9]
Đồng nghĩa[sửa]
- Citrus limonum Risso
- Citrus medica subsp. limonum (Risso) Wight & Arn.
- Citrus medica var. limonum (Risso) Lilja
- Citrus medica var. limon L.
Các giống khác[sửa]
Bonnie Brae thuôn dài, trơn, vỏ mỏng và không hạt;[10] chủ yếu ở San Diego, Hoa Kỳ.[11]
Bush lemon tree, loại mọc dại ở vùng cân nhiệt đới của Úc. Nó rất cứng và có vỏ dày có hương chanh thực sự; vị rất tốt cho nấu ăn. Nó cai khoảng 4m ở những nơi có nắng.
Eureka phát triển quanh năm và rất phổ biến. Đây là loại chanh thường gặp ở siêu thị.[12]
Femminello St. Teresa, hoặc Sorrento[13] bản địa của Ý. Hương vị của loại này rất mạnh trong các dầu chanh. Nó được sử dụng ở rất nhiều dạng khác nhau để làm limoncello.
C. jhambiri (tên tiếng Anh: Jhambiri), có vỏ xù xì, bên ngoài màu vàng và múi rất chua. Nó được sử dụng rộng rãi ở dạng cây gép ở Nam Á.
Lisbon là loại chanh có chất lượngto61t hơn với hàm nược axit cao và nhiều nước, nó rất giống Eureka.
Chanh Meyer là một loại có đặc điểm giống giữa chanh và có thể là cam, và được đặt theo tên của Frank N. Meyer, người đã phát hiện ra nó năm 1908.
Ponderosa lemon có vỏ mỏng và lớn. Nó có thể là một loại lai.
Variegated Pink là một dạng khác của eureka hoặc lisbon.
Verna là một loại của Tây Ban Nha không rõ xuất xứ.
Yen Ben được trồng ở miền Australasia.[14]
Độc tính[sửa]
Chanh có độc tính nhẹ. Tuy nhiên, giống như tất cả các loài trong chi Citrus, nó chứa tinh dầu và các chất kích thích có thể gây ra các phản ứng da phototoxic (mụn mủ, viêm da) ở những người tiếp xúc với liều lượng cao của các tia cực tím. Nó cũng có thể gây ra một số dị ứng do quá mẫn cảm với chanh.
Bệnh[sửa]
Loài Aspidiotus nerii là loài gây hại chính, chúng tấn công trái từ khi nó còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Loài gây hại đáng chú ý khác là Aonidiella aurantii.
Sản xuất[sửa]
Ấn Độ là quốc gia sản xuất chanh hàng đầu thế giới chiếm khoảng 16% tổng sản lượng chanh và lime thế giới, theo sau là Mexico (~14.5%), Argentina (~10%), Brazil (~8%) và Tây Ban Nha (~7%).
10 quốc gia sản xuất chanh và Lime hàng đầu – 2007 | ||||
---|---|---|---|---|
Quốc gia | Sản lượng (tấn) | |||
Bản mẫu:IND | 2.060.000F | |||
Bản mẫu:MEX | 1.880.000F | |||
Bản mẫu:ARG | 1.260.000F | |||
Bản mẫu:BRA | 1.060.000F | |||
Bản mẫu:ESP | 880.000F | |||
Bản mẫu:PRC | 745.100F | |||
Bản mẫu:USA | 722.000 | |||
Bản mẫu:TUR | 706.652 | |||
Bản mẫu:IRI | 615.000F | |||
Bản mẫu:ITA | 546.584 | |||
Bản mẫu:NoflagWorld | 13.032.388F | |||
không
chú
thích
=
số
liệu
chính
thức,
F
=
ước
tính
của
FAO,
A
=
gộp(có
thể
gồm
số
liệu
chính
thức,
bán
chính
thức
hoặc
ước
tính); |
Giá trị dinh dưỡng[sửa]
Tính trung bình trong khoảng 3 muỗn canh (50 mL) nước chanh. Chanh để lâu không được giữ lạnh sẽ dễ bị nấm mốc.
Bản mẫu:Nutritionalvalue |
Xem thêm[sửa]
Chú thích[sửa]
- ↑ The Plant List (2010). “Citrus limon”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Roose M. L. (2001) (tiếng Anh) (pdf). Citrus+Genotypes+as+Measur&searchid=1&FIRSTINDEX=0&sortspec=relevance&resourcetype=HWCIT Lemons: Diversity and Relationships with Selected Citrus Genotypes as Measured with Nuclear Genome Markers. 126. Journal of the American Society of Horticultural Science. p. 309-317. http://journal.ashspublications.org/cgi/reprint/126/3/309?maxtoshow=&hits=10&RESULTFORMAT=&fulltext=Lemons%3A+Diversity+and+Relationships+with+Selected+Citrus+Genotypes+as+Measur&searchid=1&FIRSTINDEX=0&sortspec=relevance&resourcetype=HWCIT. Truy cập 14 tháng 7 2011.
- ↑ Bản mẫu:Citar web
- ↑ 4,0 4,1 Wright, A. Clifford. “History of Lemonade”. CliffordAWright.com.
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 “The origins”. limmi.it.
- ↑ Gulsen, O.; M. L. Roose (2001). "Lemons: Diversity and Relationships with Selected Citrus Genotypes as Measured with Nuclear Genome Markers". Journal of the American Society of Horticultural Science 126: 309–317.
- ↑ Julia F. Morton (1987). “Fruits of warm climates” trang 160–168. Purdue University.
- ↑ “Case 3: Naval Medicine: The Fight Against Scurvy”. King's College at London.
- ↑ James Lind (1757). A treatise on the scurvy. Second edition.. London: A. Millar.
- ↑ Spalding, William A. (1885). The orange: its culture in California: With a brief discussion of the lemon, lime, and other citrus fruit. With an appendix on insects injurious to citrus trees, and how to combat them.. Riverside, California: Press and Horticulturist Steam Print. tr. 88. http://books.google.com/books?id=_l1EAAAAYAAJ&dq=Bonnie%20Brae%20lemon&pg=PA88#v=onepage&q=Bonnie%20Brae%20lemon&f=false. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ↑ Carque, Otto (1923, 2006). Rational Diet: An Advanced Treatise on the Food Question. Los Angeles, California: Kessinger Publishing. tr. 195. ISBN 978-1-4286-4244-7. http://books.google.com/books?id=zDjmYpZGh_4C&lpg=PA195&dq=Bonnie%20Brae%20lemon&pg=PA195#v=onepage&q=Bonnie%20Brae%20lemon&f=false. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
- ↑ “Complete List of Four Winds Dwarf Citrus Varieties”. Fourwindsgrowers.com. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Taste of a thousand lemons”. Los Angeles Times. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “New Zealand Citrus”. ceventura.ucdavis.edu. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
Liên kết ngoài[sửa]
- Bản mẫu:Commonscat-inline
- Bản mẫu:Wikispecies-inline
- Bản mẫu:IPNI2
- (Purdue University) Morton, Julia F. 1987. "Lemon". pp. 160–168, in Fruits of warm climates. (Julia F. Morton, Miami)
- PlantFiles: Citrus x meyeri 'Meyer'