Che giấu chứng trầm cảm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu đang chống chọi với chứng trầm cảm, bạn có thể trải qua các triệu chứng tâm lí như cảm thấy buồn bã và trống rỗng, cảm giác tội lỗi, lo âu, sợ hãi và tuyệt vọng kéo dài. Bạn cũng có thể trải qua các triệu chứng thể chất như mất ngủ hoặc ngủ không ngon, khó tập trung và thiếu quyết đoán, nhạt miệng, sụt cân, hay cảm thấy thiếu sức sống hoặc mệt mỏi đến mức không muốn bước ra khỏi giường. Thật khó để điều trị bệnh trầm cảm và bạn thường phải cố giấu nó khi ở cùng bạn bè hoặc tới nơi làm việc. Nhưng vượt qua chứng trầm cảm thay vì che giấu hoặc giả vờ đó không phải là vấn đề, là cách duy nhất để bạn cảm thấy tốt hơn và lạc quan hơn về bản thân cũng như thế giới xung quanh.

Các bước[sửa]

Che giấu chứng trầm cảm với bạn bè[sửa]

  1. Tránh giao tiếp với nhiều bạn bè. Thật khó để che giấu chứng trầm cảm với những người xung quanh, đặc biệt là với bạn thân. Để giấu đi chứng trầm cảm, bạn có thể cố gắng tránh các tình huống xã giao với mọi người, nhờ vậy bạn không cần phải giả vờ vui vẻ hoặc xuất hiện trước mặt người khác. Hãy chơi với nhóm bạn thân chỉ vài người để bạn không phải che giấu vấn đề của mình mọi lúc.
    • Lưu ý rằng nếu bạn là người hòa đồng nhưng lại từ chối những lời mời đi chơi hoặc những sự kiện của nhóm thì có thể sẽ gợi lên sự nghi ngờ từ bạn bè. Thông thường, nói về chứng trầm cảm của bạn với người khác sẽ hữu ích hơn là tránh giao tiếp để che giấu nó, vì thật khó để che giấu cảm xúc thật của bạn với bạn bè.
    • Nếu sự có mặt của bạn tại đám đông là không thể tránh khỏi, có thể do tính chất công việc, hãy cố gắng hạn chế thời gian của bạn tại nơi gặp mặt hoặc cho phép bản thân nghỉ giải lao thường xuyên trong phòng tắm. Không nên thức cả đêm mà không dành chút thời gian cho bản thân, tránh xa đám đông. Tiếp tục điều chỉnh cảm xúc của mình hơn là che giấu chúng hoàn toàn.
  2. Đến các sự kiện đông người với bạn thân. Để đối phó với bất kỳ nghi ngờ nào về việc bạn đang bị trầm cảm, bạn nên cố gắng tham dự các sự kiện đông người dù chỉ một chốc, nhất là cùng với vài người bạn thân. Xuất hiện ở những sự kiện xã hội sẽ cho bạn bè thấy rằng bạn vẫn có thể đi ra ngoài và trò chuyện với người khác, dù sự thật là bạn đang đối phó với chứng trầm cảm.
    • Bạn cũng có thể cố gắng hết mình để cư xử lạc quan và năng động tại những sự kiện này hoặc tỏ ra vui vẻ. Tuy nhiên, việc này có thể khá mệt mỏi và bạn có thể giãi bày cảm xúc về chứng trầm cảm của mình với bạn thân. Sẽ tốt và hữu ích hơn khi thường xuyên chia sẻ cảm xúc chán nản với người khác hơn là che giấu chúng.[1]
  3. Thay đổi chủ đề nếu cơn trầm cảm hoặc cảm giác lo âu xuất hiện trong khi trò chuyện. Để tránh né bất kỳ cuộc thảo luận nào xung quanh vấn đề trầm cảm của bạn, bạn có thể thử chuyển sang chủ đề khác nếu một người bạn nói về cảm giác lo lắng của cô ấy hoặc nếu cô ấy quan tâm đến vấn đề trầm cảm của bạn. Bạn có thể nói về chương trình ti vi hay bộ phim mới nhất, hoặc hỏi cô ấy chuyện học hành hay công việc. Thay đổi chủ đề có thể là một cách để che giấu chứng trầm cảm và tránh phải thảo luận điều này với người khác.
    • Thông thường, thay đổi chủ đề có thể được xem như là dấu hiệu rõ ràng của việc lảng tránh, đặc biệt nếu bạn bè luôn lo lắng cho bạn. Việc đảm bảo với họ rằng bạn vẫn ổn hoặc cảm thấy rất tốt cũng có thể chỉ khiến họ thấy bạn đang chống chọi với cảm xúc buồn bã và lo lắng, vì bạn rất khó thể hiện khuôn mặt thực sự hạnh phúc của mình.
    • Bạn cũng có thể nói rõ với người khác rằng bạn đánh giá cao sự quan tâm của họ, nhưng bạn không thể hoặc không muốn nói về sự lo âu hoặc sự chán nản của mình ngay bây giờ. Ví dụ, “Sara à, mình biết bạn thật sự quan tâm đến mình và đó là lí do tại sao bạn hỏi về chứng trầm cảm của mình, nhưng mình không thể nói cho bạn nghe ngay bây giờ được. Mình chắc chắn sẽ cho bạn biết về thời điểm mình đã sẵn sàng và những điều bạn có thể làm để giúp mình.”
  4. Dành thời gian bên cạnh những người đang cố vượt qua chứng trầm cảm. Là chính mình sẽ giúp bạn không phải giả vờ rằng mình không bị trầm cảm với những người xung quanh, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập và cô đơn hơn. Có một cách khác là tìm tới những người bạn hay người quen cũng đang chiến đấu với chứng trầm cảm, vì có thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mở lòng với họ về vấn đề của mình. Điều này cho phép bạn che giấu chứng trầm cảm của mình với vài người bạn và chia sẻ nó với những người sẽ cảm thông và thấu hiểu.
    • Mặc dù có thể khó khi chia sẻ cảm xúc chán nản của mình với người khác, nhưng tiếp tục che giấu chúng có thể làm bệnh trầm cảm của bạn ngày càng tệ hơn cũng như đe dọa đến sự an toàn và hạnh phúc của bạn. Giãi bày cảm xúc tiêu cực với những người cũng đang đấu tranh với cùng cảm xúc như bạn có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn và phục hồi khỏi chứng trầm cảm.[1]
    • Nếu bạn có một người bạn cũng đang chống lại chứng trầm cảm thì thật là tốt khi hai bạn dành thời gian với nhau, nhưng cả hai cũng cần tìm sự hỗ trợ từ những người không bị trầm cảm hoặc đã vượt qua nó. Có thể sẽ rất khó để giải quyết chứng trầm cảm của mình và việc tiếp nhận thêm những cảm xúc, suy nghĩ không tốt của người khác có thể làm cho cả hai cảm thấy nặng nề hơn. Hãy yêu thương nhau, nhưng cũng yêu thương cả những người khác nữa.

Che giấu chứng trầm cảm ở nơi làm việc[sửa]

  1. Tập trung vào công việc của bạn hơn là vào chứng trầm cảm của bạn. Trầm cảm có thể làm bạn khó tập trung, đặt biệt là đối với các nhiêm vụ ngắn và công việc dây chuyền. Nhưng tập trung vào việc phát triển sự nghiệp có thể giúp bạn che giấu sự thật là bạn đang trầm cảm. Cố gắng lập mục tiêu có tính thực tế và hữu ích cho công việc và lên danh sách những việc cần làm mỗi ngày. Ghi chú kỹ trong cuộc họp để không bị phân tâm hoặc gặp rắc rối. Giữ liên lạc tốt với khách hàng và cố gắng đáp ứng các mong đợi của họ.
    • Trong khi đặt ra mục tiêu và lập danh sách việc cần làm có thể dẫn bạn đi đúng hướng và làm sao nhãng khỏi chứng trầm cảm, nhưng bạn có thể bắt đầu nhận ra chứng trầm cảm có thể ngày càng làm bạn khó tập trung hơn. Qua thời gian, nếu không chữa khỏi chứng trầm cảm, bạn sẽ khó tập trung vào công việc hơn và không thể cân bằng công việc với tình trạng sức khỏe tâm thần của mình.
    • Dành thêm thời gian chăm sóc bản thân bằng cách thường xuyên nghỉ ngơi, trò chuyện với đồng nghiệp, đi dạo hoặc ăn những món nhẹ tốt cho sức khỏe. Thoải mái với bản thân hơn khi bạn cố tiếp tục làm việc mặc cho chứng trầm cảm của mình.
  2. Tránh các cuộc trò chuyện văn phòng về chứng trầm cảm hoặc sự lo lắng. Có thể sẽ khó để che giấu chứng trầm cảm của mình khi ai đó nói về sự chán nản hoặc sự lo lắng của họ trong cuộc trò chuyện tại văn phòng. Bạn có thể muốn thay đổi chủ đề khi chứng trầm cảm hoặc sự lo lắng bắt đầu xuất hiện vì vậy bạn không cần phải ép mình chia sẻ cảm xúc chán nản của bản thân, hoặc rời khỏi cuộc trò chuyện.
    • Ý thức được rằng việc chia sẻ cảm xúc về chứng trầm cảm có thể làm bạn cảm thấy khá hơn và bớt cô đơn hơn. Mặc dù tránh né các cuộc trò chuyện xoay quanh chứng trầm cảm và sự lo lắng có thể giúp bạn tiếp tục giấu kín vấn đề của mình, nhưng điều này sẽ không làm giảm cảm xúc buồn chán trong bạn.

Nhận giúp đỡ từ người khác[sửa]

  1. Nói về chứng trầm cảm của bạn với một người bạn thân. Bạn có thể muốn che giấu vấn đề của mình vì xấu hổ, tội lỗi hoặc bối rối về lí do tại sao bạn cảm thấy tiêu cực, buồn bã và cô đơn. Mặc dù bạn có thể cố gắng duy trì vẻ ngoài bình thường để chứng tỏ mọi thứ vẫn ổn, nhưng che giấu cảm xúc chán nản sẽ không cho phép bạn nhận được những giúp đỡ cần thiết. Hãy cân nhắc về việc chia sẻ những cảm xúc của mình với bạn thân, thành viên trong gia đình, hoặc đối tác hoặc bạn đời của mình. Thành thật với cảm xúc của chính mình có thể sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn và giúp bạn cùng mọi người tìm cách khắc phục chứng trầm cảm.[2]
  2. Liên hệ với bô phận nhân lực tại nơi làm việc nếu bạn quyết định đương đầu với cảm xúc trầm cảm của mình. Nhân viên phòng nhân sự có thể là nguồn hỗ trợ tốt để giãi bày nếu bạn quyết định chia sẻ cảm xúc chán nản của mình. Sắp xếp một cuộc gặp riêng với nhân viên nhân sự để có thể thảo luận về vấn đề trầm cảm của bạn và bạn cảm thấy ra sao khi nó ảnh hưởng đến công việc của mình.[3]
    • Nhân viên phòng nhân sự sẽ đưa ra những lựa chọn hỗ trợ bạn như nghỉ phép, liên hệ với nhóm hỗ trợ về trầm cảm, hoặc giới thiệu bác sĩ chuyên khoa bằng bảo hiểm y tế của công ty. Nhiều công ty có sẵn bô phận hỗ trợ cho nhân viên mắc chứng trầm cảm và không muốn nó ảnh hưởng xấu đến công việc của họ.
  3. Tìm đến bác sĩ chuyên khoa hoặc người tư vấn. Để có được sự giúp đỡ cụ thể cho chứng trầm cảm của mình, bạn có thể xem xét việc đến khám bác sĩ chuyên khoa hoặc tư vấn viên chuyên chữa trầm cảm. Hỏi những người bạn cũng chống chọi với chứng trầm cảm giới thiệu bác sĩ chuyên khoa hoặc trao đổi với phòng nhân sự công ty về việc liên hệ với tư vấn viên. Bạn cũng có thể thuê bác sĩ chuyên khoa thông qua kế hoạch chăm sóc sức khỏe cá nhân.[1]
    • Bạn cũng có thể trao đổi riêng với bác sĩ chuyên điều trị bệnh trầm cảm thông qua điện thoại. Bạn có thể tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ hoặc phòng khám của họ trên mạng.[4]
  4. Nói với bác sĩ về loại thuốc điều trị trầm cảm. Việc kết hợp tư vấn tâm lí và thuốc đã được chứng minh là rất có hiệu quả cho người bị trầm cảm. Bác sĩ có thể kê những loại thuốc giúp giảm các triệu chứng và giới thiệu bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà tư vấn tâm lý để giúp bạn khắc phục chứng trầm cảm của mình.[5]
    • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm và bệnh án của bạn mà bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs) chẳng hạn như Prozac, Paxil, Zoloft, Celexa, hay Lexapro; hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs) như Cymbalta, Effexor XR, hay Fetzima.
    • Bác sĩ của bạn có thể kê thuốc chống trầm cảm ba vòng như Tofranil hoặc Pamelor, những loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Tricyclics thường không được kê trừ khi bạn đã dùng SSRIs và không cho thấy sự tiến triển. Luôn thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc chống trầm cảm trước khi uống và nói với họ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong khi dùng những loại thuốc này.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]