Phương pháp dạy học định hướng hoạt động

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Quan điểm đổi mới chất lượng dạy học trong dạy nghề là trang bị cho học sinh các năng lực thực hiện nhiều hơn những tri thức có tính tái hiện lại. Để thực hiện được định hướng đổi mới này phải cần đến các phương thức đào tạo có tính hoạt động và có tính giải quyết vấn đề. Người học cần được trang bị một lượng tri thức cơ bản đồng thời liên kết và định hướng tới các năng lực. Một vấn đề đặt ra ở đây là phương pháp dạy và học nào là mang lại hiệu quả hình thành được ở học sinh các năng lực. Đã từ lâu người ta nghiên cứu tiếp cận lý thuyết hoạt động để thiết kế tổ chức dạy học hướng đến các năng lực trên. Bản chất của kiểu dạy học này là người học phải hoạt động cả tay chân và trí óc để tạo ra một sản phẩm hoạt động. Hoạt động học tập này là một hoạt động có tính trọn vẹn.

Hoạt động nói chung và hoạt động học tập của học sinh cáo cấu trúc sau[1]:

- Một hoạt động bao gồm nhiều hành động và bao giờ cũng nhằm vào đối tượng để chiếm lĩnh nó. Chính đối tượng đó trở thành động cơ hoạt động của chủ thể;

- Hành động được thực hiện bằng hàng loạt các thao tác để giải quyết những nhiệm vụ nhất định, nhằm đạt mục đích của hành động;

- Thao tác gắn liền với việc sử dụng các công cụ, phương tiện trong những điều kiện cụ thể.  

Trong bất kỳ hành động có ý thức nào, các yếu tố tâm lý đều giữ những chức năng:

- Định hướng hành động;

- Thúc đẩy hành động;

- Điều khiển thực hiện hành động;

- Kiểm tra, điều chỉnh hành động.

Vận dụng lý thuyết hoạt động vào hoạt động dạy học tức là phải coi học sinh là chủ thể của mọi hoạt động học tập (học lý thuyết, học thực hành, thực tập sản xuất, học các hoạt động văn hóa, xã hội...), giáo viên cần phải xây dựng nên nội dung hoạt động đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo thể hiện thành hệ thống những nhiệm vụ cụ thể và tổ chức hoạt động của học sinh thực sự có kết quả.

Bản chất của dạy học định hướng hoạt động là hướng học sinh vào hoạt động giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc các nhiệm vụ tình huống nghề nghiệp, nhằm chuẩn bị cho học sinh tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ nghề nghiệp.

Trọng tâm kiểu dạy học định hướng hoạt động là tổ chức quá trình dạy học mà trong đó học sinh hoạt động để tạo ra một sản phẩm. Thông qua đó phát triển được các năng lực hoạt động nghề nghiệp. Các bản chất cụ thể như sau:

  • Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức học sinh hoạt động mang tính trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch qui trình hoạt động, thực hiện hoạt động theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.
  • Tổ chức quá trình dạy học, mà trong đó học sinh học thông qua hoạt động độc lập ít nhất là theo qui trình cách thức của họ.
  • Học qua các hoạt động củ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau)
  • Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ năng giải quyết nhiệm vụ nghề nghiệp.
  • Kết quả bài dạy học định hướng hoạt động tạo ra được sản phẩm vật chất hay ý tưởng.  

Sau đây là bảng phân biệt giữa hai quan điểm dạy học định hướng hoạt động và định hướng khoa học:

Dạy học định hướng hoạt động Dạy học định hướng khoa học
Hoạt động nghề qui định nội dung dạy học. Nội dung dạy học hướng đến các nội dung, cấu trúc của một bộ môn khoa học.
Gồm một hoặc nhiều nhiệm vụ nghề, được chia nhỏ thành các đơn vị nhỏ (các công việc nghề). Để thực hiện được các công việc này thì cần trang bị nội dung dạy học gồm các kiến thức, kỹ năng thái độ cần thiết. Tri thức và phương pháp khoa học của khoa học là cơ sở của nội dung môn học. Nội dung hoạt động nghề nghiệp bị đặt ở vị trí thứ cấp.
Bên cạnh năng lực cần đào tạo là năng lực về chuyên môn thì các các lực khác như năng lực phương pháp, năng lực xã hội được khuyến khích. Yêu cầu năng lực chuyên môn là chính.
Học thông qua hoạt động mang tính trọn vẹn: nhận thức – tư duy – hành động và liên hệ ngược. Chỉ có nhận thức và tư duy còn hành động và liên hệ ngược có thể được học vào thời điểm khác do chương trình đào tạo theo kiểu môn học (lý thuyết và thực hành tách biệt)
Nhiệm vụ bày dạy định hướng hoạt động hướng đến các mục tiêu dạy học về chuyên môn của nhiều môn học truyền thống như gòm cả của môn học phổ thông, cơ sở nganh và chuyên ngành. Mục tiêu dạy học chỉ tập trung xoay quan môn học.
Học sinh xác định tốc độ học tập của mình phù thuộc vào khả năng năng lực của mình. Giáo viên hỗ trợ tư vấn cho học sinh. Toàn bộ lớp học sinh học theo một tốc độ. Những em đặc biệt, giáo viên có thể trợ giúp thêm.
Học thông qua sự hợp tác nhóm: Trao đổi thông tin, giải quyết nhiệm vụ học tập và tự chịu trách nhiệm.
Tự điều khiển của học sinh: Giải quyết nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động có thể qua những con đường khác. Phần lớn là giáo viên truyền thụ và chuẩn bị sẳn cho học sinh. Còn học sinh thì làm theo.
Vai trò của giáo viên là tư vấn và tổ chức cho học sinh tự học, tự giải quyết nhiệm vụ học tập. Giáo viên đóng vai trò là trung tâm, truyền thụ nội dung đến học sinh.

Về khía cạnh phương pháp dạy học. Giờ học theo kiểu định hướng hoạt động được tổ chức theo qui trình 4 giai đoạn như sau:

(1) Đưa ra vấn đề nhiệm vụ bài dạy – Trình bày yêu cầu về kết quả học tập (sản phẩm)

Ở giai đoạn này, giáo viên đưa ra nhiệm vụ bài dạy để học sinh ý thức được sản phảm hoạt động cần thực hiện trong bài dạy và yêu cầu cần đạt được. Sản phảm hoạt động càng phức tạp thì thì độ khó đối với học sinh càng lớn. Thông thường, thường bắt đầu với các nài học với các nhiệm vụ đơn giản. Trong giai đoạn này giáo viên không chỉ giao nhiệm vụ mà còn thông nhất với học sinh về kế hoạch, phân nhóm và cung cấp các thông tin về tài liệu liên quan để học sinh trong qua trình thực hiện nhiệm vụ tra tìm.

(2) Tự lập kế hoạch lao động của học sinh

Trong giai đoạn này học sinh tự thu thập thông tin qua các tài liệu, sổ tay công nghệ để lập qui trình, công nghệ để thực hiện hoạt động tạo ra sản phẩm.

(3) Tự thực hiện theo kế hoạch, qui trình học sinh đã lập

Trong giai đoạn này học sinh tự thực hiện theo kế hoạch đã lập của mình. Những sản phẩm tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ hoạt động có thể là một biên bản, một chi tiết cơ khí hay là một hệ thống thủy khí nén… Về hình thức tổ chức học tập, tùy theo khả năng cơ sở vật chất mà có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân.

(4) Tự đánh giá của học sinh

Bước cuối cùng của dạy học định hướng hoạt động là học sinh tự đánh giá lại kết quả đã hoạt động để từ đó điều chỉnh.

Chú thích[sửa]

  1. Xem N. Leochiep, hoạt động ; ý thức, nhân cách. nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội 1989
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này