Diệt trừ rệp giường

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Rệp giường đang trở thành vấn đề đang gia tăng trên toàn cầu. Chúng có thể xâm nhập vào bất cứ ngôi nhà nào, bất kể sạch hay bẩn. Rệp giường cũng nổi tiếng là khó diệt trừ, và đó là lý do vì sao mà dịch vụ diệt trừ dịch hại chuyên nghiệp là nơi bạn cần gọi đầu tiên. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp để thoát khỏi lũ rệp giường; trước hết là xác định rằng bạn đang có vấn đề với chúng.

Các bước[sửa]

Xử lý nệm giường và phòng ngủ[sửa]

  1. Thử dùng máy hơi nước nóng. Một trong những biện pháp tức thời để tiêu diệt rệp là dùng máy xịt hơi nước nóng. Rệp không thể sống sót khi tiếp xúc với hơi nước, do đó bạn có thể xịt hơi nước mỗi khi phát hiện ra chúng. Dùng máy cầm tay để xịt hơi nước vào lũ rệp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là giải pháp này chỉ giết được những con rệp bạn trông thấy mà không giải quyết được lũ rệp nấp trong các kẽ hở. Rệp thường thích ẩn nấp.[1]
  2. Hút bụi nệm. Tháo vải trải giường và cất trong túi đựng rác lớn. Hút bụi nệm và hộp lò xo trên giường càng kỹ càng tốt, nhớ hút cả bên dưới nệm và hộp lò xo.[2]
    • Xử lý nệm là bước đầu tiên bạn phải làm ngay. Rệp thường cắn người ban đêm, do đó bạn cần làm sạch chỗ ngủ bằng cách hút bụi và bọc kín nệm, sau đó cách ly giường khỏi lũ rệp khác có thể xâm nhập.
  3. Mua bọc nệm giường. Chọn loại bọc nệm giường có thể ngăn chặn rệp và phải chắc chắn để khỏi bị rách.[3]
  4. Bọc nệm và hộp lò xo trên giường bằng các vỏ bọc riêng. Rệp không thể ra vào qua các vỏ bọc này, do đó lũ rệp bên trong không thể cắn bạn. Cuối cùng rệp bên trong sẽ chết, và rệp bên ngoài cũng không có chỗ trú ngụ. Bạn cần giữ bọc nệm như vậy trong khoảng một năm.[4]
  5. Vứt vỏ bọc nếu bị rách. Nếu vỏ bọc nệm bị rách, bạn cần vứt đi và thay vỏ bọc khác. Rệp có thể chui qua các khe hở nhỏ.[4]
  6. Giặt vải trải giường. Giặt vải trải giường trong nước thật nóng và xả lại cũng bằng nước nóng. Sau đó sấy ở chế độ nóng. Nước nóng sẽ tiêu diệt bất cứ con rệp nào bám vào vải.[3]
    • Nhớ vứt các túi rác đựng vải trải giường cũ ra ngoài để chúng không còn hiện diện trong nhà.
  7. Cho quần áo vào các túi đựng rác màu đen. Đặt các túi này dưới nắng vào một buổi chiều nóng. Sức nóng sẽ giết chết lũ rệp bên trong.[2]
  8. Dọn dẹp. Nếu phòng ở bừa bộn, bạn cần phải dọn dẹp lại. Các vật dụng chất đống lộn xộn là nơi rệp thường ẩn nấp, do đó bạn có thể giảm khả năng sống sót của chúng bằng cách dọn sạch các món đồ bừa bộn.[3]
  9. Hút bụi phòng. Bạn có thể diệt được khá nhiều rệp giường bằng cách hút bụi thật kỹ. Nhớ đem rác trong máy hút bụi vứt bên ngoài nhà sau khi hút bụi xong.[3]
  10. Dùng vật dụng cách ly rệp giường. Vật dụng này kê dưới chân giường để ngăn rệp bò lên giường. Các sản phẩm thương mại có thiết kế một “đường hào”để ngăn không cho chúng tới được chân giường.[5]
  11. Kê giường ra xa khỏi tường và đồ đạc khác. Nếu bạn để giường chạm vào tường hoặc đồ đạc khác, lũ rệp vẫn có thể bò lên giường.[2]

Nhờ chuyên gia trợ giúp[sửa]

  1. Đừng viện đến thuốc trừ sâu vội. Thuốc trừ sâu không có hiệu quả cao trong việc diệt trừ rệp. Do đó việc dùng thuốc trừ sâu xử lý giường và phòng ở không giúp ích nhiều.[2]
  2. Gọi chuyên gia diệt trừ dịch hại. Nếu bạn nghĩ mình đang gặp vấn đề với rệp giường thì bước đầu tiên bạn nên làm là gọi dịch vụ chuyên nghiệp, đơn giản là vì bạn không có đủ kỹ năng và công cụ để giải quyết vấn đề một cách triệt để.[3]
  3. Biết những việc cần chuẩn bị. Nhân viên của dịch vụ diệt trừ dịch hại sẽ phải kiểm tra và xử lý hầu hết các phòng trong nhà bạn, kể cả các tấm ván đầu giường, gỗ lát chân tường, thảm, nệm và hộp lò xo trên giường.[2]
  4. Đảm bảo nhân viên dịch vụ phải có tay nghề. Quan sát để chắc chắn họ có kiểm tra từng ngóc ngách và các kẽ nứt. Họ phải xác định được nơi rệp giường có thể ẩn nấp, tuy nhiên có thể bạn cũng cần chỉ cho họ những chỗ khuất.[2]
  5. Sử dụng phương pháp dùng nhiệt. Dịch vụ diệt trừ dịch hại có thể làm nóng các căn phòng lên nhiệt độ rất cao mà bạn không thể tự thực hiện. Bạn hãy hỏi họ về phương pháp này.[3]
  6. Thông báo với quản lý tòa nhà. Nếu sống ở căn hộ trong một tòa nhà, bạn cần nói chuyện với ban quản lý, vì rệp có thể lây lan từ căn hộ này sang căn hộ khác. Khi xử lý một căn hộ thì căn hộ ở tầng trên, tầng dưới và hai căn hai bên đều phải được xử lý cùng lúc.[2]

Ngăn chặn rệp vào nhà[sửa]

  1. Giặt sạch quần áo mới mua về ở cửa hàng đồ cũ. Nếu mua quần áo ở cửa hàng đồ cũ và đem về nhà, bạn cần giặt ngay trong nước thật nóng. Bạn cũng có thể bỏ vào máy sấy với nhiệt độ cao. Quá trình giặt sấy sẽ tiêu diệt hết rệp nếu có.[6]
  2. Không nhặt đồ đạc về nhà. Chiếc ghế xô pha còn rất tốt mà ai đó bỏ đi quả là cám dỗ. Tuy nhiên những món đồ đó có thể là nơi ẩn nấp của rệp giường, và chúng sẽ theo về nhà bạn nếu bạn đem món đồ đó về.[6]
  3. Mua nệm mới. Nếu mua nệm cũ, bạn cần đảm bảo tấm nệm đó phải được làm vệ sinh một cách chuyên nghiệp trước khi đem về nhà. Để chắc chắn, bạn có thể bọc nệm và hộp lò xo trong vỏ bọc chống mạt bụi để đề phòng rệp cắn vào ban đêm.[6]
  4. Kiểm tra phòng khách sạn. Trước khi ngồi xuống, bạn nên đảm bảo phòng khách sạn không có rệp giường bằng cách kiểm tra nệm và xung quanh giường. Để hành lý cách xa giường nếu có thể.[4]
    • Bạn cũng có thể đặt va li lên kệ để hành lý, nếu ở cách xa giường thì càng tốt. Cố gắng đừng để hành lý dưới sàn.[7]
  5. Giặt quần áo sau khi đi xa về. Khi trở về nhà sau một chuyến đi, bạn cần giặt ngay mọi quần áo đem về với nước nóng. Ngoài ra, bạn nên để va li ở garage xe nếu có thể.[4]
  6. Quan tâm đến lợi ích của những người khác. Nếu có vấn đề với rệp, có thể bạn phải bỏ đi một số đồ đạc hoặc vải trải giường. Trước khi đem đi vứt, bạn nên phá hủy món đồ để những người khác không lấy về. Bạn cũng nên để lại lời nhắn kèm theo món đồ vì lý do tương tự.[3]

Phát hiện các dấu hiệu của rệp[sửa]

  1. Tìm rệp trong các ngóc ngách. Lũ rệp là bậc thầy ẩn náu, vì chúng có thể nấp trong các khe nứt, trong nệm hoặc thậm chí đằng sau các vật dụng trên tủ đầu giường. Bạn nên dùng đèn pin để tìm kiếm chúng ở những khu vực này.[8]
  2. Quan sát các dấu hiệu. Rệp giường để lại các hạt phân lốm đốm ở nơi chúng có mặt. Bạn cũng có thể nhận ra các giọt máu li ti trên giường vào buổi sáng.[6]
  3. Kiểm tra các vết cắn. Không phải ai cũng bị tác động bởi vết rệp cắn. Thực tế chỉ có khoảng 1/3 số người có xuất hiện các vết cắn trên da sau khi bị rệp cắn. Vết cắn của rệp thường là những nốt sưng nhỏ màu hồng và ngứa. Thông thường các vết rệp cắn thường xuất hiện thành từng cụm 3 nốt.[6]
  4. So sánh với loài bọ khác. Nếu tìm thấy một con bọ, bạn hãy so sánh nó với các hình ảnh trên internet để xác định xem liệu đó có phải là rệp giường không, hay đó là ve hoặc bọ chét.[3]
  5. Kiểm tra các phòng khác. Phòng ngủ là nơi thường bị nhiễm rệp nhất, tuy nhiên bạn cần kiểm tra cả các phòng khác trong nhà. Ví dụ, rệp có thể theo vào nhà bạn với chiếc xô pha, do đó phòng khách cũng có khả năng bị nhiễm rệp.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]