Duy trì mối quan hệ bền vững trong suốt quá trình nhập ngũ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ đất nước và chuẩn bị sẵn sàng để nhập ngũ vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này có thể sẽ khá khó khăn khi bạn đang trong mối quan hệ tình cảm. Những năm tháng xa cách nhau sẽ kiểm tra sự bền vững trong mối quan hệ của bạn. Chắc chắn quá trình sẽ không dễ dàng gì, nhưng có nhiều biện pháp giúp bạn quản lý. Chuẩn bị trước cho thời điểm nhập ngũ, loại bỏ kỳ vọng. Bạn nên giao tiếp với người ấy nhiều hết mức có thể khi họ đi xa. Cố gắng duy trì sự bận rộn cho chính mình, và tìm kiếm cách để quản lý cảm xúc khi thiếu vắng người yêu.

Các bước[sửa]

Thiết lập kế hoạch[sửa]

  1. Bắt đầu trò chuyện về kế hoạch đi lính. Trước khi nhập ngũ, cả hai bạn nên ngồi xuống và phát triển kế hoạch. Bạn cần phải trò chuyện về cách hai bạn quản lý thời gian, tìm kiếm sự hỗ trợ, và đối phó trong suốt quá trình đi lính.[1]
    • Hai bạn cần phải giúp nhau lên kế hoạch về cách để quản lý. Đối với người phải nhập ngũ, điều này có nghĩa là tập trung vào nhiệm vụ, tìm kiếm sự trợ giúp từ những người lính hoặc quan chức cấp cao khác trong quân đội, và quản lý căng thẳng tại nơi xa. Đối với người ở lại, điều này có nghĩa là nuôi dưỡng sự hỗ trợ tại nhà, duy trì sự bận rộn, và quản lý cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng khi quá trình giao tiếp chỉ có thể diễn ra trong giới hạn.
    • Cố gắng hình thành cuộc trò chuyện càng chân thành và cởi mở càng tốt. Hai bạn cần phải cảm nhận sự tự do trong việc bộc lộ cảm xúc của mình, dù tốt hay xấu, về sự chia ly sắp đến. Cảm giác ghen tuông và bất an là tình trạng bình thường khi phải chia cách trong một khoảng thời gian dài.[2]
    • Dành thời gian riêng tư để trò chuyện với nhau. Dành thời gian để giao tiếp với nhau ở nhà. Nếu bạn có con, bạn nên thuê người trông trẻ trong một đêm để bạn và người ấy có thể nói chuyện.
  2. Xác định kế hoạch cho tình huống khẩn cấp. Trong tình huống khẩn cấp, bạn cần phải sở hữu kế hoạch hành động. Hai bạn sẽ liên lạc với nhau như thế nào? Bạn cần phải gọi điện cho người nào ở nhà khi cần giúp đỡ trong việc đối phó với tình huống khẩn cấp? Đây là những câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trước khi nhập ngũ.[1]
    • Nếu bạn là người ở nhà, bạn nên biết rõ cách nhanh chóng nhất để liên lạc với người ấy. Bạn cũng cần phải chuẩn bị sẵn thông tin của người mà bạn nên gọi điện, như bạn bè hoặc người thân, người có thể giúp bạn vượt qua tình trạng khẩn cấp khi người bạn yêu đang ở xa.
    • Nếu bạn là người đi lính, bạn cần biết rõ cách để liên lạc với người bạn đời của bạn khi bạn gặp chuyện. Trò chuyện với người ấy về cách hỗ trợ từ xa mà bạn sẽ cung cấp cho họ phòng khi có chuyện gì đó xảy ra.
  3. Trò chuyện về thời gian và mức độ thường xuyên trong việc giao tiếp. Thiết lập nền tảng trong giao tiếp là rất quan trọng trong suốt quá trình nhập ngũ. Hai bạn cần phải có sẵn kế hoạch về thời gian và mức độ thường xuyên mà cả hai sẽ giao tiếp với nhau.[1]
    • Có khá nhiều tùy chọn giao tiếp trong suốt quá trình đi lính. Bạn sẽ không thể thường xuyên sử dụng điện thoại, nhưng email, tin nhắn nhanh, gọi điện qua video, hoặc gửi thư thông thường đều là các tùy chọn mà bạn có thể cân nhắc.
    • Nếu có thể, dành một ngày trong tuần để cố gắng nói chuyện với nhau qua điện thoại hoặc gọi điện bằng video (video chat) sẽ khá hữu ích. Nếu bạn thường xuyên phải nhập ngũ, bạn sẽ biết rõ thời điểm khi bạn có thể dùng máy vi tính hoặc điện thoại. Bạn có thể hứa gọi điện thoại hoặc video chat với người ấy vào một khoảng thời gian cụ thể nào đó trong những ngày này.
    • Bạn cũng nên thảo luận về việc cần làm khi cả hai không thể giao tiếp với nhau. Sẽ có lúc bạn không thể sử dụng điện thoại và máy vi tính khi nhập ngũ. Bạn nên thảo luận về điều cần làm trong suốt quá trình này. Ví dụ, bạn có thể đồng ý gửi thư qua đường bưu điện nếu cần thiết.
  4. Xác định hệ thống hỗ trợ của cả hai. Bạn cần phải bảo đảm rằng bạn và người bạn đời của bạn sở hữu sự trợ giúp về mặt cảm xúc trong suốt quá trình nhập ngũ. Giúp đỡ nhau thiết lập hệ thống hỗ trợ trước khi bắt đầu nhập ngũ là ý tưởng khá hay.[1]
    • Đối với người phải đi lính, hệ thống hỗ trợ có thể bao gồm những người lính hoặc thành viên khác trong quân đội. Bạn cũng có thể trò chuyện với người mà bạn có thể giao tiếp từ xa. Ngoài người bạn yêu, bạn nên thiết lập sự gắn bó với bạn bè hoặc người thân. Bạn sẽ phải dựa vào những người này để tìm kiếm sự hỗ trợ trong suốt quá trình đi lính.
    • Nếu bạn là người ở lại, bạn và người ấy cần phải xác định người mà bạn có thể dựa vào. Trò chuyện với người thân và bạn bè của bạn khi người ấy đi xa. Có thể bạn sẽ nhận thấy rằng bạn bè và người thân của người ấy cũng sẽ là người cung cấp sự trợ giúp cho bạn khi bạn phải nhập ngũ.

Giao tiếp trong suốt quá trình nhập ngũ[sửa]

  1. Xác định ngôn ngữ tình yêu của người ấy. Sẽ khó để cung cấp sự trợ giúp từ xa. Xác định ngôn ngữ tình yêu của người ấy sẽ giúp bạn tìm hiểu cách tốt nhất để giúp anh ấy/cô ấy cảm thấy yên tâm. Ngôn ngữ tình yêu của con người là cách khiến họ cảm thấy được ủng hộ và được quan tâm nhiều nhất. Con người phản ứng tốt nhất với nhiều loại hình trợ giúp và an ủi khác nhau.[3]
    • Vài người thích những từ ngữ có ý khẳng định để cảm nhận rằng họ được yêu thương. Câu nói theo kiểu như "Anh nhớ em" và "Anh yêu em" sẽ khá hữu ích. Nếu người ấy trông có vẻ dựa dẫm vào từ ngữ, bạn có thể viết thư và email bày tỏ sự quan tâm của bạn với họ.
    • Đối với một vài người khác, hành động quan trọng hơn từ ngữ. Họ cảm thấy được ủng hộ khi người bạn đời của họ thể hiện sự quan tâm thông qua cử chỉ tử tế, hoặc tặng quà. Nếu người bạn đời của bạn thích hành động, bạn có thể gửi cho họ bưu kiện (gồm thức ăn, tiền bạc, hoặc đồ vật có giá trị khác), gửi tin nhắn bằng hình ảnh, hoặc định kỳ gửi quà.
    • Không may mắn thay, một vài ngôn ngữ tình yêu lại rất khó để thể hiện từ xa. Nhiều người thích được va chạm thể chất và dành thời gian chất lượng với nhau để có cảm giác yên tâm. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình nhập ngũ. Tuy nhiên, bạn có thể cố gắng giúp đỡ bằng cách nói cho người ấy biết rằng bạn nhớ cái chạm của họ như thế nào, và bạn ước gì họ có thể ở bên bạn để cùng xem truyền hình trong đêm mưa.
  2. Gửi bưu kiện, nếu có thể. Nếu bạn có khả năng gửi bưu kiện đến người ấy thì hãy thực hiện. Đây là cử chỉ tuyệt vời giúp họ cảm thấy yên tâm.[2]
    • Bao gồm thêm hình ảnh, thức ăn vặt và vật dụng đầy tình cảm. Hãy sáng tạo. Nếu người ấy có khiếu hài hước, bạn có thể gửi thêm tấm thiệp hoặc lời nhắn vui nhộn.
    • Bạn cũng có thể tặng "phiếu miễn phí sử dụng dịch vụ" khi người ấy về nhà. Một thứ gì đó như "Miễn phí một lần xoa bóp lưng" hoặc "Miễn phí một buổi ăn tối sang trọng". Phương pháp này sẽ giúp cung cấp cho họ một điều gì đó đáng để trông đợi khi về nhà.
    • Nhớ kiểm tra quy định của quân đội trước khi gửi bưu kiện. Trong suốt thời gian nhập ngũ, một số vật dụng có thể bị cấm.
  3. Tránh hình thành hiểu lầm trong tin nhắn. Trong quá trình đi lính, cả hai bạn có thể sẽ giao tiếp thông qua email và tin nhắn rất nhiều lần. Khi không có gợi ý về mặt ngôn ngữ để giúp người đó hiểu rõ về cảm xúc của đối phương, hiểu lầm có thể xảy ra. Sẽ dễ để đọc nhầm một tin nhắn, xem những từ ngữ nhẹ nhàng như tức giận. Bạn nên cố gắng tìm cách để bảo đảm rằng người ấy có thể hiểu rõ bạn khi cả hai không thể trò chuyện trực tiếp với nhau.[4]
    • Ngừng lại trước khi gửi email hoặc tin nhắn. Đọc lại từ ngữ của bạn và suy nghĩ về cách có thể khiến chúng bị hiểu nhầm. Liệu bạn có cảm nhận được sự tức giận trong thông điệp này? Bối rối? Ghen tị? Nếu có, bạn nên tìm hiểu xem liệu có cách nào đó để diễn đạt lại hoặc thêm biểu tượng cảm xúc để trình bày rõ ràng rằng đây chỉ là một thông điệp thân thiện. Ví dụ, "Tối qua, em không thể ngủ được khi không có anh" có thể bị hiểu nhầm thành sự oán giận như "Em thật sự thất vọng khi anh không có mặt ở nơi đây". Thay vào đó, bạn có thể viết là "Em nhớ anh và yêu anh rất nhiều đến nỗi tối hôm qua em không thể ngủ được khi không có anh bên cạnh. <3"
    • Về phần bạn, bạn nên nhớ rằng bạn không thể nào biết chắc 100% về ý định của người đó khi giao tiếp bằng chữ viết. Nếu bạn nhận được một tin nhắn nào đó trông có vẻ như người ấy đang tức giận hoặc buồn bã, bạn nên tự nhắc nhở bản thân nhớ rằng hiểu nhầm là điều phổ biến trong những tình huống này. Bạn nên dành thời gian để bình tĩnh lại, và sau đó là lịch sự nhắn tin để hõi rõ nếu cần. Ví dụ, "Anh cũng rất nhớ được ngủ bên cạnh em. Anh muốn biết chắc một điều, vì anh biết là rất dễ để đọc nhầm email, em không tức giận vì anh phải ra đi đúng không? Anh chỉ muốn biết thôi. :)"
  4. Thông báo cho nhau biết về chuyện xảy ra trong ngày. Nghe về cuộc sống hằng ngày của nhau sẽ giúp bạn và người ấy cảm thấy gần gũi hơn. Bạn nên chia sẻ về chuyện diễn ra hằng ngày khi có cơ hội, ngay cả điều ngớ ngẩn hoặc tầm thường nhất. Bạn có thể chia sẻ về chuyến đi siêu thị của bạn hoặc người bạn gặp tại phòng tập thể dục. Hành động này sẽ giúp người ấy cảm thấy như thể họ luôn có mặt bên bạn.[2]
  5. Tìm cách thức sáng tạo để cung cấp sự hỗ trợ từ xa. Email, điện thoại, và tin nhắn là cách khá tốt để giữ liên lạc. Tuy nhiên, bạn cũng nên cố gắng sáng tạo hơn đôi chút. Người bạn yêu sẽ cảm thấy được xem trọng hơn nếu bạn suy nghĩ về cách hài hước, độc đáo để giao tiếp trong suốt quá trình nhập ngũ.[5]
    • Tạo một quyển sổ lưu niệm cho người ấy khi người ấy quay về, trình bày chi tiết về chuyện đã xảy ra khi người ấy vắng mặt. Quét hình ảnh trong quyển sổ và gửi chúng cho người bạn yêu.
    • Gửi email bài hát hoặc đoạn phim trong bộ phim nào đó có ý nghĩa với cả hai.
    • Sử dụng mùi hương để gợi nhớ. Mùi hương liên kết với ký ức một cách mạnh mẽ, vì vậy, gửi cho người ấy một lọ dầu gội đầu nhỏ mà bạn sử dụng có thể cung cấp cho họ yếu tố giúp họ nhớ đến bạn.
    • Cùng nhau đọc cùng một quyển sách từ xa. Phương pháp này sẽ giúp hai bạn cảm thấy gần gũi, và cung cấp cho cả hai chủ đề để thảo luận khi người ấy quay về.

Duy trì sự bận rộn[sửa]

  1. Viết nhật ký. Viết nhật ký là biện pháp tuyệt vời để xử lý suy nghĩ của bản thân khi người bạn yêu đang ở xa. Bạn cũng có thể viết nhật ký khi bạn đi lính. Viết nhật ký một vài lần trong tuần, ghi chép lại cảm xúc và suy nghĩ liên quan đến sự vắng mặt của người ấy mà bạn cảm nhận. Khi hai bạn đoàn tụ, bạn có thể chia sẻ một vài phần chân thành nhất trong nhật ký với người bạn đời của bạn.[2]
  2. Khám phá sở thích riêng của mình. Mặc dù khoảng cách sẽ gây khó khăn, đôi khi, nó sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để tự khám phá và phát triển cá nhân. Khi người bạn yêu đang ở xa, bạn nên tận dụng cơ hội này để khám phá sở thích và đam mê của riêng mình. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ sách. Tham dự lớp học nấu ăn. Theo đuổi thú vui mới, như chạy bộ hoặc đan lát. Cố gắng tận dụng toàn bộ khoảng thời gian bạn được ở một mình để hiểu rõ bản thân và sở thích của mình hơn.[6]
    • Nếu bạn phải nhập ngũ, sẽ khó để bạn duy trì sự bận rộn cho bản thân. Quá trình nhập ngũ đặc biệt năng động sẽ khiến bạn hoàn toàn dành trọn tâm trí cho nó. Tuy nhiên, một vài thời điểm đi lính sẽ ít bận rộn hơn một số khác. Mặc dù sẽ khá khó khăn để bạn có thể tham gia lớp học nấu ăn khi nhập ngũ, bạn có thể tìm kiếm những hoạt động độc lập khác để theo đuổi. Ví dụ, bạn có thể đọc sách và viết lách. Cố gắng khám phá lĩnh vực khiến bạn quan tâm bằng cách đọc sách về nó trong thời gian rảnh rỗi khi ở xa.
  3. Tìm kiếm hệ thống hỗ trợ. Trong suốt quá trình chia ly, cả hai bạn cần phải tìm đền với hệ thống hỗ trợ lành mạnh. Bản chất con người mang tính xã hội, và ngay cả khi người ấy đã đi xa, bạn nên tìm người mà bạn có thể tìm đến khi cần.[1]
    • Nếu bạn là người phải đi lính, đừng do dự khi phải thân thiết với những người lính khác. Bạn nên cởi mở chia sẻ về khó khăn và căng thẳng của bạn với họ, và trò chuyện về cách bạn quản lý mối quan hệ của bạn.
    • Nếu bạn là người ở nhà, bạn có thể tìm đến với bạn bè và người thân của bạn. Bạn cũng có thể tìm gặp bạn bè và gia đình của người ấy. Dành thời gian với những người thân thiết với bạn sẽ giúp bạn có cảm giác gần gũi hơn với người ấy.
  4. Nhìn nhận mọi chuyện theo đúng bản chất. Nhìn nhận mọi chuyện theo đúng bản chất khi người ấy đang ở xa là điều quan trọng. Bạn cần phải chuẩn bị sẵn bạn bè và người thân mà bạn có thể trò chuyện khi cảm thấy thất vọng hoặc lo sợ vào lúc người ấy vắng mặt. Nếu bạn quen biết một người nào đó cũng có người yêu phải nhập ngũ, họ có thể giúp bạn nhìn nhận mọi việc theo đúng bản chất. Mặc dù khoảng thời gian này sẽ rất khó khăn, hãy nhớ rằng nó sẽ không kéo dài mãi. Cố gắng ghi nhớ là mọi chuyện chỉ diễn ra tạm thời, và tình cảm của bạn sẽ trở nên bền vững hơn khi người ấy quay về.[1]
    • Nếu bạn là người đi lính, có thể một vài đồng đội của bạn cũng có người yêu đang chờ đợi họ ở nhà. Cố gắng trò chuyện với họ về cảm giác của bạn, và tham khảo lời khuyên của họ về cách đối phó. Có lẽ nhiều người đã phải nhập ngũ nhiều lần, và họ sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên về cách để nhìn nhận mọi việc theo đúng bản chất.

Quản lý cảm xúc[sửa]

  1. Giải quyết vấn đề của bạn. Khoảng cách có thể tạo nên cảm giác bất an trong mối quan hệ tình cảm. Nếu bạn đã từng gặp vấn đề với sự bất an hoặc lòng tin, khoảng cách sẽ càng khiến cảm giác này trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cố gắng tìm cách để đối phó với sự bất an của bản thân.[6]
    • Chia sẻ về sự bất an của bạn với người ấy và người khác. Mặc dù bạn không nên trách móc khi nói chuyện với người bạn đời của bạn. Trấn an họ đôi chút sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
    • Xem xét vấn đề của bản thân đối với sự tin tưởng và bất an. Chúng có thể xuất phát từ mối quan hệ trước đó của bạn. Bạn nên cố gắng hiểu rằng mặc dù lo lắng khi người yêu đi xa là chuyện bình thường, cảm giác bất an quá mức có thể hoàn toàn vô căn cứ.
  2. Chấp nhận rằng sự phát triển cá nhân sẽ xảy ra khi cả hai xa cách. Khi bạn và người ấy đoàn tụ, cả hai sẽ trở nên khác biệt đôi chút. Hai bạn đã không chia sẻ một khoảng thời gian dài cùng nhau, và cả hai có thể trở nên tự lực cánh sinh hơn trong suốt quá trình này. Hãy cố gắng chấp nhận rằng khi người ấy trở về, mối quan hệ của hai bạn sẽ khác trước. Tình trạng này không nhất thiết phải trở thành vấn đề tồi tệ. Mặc dù cả hai đã thay đổi, nhưng có thể là vì lý do tốt đẹp hơn. Hai bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong mối quan hệ tình cảm của mình khi nhận thấy nó vẫn phát triển mạnh mẽ bất kể khoảng cách.[1]
  3. Sở hữu kỳ vọng thực tế về quá trình giao tiếp. Đôi khi, giao tiếp sẽ khá khó khăn. Bạn cần phải thấu hiểu sự thật này. Có đôi lúc bạn sẽ không nhận được tin gì từ người ấy trong một vài tuần. Trong suốt quá trình này, bạn nên tìm đến người có thể cung cấp cho bạn sự quan tâm và giúp đỡ.[1]
  4. Tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp, nếu cần. Khoảng cách xa có thể gây nên khá nhiều căng thẳng cho mối quan hệ. Bất an là cảm giác tự nhiên, nhưng nếu bạn nghĩ rằng căng thẳng đang trở nên quá mức, bạn nên đến gặp nhà trị liệu. Nhà trị liệu đã được cấp phép sẽ giúp bạn giải quyết sự bất an của mình và tìm cách tốt hơn để đối phó với khoảng cách. Bạn có thể tìm kiếm nhà trị liệu bằng cách nhờ bệnh viện giới thiệu hoặc tìm hiểu về phạm vi chi trả của bảo hiểm mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang đi học, có lẽ bạn sẽ được tham gia chương trình tư vấn miễn phí trong trường đại học.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]