Giúp đỡ người mắc chứng lo âu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn quen người mắc chứng lo âu, chắc bạn cũng hiểu nó có thể là sự rối loạn làm tê liệt cảm xúc khiến thần kinh mệt mỏi và kiệt sức, bất lực.[1] Thật may thay, ta có thể làm nhiều điều để giúp đỡ người bệnh đối phó và điều trị chứng lo âu.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu Vấn đề[sửa]

  1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lo âu. Đọc về các nguyên nhân của sự lo lắng.[2] Điều này sẽ giúp bạn hiểu được quan điểm của họ và cảm nhận được khi nào họ cần giúp đỡ. Bạn có thể hỏi xem họ có trải qua quá khứ khó khăn, tình trạng sức khỏe hay nếu họ muốn chia sẻ về điều gì đấy.
    • Mặc dù nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu chưa được tìm hiểu toàn diện, nhưng các yếu tố cụ thể như đau đớn hay chấn động trong cuộc sống và đặc điểm di truyền có thể tăng khả năng mắc chứng lo âu.[3]
    • Nhiều khi người lo âu lại có tình trạng sức khỏe như không tốt như hội chứng gây kích thích bụng, bệnh tim, hội chứng tiền kinh nguyệt, hen suyễn hoặc các vấn đề về tuyến giáp.[3]
  2. Tìm hiểu về các kiểu lo âu. Có nhiều kiểu rối loạn lo âu hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cố gắng tìm hiểu người bệnh đang chịu đựng kiểu lo âu nào để có thể hỗ trở nỗ lực giúp đỡ của bạn.[1]:
    • Chứng sợ khoảng trống. Đây là kiểu sợ hãi bị mắc kẹt hoặc mất kiểm soát trong khoảng không.[4]
    • Lo âu do tình trạng sức khỏe không tốt. Đây là chứng lo âu do tình trạng sức khỏe khi mắc hội chứng kích thích bụng, bệnh tim hoặc các vấn đề tuyến giáp. Bạn có thể giúp người bệnh giảm lo lắng bằng cách điều trị tình trạng sức khỏe (ví dụ, nếu họ quên uống thuốc thì hãy nhắc họ).
    • Rối loạn lo âu toàn thể. Đây là chứng lo âu thái quá về các vấn đề thường ngày trong cuộc sống như tiền bạc, sức khỏe, công việc, v.v.
    • Lo âu liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện hoặc cai nghiện. Đây là chứng lo âu do sử dụng thuốc. Bạn muốn tìm hiểu lo âu hình thành do sử dụng thuốc hay do kiềm chế (tiếp tục) sử dụng ma túy (cai nghiện). Bạn có thể khuyên họ đến gặp chuyên gia y tế để được giúp đỡ.
    • Chứng tâm thần hoảng loạn. Đây là chứng lo âu khiến người bệnh trải qua cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi cực độ kéo dài trong vài phút. Xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, cảm giác có nguy hiểm rình rập.[5]
    • Ám ảnh sợ xã hội. Đây là chứng lo âu sợ hãi quá mức các tương tác xã hội. Họ trở nên quá ý thức, dễ bối rối và sợ các tình huống xã hội.[6]
  3. Ghi nhớ cảm giác lo âu. Lo âu không phải là trải nghiệm vui vẻ. Cách giúp đỡ họ chính là hiểu được những gì người bệnh phải trải qua để có thể an ủi họ theo cách đặc biệt phụ thuộc vào triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng bao gồm:[1]:
    • Cảm thấy lo lắng
    • Cảm thấy bất lực
    • Cảm thấy nguy hiểm đang đến gần
    • Cảm thấy yếu đuối
    • Cảm thấy mệt mỏi
    • Khó tập trung
  4. Lắng nghe thật kỹ. Mỗi người sẽ yêu cầu các dạng hỗ trợ khác nhau. Cách tốt nhất để biết hình thức giúp đỡ phù hợp chính là hỏi thẳng họ. Có rất nhiều điều bạn có thể làm chỉ cần lắng nghe.[7]:
    • Hãy giữ biểu cảm bình thường. Ví dụ, nói vài câu kiểu "Tôi hiểu rồi", hoặc "à ừ".
    • Kết hợp biểu cảm với tông giọng cảm xúc trong câu chuyện. Ví dụ, nếu họ cảm thấy thất vọng, hãy thử nói câu "Tôi hiểu rồi" với giọng cảm thông hoặc yên tâm chứ không phải biểu cảm lạnh lùng hay hào hứng (cả hai đều đối lập với cảm xúc của họ)
    • Đặt câu hỏi mở. Nếu bạn muốn tìm hiểu hình thức giúp đỡ, thay vì hỏi những câu như "bạn có lo lắng không??" bạn có thể đặt câu hỏi mở dạng "điều gì hay tình huống như thế nào khiến bạn lo lắng?"
    • Tập trung chú ý vào người bệnh bằng cách loiạ bỏ hoàn toàn suy nghĩ lo lắng về bản thân và theo dõi suy nghĩ và cảm xúc của họ.
  5. Tập đồng cảm. Đồng cảm là sự cảm nhận cảm xúc của người khác và có thể hiểu được quan điểm của họ bằng cách tưởng tượng những gì họ nghĩ và cảm nhận.[8] Sau đây là một vài cách để trở nên đồng cảm với người lo âu[9]:
    • Tập trung chú ý vào họ
    • Ghi nhớ những giá trị và trải nghiệm họ chia sẻ. Nhớ rằng ai cũng có những nỗi đau, sợ hãi, lo lắng và điều này giúp bạn dễ dàng hiểu được quan điểm của họ.
    • Tạm thời ngừng đánh giá của riêng bạn và chỉ xem xét quan điểm của họ
    • Chia sẻ trải nghiệm có liên quan với họ ở mức độ vừa phải để không lấn át cuộc nói chuyện. Chìa khóa chính là thể hiện cho họ thấy bạn có liên hệ với trải nghiệm của họ.
  6. Quan sát người lo âu. Học cách quan sát dấu hiệu để bạn có thể cảm nhận được rằng họ đang lo lắng. Như vậy, bạn có thể giúp đỡ hoặc an ủi khi thấy họ đang lo lắng. Sau đây là một vài dấu hiệu:[1]:
    • Bồn chồn
    • Thở gấp
    • Đổ mồ hôi
    • Run sợ
  7. Để tâm đến lợi ích và tác hại. Cố gắng ghi nhớ rằng nếu bạn không thu nhiều lợi ích từ hoạt động nào đó mà nó lại khiến cho bạn của bạn lo lắng thì tốt nhất nên dừng hoạt động đó.
    • Tuy nhiên, có thể bạn muốn tránh sự quá tải cảm giác lo âu của họ vì nó cung cấp động cơ nhỏ để thay đổi.[10]

Định hướng Mối quan hệ[sửa]

  1. Tích cực củng cố hành vi lành mạnh. Nếu họ mắc chứng ám ảnh sợ xã hội và lại đi dự tiệc để làm quen với mọi người. Hãy để họ biết rằng mình là trung tâm của bữa tiệc và khen ngợi những điều cô ấy nói.[2]
    • Điều này giúp họ nhận ra rằng tham gia vào xã hội cũng không quá tệ và họ có thể phát triển tương tác xã hội.
  2. Tránh hành vi chỉ trích không lành mạnh hay hành vi dẫn tới lo âu. Nếu bạn quở trách họ vì hành vi lo âu, điều này có thể khiến họ cảm thấy lo lắng hơn nữa. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì bạn muốn.[2]
    • Nếu thấy bản thân thất vọng vì họ, thay vì chỉ trích họ, hãy rời phòng và quay trở lại sau khi đã bình tĩnh
    • Thay vì tập trung vào mặt tiêu cực trong hành vi của họ, hãy thử suy nghĩ đến tiềm năng tích cực có thể khiến họ thay đổi hành vi. Ví dụ, nếu họ tránh các tình huống xã hội, thay vì thất vọng với họ, hãy thử nói điều khích lệ "nghĩ mà xem toàn bộ mạng lưới cơ hội sẽ đến bữa tiệc tối nay. Trong quá khứ, bạn cũng từng quen nhiều bạn tốt từ những buổi tiệc thế này mà."
  3. Gợi ý điều trị. Bạn có thể giúp người lo âu bằng cách khuyên họ tiếp nhận điều trị.[2]Bạn có thể gợi ý rằng mọi người thường điều trị chứng lo âu thành công bằng cách đến gặp chuyên gia tâm lý, uống thuốc hoặc kết hợp cả hai.[11]
    • Ghi nhớ rằng các phương pháp điều trị bạn đề ra phải phụ thuộc vào kiểu lo âu của bệnh nhân hoặc nguyên nhân gây bệnh
    • Ví dụ, nếu họ lo âu vì lạm dụng thuốc, bạn có thê gợi đến kiểm tra tại trại cai nghiện. Tuy nhiên, nếu họ bị ám ảnh sợ xã hội bạn có thể khuyên họ đến gặp chuyên gia sức khỏe tinh thần.
  4. Chuẩn bị cho những cuộc tấn công hoảng loạn. Một số kiểu lo âu khiến người bệnh phải chịu đựng sự tấn công hoảng loạn, khiến họ khó thở, tim đập nhanh, tưởng chừng như lên cơn đâu tim và mất kiểm soát. Cơn hoảng loạn vô cùng đáng sợ đối với người lo âu và bạn nếu như không chuẩn bị trước.[5]
    • Nếu họ lên cơn hôảng loạn thì họ sẽ không còn năng lượng để di chuyển cơ thể, hồi đáp hay suy nghĩ bình thường. Thay vì thất vọng hay lo lắng, hãy cố gắng trấn an họ rằng họ đang trải qua cơn hoảng loạn và nó sẽ qua sớm thôi.
    • Nếu bạn nghi ngờ bất kỳ triệu chứng nào không phải kết quả của cơn hoảng loạn, hãy gọi cứu hộ ngay lập tức.
  5. Thư giãn. Đưa họ ra ngoài để tận hưởngbuổi tối đẹp, yên tĩnh và thư giãn hoặc thư giãn ở nhà.[10]
    • Hãy để họ biết rằng bạn không bận tâm đến việc dành thời gian cho họ, theo cách khiến họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Có lẽ cách hiệu quả nhất để giúp người lo âu là phải thấu hiểu và linh hoạt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]