Giải Nobel sinh lý học và y học năm 2010
TS. Robert Edwards đã được trao giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 2010 vì sự phát triển liệu pháp thụ tinh nhân tạo ở người (in vitro fertilization (IVF) therapy). Thành tựu của ông đã cho phép cứu chữa bệnh vô sinh của hơn 10% cặp vợ chồng trên toàn thế giới.
Từ những năm 1950s, Edwards đã nhận định rằng IVF có thể là biện pháp hữu hiệu để khắc phục bệnh vô sinh. Ông đã lao động một cách bài bản để đạt được thành tựu của mình, phát kiến ra những nguyên lý quan trọng trong quá trình thụ tinh ở người, và cũng đã thành công trong việc tiến hành quá trình thụ tinh trên tế bào trứng của người ở trong những ống nghiệm (mà chính xác hơn là trong các đĩa nuôi cấy tế bào). Những nỗ lực của ông cuối cùng đã được tôn vinh vào ngày 25 tháng 7 năm 1978 khi đứa trẻ đầu tiên trên thế giới ra đời trong ống nghiệm. Từ đó đến nay, Edwards và các cộng sự đã hoàn thiện công nghệ IVF và chia sẻ nó với các đồng nghiệp trên khắp thế giới.
Tính đến này, có khoảng 4 triệu người đã được sinh ra từ phương pháp IVF. Rất nhiều trong số họ nay đã trưởng thành, một số thậm chí đã trở thành cha mẹ. Một lĩnh vực mới của Y học đã được hình thành, với sự dẫn lỗi của Edwards từ những nền tảng lý thuyết cơ bản cho đến công nghệ IVF hoàn thiện hiện nay. Những đóng góp của ông đánh dấu một mốc dấu trong sự phát triển của nền y học hiện đại.
Mục lục
Vô sinh - một bệnh liên quan đến y học và tâm thần[sửa]
Hơn 10% cặp "vợ chồng" trên thế giới mắc chứng bệnh vô sinh. Rất nhiều trong số họ, đó là một nỗi thật vọng lớn lao thậm chí đối với một số thì đây là một nỗi ảm ảnh tâm lý kéo dài suốt cuộc đời. Y học lúc đó không có nhiều trợ giúp hữu hiệu đối với bệnh này. Ngày nay, hoàn cảnh đã thay đổi hoàn toàn. Liệu pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) đã hoàn thiện để trứng và tinh trùng không còn nhất thiết phải gặp nhau bên trong cơ thể con người.
Khoa học cơ bản đã đơm hoa kết trái[sửa]
Nhà khoa học người Anh Robert Edwards khởi đầu bằng những nghiên cứu rất cơ bản về bản chất sinh học của quá trình thụ tinh vào những năm 1950s. Ông nhanh chóng phát hiện ra rắng việc tiến hành thụ tinh bên ngoài cơ thể có thể trở thành một khả năng trị liệu cho chứng vô sinh. Các nhà khoa học khác đã thụ tinh thành công trứng của thỏ trong ống nghiệm khi bổ sung tinh trùng, tạo ra những cơ thể bình thường từ đó. Edwards đã quyết định nghiên cứu để làm một điều tương tự ở tế bào trứng của người.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tế bào trứng ở người có vòng đời hoàn toàn khác với trứng của thỏ. Trong một chuỗi các thí nghiệm được tiến hành với đồng nghiệp, Edwards đã xây dựng hàng loạt những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Ông đã làm sáng tỏ cách thức tế bào trứng ở người phát triển, cách những hormon khác nhau điều khiển quá trình trưởng thành này, và tại những thời điểm nào thì tế bào trứng sẵn sàng cho việc gặp tinh trùng. Ông cũng đã xác định những điều kiện cần thiết để hoạt hóa tinh trùng và có năng thụ tinh cho trứng. Trong năm 1969, những nỗ lực của ông cuối cùng đã thành công khi, lần đầu tiên, một trứng người được thụ tinh trong ống nghiệm.
Mặc dù có được thành công này, vấn đề lớn vẫn còn chưa xong. Trứng sau khi thụ tinh đã không thể phát triển sau lần phân bào thứ nhất. Edwards đã hoài nghi rằng những quả trứng đã chín trong buồng trứng trước khi lấy ra để làm IVF sẽ hoạt động tốt hơn, và tìm cách để thu được những tế bào trứng như vậy một cách toàn vẹn.
Từ phòng thí nghiệm đến bệnh viện[sửa]
Edwards liên lạc với bác sĩ sản khoa Patrick Steptoe. Ông này đã trở thành chuyên viên y tế, làm việc cùng với Edwards, để phát triển IVF từ phòng thí nghiệm đến y học lâm sàng. Steptoe là một trong những nhà tiên phong trong kỹ thuật nội soi ổ bụng, một kỹ thuật còn mới và nhiều tranh cãi thời bấy giờ. Kỹ thuật này cho phép thăm dò buồng trứng bằng một thiết bị quang học. Steptoe đã sử dụng nội soi ổ bụng để lấy những tế bào trứng từ buồng trứng và Edwards đã đặt những trứng này vào môi trường nội cấy bổ sung tinh trùng. Những tế bào trứng giờ đây đã có thể phân chia một vài lần và tạo nên phôi bào giai đoạn sớm (giai đoạn 8 tế bào, xem hình).
Những kết quả ban đầu khá hứa hẹn nhưng Hội đồng Nghiên cứu Y khoa quyết định không tiếp tục tài trợ cho dự án. Tuy nhiên, một nguồn quyên góp cá nhân đã cho phép công việc này được tiếp tục. Nghiên cứu này cũng trở thành tâm điểm cho những cuộc tranh cãi về đạo đức mà khởi phát từ chính Edwards. Một vài nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà nhân chủng học và nhà khoa học khác đã yêu cầu dừng dự án này, trong khi một vài người khác thì ủng hộ.
Ngày sinh của Louise Brown trở thành một sự kiện lịch sử[sửa]
Edwards và Steptoe có thể tiếp tục nghiên cứu của họ là nhờ những nguồn tài trợ mới. Bằng cách phân tích mức độ hormone trong cha mẹ, họ có thể xác định thời điểm tốt nhất cho thụ tinh và tối đa hóa cơ hội thành công. Trong năm 1978, Lesley và John Brown đến phòng khám sau chín năm trời nỗ lực không thành để có một đứa con. Liệu pháp IVF được tiến hành, và khi trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi 8 tế bào, nó được chuyển trở lại cho cô Brown. Một đứa trẻ khỏe mạnh, tên là Louise Brown đã được sinh ra bằng phẫu thuật ổ bụng sau khi mang thai đầy đủ, vào ngày 25 tháng 7 năm 1978. IVF đã biến từ một giấc mơ thành hiện thực và một kỷ nguyên mới của y tế đã mở ra.
IVF được hoàn thiện và sử dụng trên toàn thế giới[sửa]
Edwards và Steptoe đã mở Bệnh viện Bourn Hall ở Cambridge, trung tâm đầu tiên trên thế giới cung cấp liệu pháp IVF. Steptoe đã là giám đốc y tế của bệnh viện cho đến khi ông qua đời vào năm 1988, và Edwards sau đó vẫn là trưởng nhóm nghiên cứu cho đến khi ông nghỉ hưu. Các nhà bác sĩ sản khoa và sinh học tế bào từ khắp nơi đã đến tập huấn tại Bourn Hall, nơi mà phương pháp IVF dần dần hoàn thiện. Tới năm 1986, một nghìn đứa trẻ đã ra đời từ IVF ở Bourn Hall, chiếm khoảng một nữa số đứa trẻ sinh ra nhờ IVF trên thế giới tại lúc đó.
Ngày nay, IVF đã là một liệu pháp ổn định trên toàn thế giới. Nó đã có một vài cải tiến quan trọng. Ví dụ, một tinh trùng duy nhất có thể được vi tiêm trực tiếp vào tế bào trứng trong đĩa nuôi cấy. Phương pháp này đã cải thiện bệnh vô sinh ở nam bằng IVF. Ngoài r, những tế bào trứng chín dùng để IVF có thể phát hiện nhờ siêu âm và lấy ra bằng một ống tiêm nhỏ thay vì phải dùng nội soi ổ bụng.
IVF là một liệu pháp an toàn và hiệu quả. 20-30% trứng được thụ tinh có thể trở thành một đứa trẻ. Các trở ngại bao gồm việc say thai do đẻ non rất hiếm khi, đặc biệt khi mà chỉ một trứng duy nhất được cấy vào người mẹ. Các nghiên cứu dài hạn sau đó cho thấy những đứa trẻ IVF đều khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường.
Khoảng gần 4 triệu người đã được sinh ra nhờ IVF. Louise Brown và một vài đứa trẻ IVF khác giờ đây đã sinh ra những đứa trẻ của chính họ. Điều này có lẽ là bằng chứng tuyệt vời nhất cho thành công và độ an toàn của liệu pháp IVF. Ngày nay, viễn kiến của Edwards trở thành hiện thực và đem lại niềm hạnh phúc cho những người vô sinh trên thế giới.
Robert G. Edwards sinh năm 1925 tại Manchester, Anh quốc. Sau thời gian phục vụ quân đội ở Thế chiến thứ 2, ông đã học sinh học ở trường ĐH của xứ Wales tại Bangor và trường ĐH Edinburgh tại Scotland, nơi ông nhận bằng Tiến sĩ vào năm 1955 với luận án về quá trình phát triển phôi của chuột. Ông trở thành nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Quóc gia tại London năm 1958 và bắt đầu nghiên cứu của mình về quá trình thụ tinh ở người. Từ 1963, Edwards làm việc tại Cambridge, khởi đầu tại trường ĐH và sau đó là tại trung tâm y tế Bourn Hall, trung tâm IVF đầu tiên, do chính ông và Patrick Steptoe thành lập. Edwards là giám đốc nghiên cứu của trung tâm này trong nhiều năm và ông cũng là biên tập viên của nhiều tạp chí khoa học hàng đầu trong lĩnh vực thụ tinh. Robert Edwards hiện đang là giáo sư danh dự của ĐH Cambridge.
Tham khảo[sửa]
- Edwards RG. Maturation in vitro of human ovarian oocytes. Lancet 1965; 2:926-929.
- Edwards RG, Bavister BD, Steptoe PC. Early stages of fertilization in vitro of human oocytes matured in vitro. Nature 1969; 221:632-635.
- Edwards RG, Steptoe PC, Purdy JM. Fertilization and cleavage in vitro of human oocytes matured in vivo. Nature 1970; 227:1307-1309.
- Steptoe PC, Edwards RG. Birth after the reimplantation of a human embryo. Lancet 1978; 2:366.
- Edwards RG. The bumpy road to human in vitro fertilization. Nature Med 2001; 7:1091-4.
Nguồn[sửa]
Xem thêm[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
- Giải Nobel y sinh học 2010: ghi công người gieo hạnh phúc cho đời blog của GS Nguyễn Văn Tuấn