Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Ở Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở nam giới. [1] Tuyến tiền liệt là tuyến có kích thước bằng quả óc chó, nằm sau gốc dương vật và dưới bàng quang. Chức năng của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch, chất dịch giúp bảo vệ, hỗ trợ và vận chuyển tinh trùng.[2] Một khi đã hiểu các nguy cơ yếu tố nguy cơ, bạn nên đi xét nghiệm, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để giảm nguy cơ mắc ung thư ung thư tuyến tiền liệt.

Các bước[sửa]

Hiểu được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt[sửa]

  1. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ cá nhân. Một số yếu tố chủ yếu dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới là tuổi tác và tiền sử gia đình. Tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Trong khi 75% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt không có trình tự cụ thể, thì có khoảng 20% trường hợp có người thân trong gia đình bị mắc bệnh trước đó. Ngoài ra, khoảng 5% các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt là do di truyền.
    • Hơn 80% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt là ở nam giới trên 65 tuổi.
    • Nếu có người thân đời thứ nhất (cha, anh/em trai hoặc con trai) bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn mức trung bình 2-3 lần.[3]
    • Nếu bị đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, bạn có nhiều khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ xét nghiệm để biết được bạn có mang những gen này hay không.
    • Ung thư tuyến tiền liệt có liên quan đến kích thước vòng eo và tỉ lệ eo-hông.[4] Chất béo quanh eo càng nhiều thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng cao.
  2. Yếu tố chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn người da trắng 60%. Nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt và nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt khi còn trẻ ở nam giới Mỹ gốc Phi cao gấp đôi so với nam giới người da trắng.[3]
  3. Tác động của hormone. Các hormone tự nhiên do cơ thể sản sinh có thể góp phần gây ung thư tuyến tiền liệt. Testosterone là hormone giới tính nam, đóng vai trò làm trầm chất giọng, tăng khối lượng cơ bắp và chắc khỏe xương ở nam giới. Hormone này cũng chịu trách nhiệm kiểm soát ham muốn tình dục, hoạt động tình dục và kích động nổi nóng ở nam giới. Sự tăng trưởng của tế bào tuyến tiền liệt được kích thích khi testosterone chuyển hóa thành dihydrotestosterone (DHT) một cách tự nhiên. Theo nghiên cứu, nồng độ DHT dư thừa sẽ gây nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. [5]
    • Một hormone gây ung thư tuyến tiền liệt khác là Yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1(IGF-1).[6] Nồng độ IGF-1 dư thừa cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
  4. Nhận biết triệu chứng. Ung thư tuyến tiền liệt sẽ biểu hiện một số triệu chứng. Khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm), tiểu ít hoặc tiểu ngắt quãng, tiểu khó hoặc bị căng trong quá trình đi tiểu, không thể tiểu, đau hoặc bỏng rát khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch, khó cương dương, đau buốt ở lưng, hông hoặc khung xương chậu.
    • Xuất hiện triệu chứng trên không chắc chắn rằng bạn đã bị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để xét nghiệm liệu có bị mắc căn bệnh nào khác không.

Khám bác sĩ để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt[sửa]

  1. Thăm khám trực tràng bằng ngón tay (DRE). Khám bác sĩ là một trong những cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp khám trực tràng bằng ngón tay (DRE). Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một ngón tay được đeo găng vào trực tràng để cảm nhận những bất thường ở bề mặt tuyến tiền liệt.
    • Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt nên đi khám khi tuổi 50. Người Mỹ gốc Phi và nam giới có người thân đời thứ nhất bị ung thư tuyến tiền liệt, được chẩn đoán bị sẽ mắc ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi, nên đi sàng lọc ung thư khi 40 hoặc 45 tuổi.[7]
  2. Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt (PSA). Ở xét nghiệm PSA, bác sĩ để lấy máu và kiểm tra nồng độ kháng nguyên trong cơ thể. Tùy thuộc vào nồng độ kháng nguyên trong đợt xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ có thể khuyến nghị bao lâu bạn nên đi xét nghiệm một lần. Nồng độ PSA càng cao, bạn càng phải thường xuyên đi xét nghiệm. Nếu nồng độ PSA quá cao, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm hơn để biết bạn có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không.[7]
    • Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nếu nồng độ PSA cao hơn 2,5 ng/mL, bạn nên tái xét nghiệm mỗi năm. Nếu nồng độ PSA thấp hơn 2,5 ng/mL, bạn chỉ cần xét nghiệm 2 năm 1 lần.[8]
    • Nếu PSA từ 4-10 ng/mL, tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt là 1/4. Nếu SPA cao 10 ng/ml, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ lên đến 50%. [9]
    • Nếu xét nghiệm DRE hoặc PSA không phát hiện điểm bất thường, bạn sẽ được tiếp tục kiểm tra bằng phương pháp Siêu âm trực tràng (TRUS) và sinh thiết nếu cần.[7]
  3. Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc được chứng minh có khả năng giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Theo thử nghiệm lâm sàng, thuốc Avodart và Proscar giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.[10][11] Hiện nay, các thuốc này chỉ được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt đối với việc điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH).
    • Nói một cách chính xác, các thuốc này chỉ được sử dụng ngoài hướng dẫn để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt và vẫn chưa được FDA chấp thuận.[2]

Giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt bằng chế độ ăn và tập thể dục[sửa]

  1. Tập thể dục đều đặn. Tập thể dục là cách tuyệt vời giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra nguy cơ ung thư sẽ giảm đáng kể nếu bạn tăng cường tập thể dục.[12] Bạn nên tập Aerobic ít nhất 30 phút/ngày trong 5-6 ngày mỗi tuần.[13]
    • Aerobic là hình thức tập thể dục giúp phòng bệnh tốt nhất vì giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường năng lượng.
    • Thử các bài tập Aerobic như đạp xe, bơi lội, chạy, nhảy, đạp xe tại chỗ và chèo thuyền. Cố gắng tích cực hoạt động thể chất trong cuộc sống hằng ngày. Đi cầu thang bộ thay vì thang máy, gửi xe ở vị trí xa nơi làm việc và đứng làm việc thay vì ngồi một chỗ.
    • Một nghiên cứu cho thấy nam giới tập Aerobic cường độ mạnh ít nhất 3 tiếng mỗi tuần đã giảm nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt xuống 61%.[14]
  2. Giảm chỉ số khối cơ thể (BMI). Đo chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ biết được trọng lượng cơ thể có khỏe khỏe mạnh hay không. Nam giới có trọng lượng khỏe mạnh có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với nam giới được xem là béo phì.[12] Đo chỉ số khối cơ thể là phương pháp đo chất béo trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI được phân loại thành nhiều mức đo. BMI ˂18,5: thiếu cân, BMI từ 18,5-24,9: trọng lượng bình thường, BMI từ 25-29,9: thừa cân và BMI ≥ 30: béo phì.
    • Để tính chỉ số BMI, lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng m). [15]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch ăn uống giúp giảm cân hiệu quả và tốt cho sức khỏe.
  3. Quan hệ tình dục thường xuyên hơn. Một cách khác giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt là quan hệ tình dục nhiều hơn. Theo một nghiên cứu của Úc, nếu thủ dâm 5 hoặc nhiều hơn 5 lần một tuần, nam giới sẽ giảm được 34% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 70 tuổi. Kèm theo đó, quan hệ tình dục cũng được tính vào tổng số lần xuất tinh mỗi tuần.
    • Giải thích cho kết quả nghiên cứu trên đó là quan hệ tình dục giúp loại bỏ các tác nhân gây ung thư tuyến tiền liệt trong quá trình xuất tinh. [16]
  4. Ăn ít chất béo. Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt bằng cách thay đổi chế độ ăn. Ăn ít chất béo sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. [17]
    • Nói chung, lượng chất béo tiêu thụ không được vượt quá 30% tổng lượng calo hàng ngày. Bạn cũng không được tiêu thụ chất béo bão hòa vượt quá 20%, không tiêu thụ chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn vượt quá 10% tổng lượng calo tiêu thụ hằng ngày.[18]
  5. Ăn ít thịt đỏ và sữa. Nên hạn chế tiêu thụ thịt và sữa nếu đang cắt giảm chất béo. Thêm vào đó, giảm tiêu thụ hoặc không tiêu thụ thịt đỏ, sữa và trứng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    • Thịt đỏ là nguồn cung cấp chất béo bão hòa đáng kể trong chế độ ăn. Thịt đỏ cũng làm tăng nồng độ IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1) – yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    • Giảm mỗi khẩu phần protein xuống còn 90 g và chỉ ăn tối đa 180 g protein mỗi ngày.[18]
    • Thịt đỏ, sữa và trứng cũng làm tăng nồng độ choline – một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    • Sữa chứa nhiều chất béo bão hòa và canxi. Tiêu thụ quá nhiều canxi cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.[14]
    • Giảm hàm lượng canxi bằng cách giảm tiêu thụ, thậm chí loại bỏ, các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua ra khỏi chế độ ăn. Nên lựa chọn các sản phẩm từ đậu nành để thay thế.
  6. Tăng cường tiêu thụ đậu nành. Tăng cường tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các sản phẩm đậu nành chứa isoflavone, một hợp chất tự nhiên hoạt động tương tự như estrogen. Theo các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, isoflavone được chứng minh là giúp ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
    • Cố gắng kết hợp các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, tương Tempeh, tương Miso và đậu phụ vào chế độ ăn mỗi ngày.
    • Đối với nam giới theo đạo Cơ đốc Phục Lâm tại Mỹ, tiêu thụ hàm lượng cao sữa đậu nành cung cấp cho họ khoảng 90 mg isoflavones mỗi ngày, do đó, giúp giảm 70% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    • Tất cả các thực phẩm đậu nành truyền thống đều cung cấp 30-40 mg isoflavones trong một khẩu phần ăn.
    • Nguồn thực phẩm giàu isoflavone khác là lạc và các loại đậu như đậu gà, đậu lăng và đậu thận.[19]
  7. Ăn nhiều rau củ quả. Ăn nhiều rau củ quả giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nên ăn các loại rau củ như cà chua vì chúng chứa lycopene. Chất này có nhiều trong cà chua nấu chín và được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xuống 35% và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cấp tính xuống 50%. Hành tây, tỏi, tỏi tây, hẹ tây, hành lá và hẹ chứa các hợp chất oregano-sulfur giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    • Bạn cũng nên ăn bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, mầm cỉa Brussel, bông cải trắng và cải ngựa vì chúng chứa các hợp chất giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.[14]
  8. Tăng cường ăn cá nhiều chất béo. Bạn nên cân nhắc việc tăng cường tiêu thụ các loại cá giàu chất béo. Cá là thực phẩm giàu axit béo omega-3 giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Bạn có thể thử chế biến món ăn mới từ cá ngừ, cá hồi, cá trích và cá mòi.
    • Nếu không thích ăn cá, có thể bổ sung axit béo omega-3 vào chế độ ăn bằng cách ăn hạt lanh.[20] Có thể thêm hạt lanh nguyên hạt hoặc đã được nghiền nhỏ vào món ăn.
  9. Uống rượu vang đỏ. Uống rượu vang đỏ giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Vỏ nho đỏ chứa hàm lượng cao resveratrol - chất chống oxi hóa giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.[21]
    • Mặc dù tốt nhưng rượu vang đỏ chỉ nên được tiêu thụ có chừng mực. Không nên uống quá hai ly (300 ml) rượu vang đỏ mỗi ngày. [22]
    • Uống nhiều hơn 300 ml mỗi ngày sẽ giảm lợi ích của rượu vang đỏ.[16]
  10. Uống trà xanh. Uống trà xanh cũng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Trà xanh ủ chứa hàm lượng cao các hợp chất polyphenol, đặc biệt là catechin giúp cơ thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Bạn có thể tự ủ một tách trà và thưởng thức vào bữa sáng hoặc ăn trưa để giúp giảm nguy cơ ung thư.
    • Lưu ý rằng caffeine có trong trà xanh có thể gây một số tác dụng phụ như khó ngủ, nhức đầu, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. [23]
    • Trà đen chứa nồng độ polyphenol và catechin thấp hơn trà xanh.

Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và thảo mộc[sửa]

  1. Hạn chế một số vitamin và khoáng chất. Bạn nên cẩn trọng khi bổ sung vitamin và khoáng chất. Thực phẩm chức năng bổ sung selen và vitamin E có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt nếu ban đầu cơ thể có nồng độ selen thấp.[24]
  2. Tăng cường tiêu thụ các vitamin và khoáng chất tự nhiên. Một số loại thực phẩm chức năng có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt một cách tự nhiên. Folate tự nhiên (một vitamin B) được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Bạn không nên dùng axit folic - dạng tổng hợp của folate vì dạng này làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. [25]
    • Cố gắng duy trì việc tiêu thụ kẽm ở mức độ vừa phải. Mặc dù có nhiều ý kiến tranh cãi xoay nhưng kẽm vẫn được xem là giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Mặc dù vậy, bạn cần biết rằng thiếu hụt hoặc dư thừa kẽm có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. [14]
    • Theo một nghiên cứu của Viện Y học Quốc gia (Mỹ), sử dụng vitamin tổng hợp không liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.[26]
  3. Tăng cường tiêu thụ thảo mộc. Bạn có thể tìm các thảo mộc giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Theo thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp Zyflamend gồm các thảo mộc gừng, oregano, hương thảo và trà xanh giúp ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt xuống 78%. Bên cạnh đó, FBL 101 – hỗn hợp đậu nành, thiên ma, đương quy, cam thảo và Red Clover cũng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    • Các nhà khoa học tại Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) đã sử dụng FBL 101 cho chuột bị ung thư tuyến tiền liệt và nhận thấy hỗn hợp thảo mộc này giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.[16]
    • Liều dùng Zyflamend là 2 viên nang mềm cùng với bữa ăn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng hỗn hợp thảo mộc Zyflamend hoặc FBL 101.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bị nhiễm chất độc màu da cam - hóa chất được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, bạn nên sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt. Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ đã xếp ung thư tuyến tiền liệt vào loại bệnh liên quan đến chất độc da cam. [2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.cdc.gov/cancer/dcpc/data/men.htm
  2. 2,0 2,1 2,2 http://www.cancer.net/cancer-types/prostate-cancer/overview
  3. 3,0 3,1 Gann PH. Risk factors for prostate cancer. Rev Urol. 2002; 4 (Suppl 5): S3-S10.
  4. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18990768
  5. http://www.health.harvard.edu/family_health_guide/testosterone-prostate-cancer-and-balding-is-there-a-link-thefamilyhealth-guide
  6. Roberts CT. IGF-1 and prostate cancer. Novartis Found Symp. 2004; 262: 193-199.
  7. 7,0 7,1 7,2 http://emedicine.medscape.com/article/1967731-workup#aw2aab6b5b2
  8. http://www.cancer.org/cancer/prostatecancer/moreinformation/prostatecancerearlydetection/prostate-cancer-early-detection-acs-recommendations
  9. http://www.cancer.org/cancer/prostatecancer/moreinformation/prostatecancerearlydetection/prostate-cancer-early-detection-tests
  10. Andriole GL et al. Effect of dutasteride on the risk of prostate cancer. N Engl J Med. 2010 Apr 1; 362 (13): 1192-1202.
  11. Thompson IM et al. The influence of finasteride on the development of prostate cancer. N Engl J Med. 2003 Jul 17; 349 (3): 215-224.
  12. 12,0 12,1 http://www.cancer.org/cancer/prostatecancer/detailedguide/prostate-cancer-prevention
  13. http://www.medicalnewstoday.com/articles/262675.php
  14. 14,0 14,1 14,2 14,3 http://www.drfuhrman.com/library/prevent_prostate_cancer.aspx
  15. http://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/adult_bmi/index.html
  16. 16,0 16,1 16,2 http://www.menshealth.com/mhlists/prevent_prostate_cancer/Love_Thyself.php
  17. http://www.ucsfhealth.org/education/nutrition_and_prostate_cancer/
  18. 18,0 18,1 Keegan, Lynn (1996). Healing Nutrition. Albany, NY: Delmar.
  19. http://www.mayoclinic.com/health/prostate-cancer-prevention/MC00027
  20. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prostate-cancer/in-depth/prostate-cancer-prevention/art-20045641
  21. http://www.menshealth.com/mhlists/prevent_prostate_cancer/Love_Thyself.php
  22. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/red-wine/art-20048281?pg=2
  23. http://www.cancer.gov/cancertopics/causes-prevention/risk/diet/tea-fact-sheet
  24. http://www.webmd.com/prostate-cancer/news/20140221/vitamin-e-selenium-supplements-might-double-chances-of-prostate-cancer
  25. http://www.cancer.gov/cancertopics/pdq/prevention/prostate/Patient/page3
  26. Lawson KA et al. Multivitamin use and risk of prostate cancer in the National Institutes of Health--AARP diet and health study. J Natl Cancer Inst. 2007; 99 (10): 754-764.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này