Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giao tiếp với mèo
Từ VLOS
(đổi hướng từ Giao tiếp với Mèo)
Khoa học đã phát hiện ra rằng loài mèo có hệ thống giao tiếp phức tạp với hàng trăm tiếng kêu khác nhau để diễn đạt cho loài người biết chúng muốn hoặc cần gì.[1] Việc hiểu rõ cách thức mèo truyền tải thông tin và hiểu giao tiếp của con người sẽ giúp bạn thúc đẩy mối quan hệ mang nhiều sắc thái với chú mèo đồng hành của mình. [2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Đọc Ngôn ngữ Cơ thể Mèo[sửa]
-
Quan
sát
đuôi
mèo.
Cũng
giống
như
chó,
mèo
giao
tiếp
bằng
vị
trí
và
chuyển
động
đuôi.[3]
Khi
nắm
rõ
dấu
hiệu
vị
trí
đuôi
kèm
theo
tiếng
kêu,
bạn
có
thể
hiểu
được
nhu
cầu
và
mong
muốn
của
mèo
yêu.
Một
số
vị
trí
đuôi
phổ
biến
bao
gồm:
- Đuôi dựng thẳng và cong lên ở phần cuối: mèo đang vui vẻ.
- Đuôi co giật: chúng cảm thấy hào hứng hoặc lo lâu.
- Lông đuôi dựng đứng hoặc xù lên: mèo đang hào hứng hoặc cảm thấy bị đe dọa.
- Đuôi rung lên: chúng rất hào hứng và phấn khởi khi được gặp bạn.
- Lông đuôi dựng lên và đuôi cong ở phần cuối thành hình chữ N: đây là dấu hiệu gây hấn và có thể xuất hiện trong khi đánh nhau với mèo lạ hoặc tự vệ.
- Lông đuôi dựng đứng nhưng đuôi sà xuống thấp: mèo của bạn đang cảm thấy hằn học hoặc sợ hãi.
- Đuôi sà xuống và giấu xuống dưới: chúng đang sợ hãi.
-
Nhìn
vào
mắt
mèo.
Khi
quan
sát
đôi
mắt
của
chúng,
bạn
có
thể
gần
gũi
với
mèo
hơn
và
hiểu
thấu
cảm
nhận
bên
trong
của
chúng.
Tuy
nhiên,
bạn
không
nên
nhìn
chằm
chằm
vào
mắt
chúng
mà
không
nháy
mắt,
vì
đây
là
hành
động
mang
tính
đe
dọa
làm
cho
mèo
không
thoải
mái.
- Nếu đồng tử mắt giãn ra, mèo đang cảm thấy vui vẻ hoặc hào hứng hay khá sợ hãi hoặc hung hăng; bạn nên kết hợp hành vi của chúng để xác định cụ thể.[4]
- Mèo nhìn thẳng vào mắt bạn chứng tỏ chúng tin tưởng và cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn.
- Mèo chớp mắt từ từ có thể là dấu hiệu trìu mến, có nghĩa là chúng thoải mái khi có người xung quanh.
-
Chú
ý
ngôn
ngữ
cơ
thể
khác.
Vì
mèo
“thành
thạo”
hơn
người
trong
việc
sử
dụng
ngôn
ngữ
cơ
thể,
cho
nên
một
số
cử
chỉ
nhất
định
thường
đi
kèm
với
tiếng
kêu
để
truyền
tải
thông
điệp.
- Mèo hích mũi và ngả đầu nhẹ ra sau có ý nghĩa rằng “Tôi thừa nhận bạn.” Mèo khi ngồi bên cửa sổ có thể chào theo cách này khi bạn đi ngang qua.
- Mèo cụp tai ra sau khi chúng cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, hoặc phấn khởi. Hành động này có thể xuất hiện khi mèo ngửi một cách thận trọng để tìm hiểu đồ vật.
- Mèo thè lưỡi ra ngoài và liếm môi dưới có nghĩa rằng chúng đang lo lắng hoặc sợ hãi.
-
Nhận
diện
hành
vi
giao
tiếp.
Một
số
hình
thức
giao
tiếp
của
mèo
dựa
trên
cách
mà
chúng
cư
xử
khi
ở
gần
bạn.
Một
số
hành
vi
cụ
thể
thường
mang
ý
nghĩa
nhất
quán
đối
với
hầu
hết
loài
mèo.[3]
- Mèo cạ lông vào người bạn có nghĩa chúng đang đánh dấu quyền sở hữu của mình.
- “Nụ hôn” bằng mũi ẩm ướt thể hiện sự trìu mến khi mèo chạm mũi vào bạn. Hành động này có nghĩa chúng thích và cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn.
- Mèo cạ đầu, đi vòng quanh và quấn đuôi vào một người hay con vật là hành động chào hỏi đặc trưng.
- Hành động dụi đầu vui vẻ thể hiện sự thân thiện, yêu thích.
- Mèo ngửi khuôn mặt của người để nhận diện bằng mùi quen thuộc.
- Mèo dùng bàn chân nhồi bóp nhịp nhàng, chuyển đổi giữa chân phải và trái là dấu hiệu vui vẻ, mãn nguyện, hoặc đùa nghịch. Hành động xoa bóp thể hiện chúng biết rõ và tin tưởng bạn.
- Mèo dùng lưỡi liếm bạn thể hiện tin tưởng tuyệt đối. Chúng có thể xem bạn là thành viên trong gia đình, giống như mèo mẹ chải chuốt liếm lông cho mèo con.
- Nếu mèo đang cố ngoặm tóc, có thể chúng đang “chải chuốt” cho bạn. Điều này có nghĩa chúng thật sự yêu quý và tin tưởng bạn.
- Một số chú mèo thường thể hiện tình yêu thật sự bằng cách bắt chước hành động. Bạn có thể kiểm tra bằng cách “giả chết” trên sàn. Mèo sẽ ngửi và đẩy nhẹ, sau đó cũng giả chết theo.
- Trong trường hợp mèo cắn nhẹ, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn nên để chúng một mình.
Giao tiếp với Mèo[sửa]
-
Giao
thiệp
lại
với
mèo.
Chúng
luôn
học
cách
giao
tiếp
với
chúng
ta.
Bạn
càng
giao
thiệp
nhiều
bao
nhiêu,
thì
chúng
càng
học
nhanh
hơn.[2]
- Dùng giọng điệu hơi cao để truyền tải sự thân thiện và giọng nói hạ thấp để thể hiện sự không hài lòng hoặc hung hãn.[2]
- Việc lặp lại giúp mèo xác định hành động phù hợp. Bạn có thể lặp lại một từ như là “ngủ” hoặc “giường” mỗi khi đi ngủ. Cuối cùng, mèo sẽ bắt đầu liên kết âm thanh của từ được lặp lại với hành động của bạn và thậm chí có thể đi ngủ trước cả bạn.
-
Dùng
ám
hiệu
giao
tiếp
không
lời.
Mèo
có
thể
được
dạy
để
hiểu
từ
ngữ,
nhưng
chúng
có
bản
năng
nhận
diện
ám
hiệu
không
lời.
Bạn
có
thể
tạo
môi
trường
gần
gũi
ấm
áp
với
nguyện
vọng
rõ
ràng
và
kết
hợp
sự
bất
ngờ
để
gắn
bó
chặt
chẽ
với
chú
mèo
mà
bạn
mới
đưa
về
nhà.
- Nếu bạn chớp mắt chậm rãi khi nhìn mèo yêu, chúng sẽ phản ứng lại bằng cách tiến lại gần hoặc vuốt ve. Đây được xem là cử chỉ không mang tính đe dọa.
- Không nên nhìn chằm chằm trực tiếp vào mắt mèo. Nếu không mèo sẽ cho rằng bạn không thân thiện hoặc có thái độ gây hấn.[4]
- Nếu mèo muốn đi đâu đó ví dụ như ngồi cạnh bạn trên ghế dài chẳng hạn, nhưng không chắc chắn, thì bạn có thể vỗ nhẹ lên mặt ghế và dùng giọng điệu nhẹ nhàng, khẳng định để mời chúng ngồi cạnh.
- Luôn nhất quán giữa ý định cử chỉ. Nhiều người nuôi thú cưng thường hay đưa ra tín hiệu mập mờ khi nói “không” nhưng lại vuốt ve mèo cùng một lúc. Điều này làm chúng cảm thấy bối rối. Vì vậy, nếu bạn muốn mèo đi chỗ khác, thì nên thể hiện một cách kiên định và đẩy nhẹ, không gần gũi để chúng biết rằng sự hiện diện lúc này là không phù hợp. Hầu hết loài mèo thường cố chiếm hữu không gian của người hai đến ba lần từ nhiều hướng khác nhau. Khi nói rằng “Để sau”, bạn phải hết sức kiên nhẫn.
- Không nên la mắng hay phạt mèo bằng hành động lên cơ thể. Điều này chỉ làm cho mèo sợ hãi và nổi giận, chẳng những có lợi mà còn hại thêm. Thay vào đó, bạn có thể dùng giọng điệu nghiêm khắc nhằm thể hiện thái độ không hài lòng. Mèo sẽ hiểu được điều này và cảm nhận sự không vui từ bạn.[5]
-
Truyền
tải
mệnh
lệnh
cho
mèo.
Luôn
nhất
quán
giữa
cách
dùng
từ,
tông
giọng,
và
một
số
dấu
hiệu
đi
kèm
trong
khi
đưa
ra
mệnh
lệnh
để
giúp
cả
hai
thống
nhất
và
nắm
bắt
nguyện
vọng
rõ
ràng.[5]
- Dùng giọng điệu ra lệnh khi mèo đang làm hành động mà bạn cho là không phù hợp. Nên thể hiện thật tự nhiên và có thể lặp lại dễ dàng, nhưng cần khác biệt với giọng nói hằng ngày của bạn. Khi bạn dùng giọng điệu này ít thường xuyên nhưng nghiêm túc, mèo yêu sẽ học cách liên kết giọng nói với ý nghĩa rằng chúng đang làm bạn không vui.
- Dùng tiếng xuýt nhanh và the thé thể hiện mệnh lệnh “không”. Âm thanh này có thể truyền tải sự trừng phạt hoặc cảnh báo tương tự như trong “ngôn ngữ mèo” và bạn có thể dùng nó để truyền tải ý định rõ ràng hơn cho mèo.
- Bằng sự kiên nhẫn, mèo có thể được huấn luyện học cách đáp lại mệnh lệnh giống như chó. Thậm chí bạn có thể dạy cho chúng cách bắt tay.
Lắng nghe Mèo[sửa]
- Tìm hiểu cách thức và lý do tại sao mèo giao tiếp. Tiếng kêu nói chung không phải là hình thức giao tiếp ưa thích của mèo. “Ngôn ngữ mẹ đẻ” của mèo là hệ thống phức tạp bao gồm mùi hương, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể phức tạp và sự đụng chạm. Mèo sớm hiểu rằng chúng ta không nắm bắt được dấu hiệu phi ngôn ngữ mà chúng gửi đi, cho nên chúng kêu lên nhằm để giao tiếp bằng ngôn ngữ “của chúng ta”. Bằng cách quan sát âm thanh nào gắn liền với từng hành động của chúng ta, chúng luôn học cách đưa ra yêu cầu hay mệnh lệnh.[6]
-
Quan
sát
tình
huống
phát
ra
tiếng
kêu
meo
meo.
Nếu
nhìn
kỹ
hành
động
khi
chúng
kêu
lên,
bạn
có
thể
phân
biệt
được
tiếng
kêu
nào
gắn
liền
với
mỗi
yêu
cầu
(hay
phản
kháng).[6]
Tiếng
kêu
meo
meo
có
thể
khác
đối
với
từng
cá
thể
mèo,
thì
vẫn
có
một
số
tiếng
kêu
cụ
thể
gắn
liền
với
cảm
xúc
cụ
thể
của
chúng,
như
là
kêu
khò
khò
hoặc
kêu
xuýt
lên.
- Tiếng kêu meo meo ngắn thường là để chào hỏi và thừa nhận nói chung.
- Hành động phát ra tiếng kêu meo meo nhiều lần thường là chào hỏi một cách phấn khích. Bạn có thể nhận ra sự chào đón nhiệt tình hơn với tiếng kêu meo meo tăng dần khi bạn đi xa trong thời gian dài hơn bình thường.
- Tiếng kêu meo meo ở tông giữa thường là sự cầu xin thức ăn hoặc nước uống.
- "Mrrroooow" kéo dài liên tục thể hiện nhu cầu bền bỉ cần đáp ứng theo mong muốn hoặc cần thiết.
- "MRRRooooowww" ở tông thấp thể hiện sự phàn nàn, không hài lòng, hoặc chuẩn bị đánh nhau.
- Tiếng kêu “meo meo” lớn ở tông thấp hơn tông giữa thường là dấu hiệu cầu xin thức ăn khẩn cấp.
-
Nhận
diện
hình
thức
giao
tiếp
không
dùng
tiếng
kêu
meo
meo
phổ
biến
của
mèo.
Trong
khi
meo
meo
là
âm
thanh
mà
chúng
ta
thường
hay
gắn
liền
với
tiếng
kêu
của
mèo,
thì
chúng
vẫn
phát
ra
các
loại
âm
thanh
phổ
biến
khác.[3]
- Âm thanh khò khè, rung khàn thường là dấu hiệu mời gọi tiếp xúc gần hoặc chú ý. Trong khi mèo có thể kêu khò khè vì nhiều lý do, thì âm thanh này thường thể hiện sự mãn nguyện của bản thân chúng.
- Âm thanh kêu rít lên là dấu hiệu gây hấn hoặc tự vệ rõ ràng của loài mèo. Khi phát ra âm thanh này, tức là chúng đang không vui, cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi, hay đang chiến đấu hoặc chuẩn bị đánh nhau.
-
Chú
ý
một
số
tiếng
kêu
đặc
biệt
khác.
Trong
khi
nhiều
tiếng
kêu
có
thể
hiếm
xảy
ra
hơn
so
với
tiếng
kêu
meo
meo,
tiếng
rít,
và
khò
khè,
thì
việc
nắm
bắt
sẽ
giúp
bạn
hiểu
rõ
đầy
đủ
hơn
về
cách
mà
chúng
giao
thiệp.[3]
- RRRROWW! ở tông cao phát ra khi chúng giận dữ, đau đớn hoặc sợ hãi.
- Tiếng kêu ầm ầm có thể là dấu hiệu phấn khởi, lo âu, hoặc thất vọng.
- Tiếng kêu thỏ thẻ, đan xen giữa tiếng kêu meo meo và khò khè nâng lên thường là âm thanh chào hỏi thân thiện mà mèo mẹ thường hay dùng để gọi đàn con của mình.
- Tiếng kêu thét lớn hoặc âm thanh “reeeowww” thường do bị đau bất ngờ trong trường hợp bạn vô tình dẫm lên đuôi của chúng.
Lời khuyên[sửa]
- Luôn yêu thương và tôn trọng mèo yêu, khi đó chúng sẽ là người bạn đồng hành vui vẻ và yêu dấu của bạn.
- Ngồi bắt chéo chân trên sàn nhà và nhìn mèo là dấu hiệu bạn đang chào đón, vì vậy chúng có thể tiến gần lại để bạn có thể vuốt ve.
- Không nên phát ra âm thanh lớn khi mèo đang sợ sệt. Nếu không mèo sẽ cho rằng đây là dấu hiệu của nỗi khiếp sợ.
- Khi mèo cắn bạn, có thể chúng đang đùa nghịch hay được thỏa mãn.
- Khi mèo đi chỗ khác hoặc chạy ra xa, bạn nên để chúng một mình; hành động này thể hiện chúng cần có không gian riêng.
- Khi mèo cắn, hành động này không nhất thiết thể hiện sự hung hãn. Đôi khi đó chỉ là “cắn yêu” hoặc cắn nhẹ để vui đùa. Hầu hết hành động “cắn yêu” thường nhẹ nhàng và chúng không làm tổn thương đến bạn.
- Khi mèo kêu gầm gừ trong lúc ôm, thì bạn không nên ôm chặt chúng nữa. Thay vào đó nên chuyển sang vuốt ve hay ôm ấp nhẹ. Mèo có thể làm quen một cách nhanh chóng. Bạn nên cẩn thận không được làm mèo khó chịu.
- Nếu mèo yêu hay gắt gỏng, thì bạn nên nói chuyện thật nhẹ nhàng và gần gũi hằng ngày nếu có thể. Bạn có thể chải lông, cho ăn, hoặc chơi với chúng.
- Mèo có thể trốn đi và chỉ xuất hiện khi ở một mình hoặc nghe giọng nói làm chúng cảm thấy yên tâm.
- Nếu mèo ve vẩy đuôi mạnh từ bên này sang bên kia, điều này có thể là chúng đang giận dữ hay đang vui đùa, vì vậy tốt nhất bạn nên để chúng một mình.
Cảnh báo[sửa]
- Mèo nên được thiến hoặc triệt sản khi trưởng thành để tránh vấn đề liên quan đến hành vi và mang thai ngoài ý muốn. Mèo đực nói riêng cần mang đi thiến trước khi đến thời kỳ động dục để tránh sau này khó triệt sản khi chúng đã lớn.
- Ôm mèo thật cẩn thận, đặc biệt không ôm quá chặt khi bạn ẵm chúng lên. Hàng động siết chặt thường là dấu hiệu gây hấn và bạn có thể bị trầy xước nặng và tổn thương.
- Đi tiểu, bắn tung tóe, và thải phân ở vị trí dễ thấy thường là hành động đánh dấu lãnh thổ của loài mèo khi cảm thấy đang bị mèo lạ hay vật cưng khác đe dọa. Đây cũng có thể là dấu hiệu viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang, hoặc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Khi đó mèo yêu cần được điều trị, hoặc tách ra khỏi chú mèo khác. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để hiểu rõ hơn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.news.cornell.edu/releases/May02/cat_talk.hrs.html
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.messybeast.com/cat_talk.htm
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 http://www.humanesociety.org/animals/cats/tips/cat_communication.html
- ↑ 4,0 4,1 http://pets.webmd.com/cats/features/cat-body-language?page=2
- ↑ 5,0 5,1 https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/training-your-cat
- ↑ 6,0 6,1 http://www.petcentric.com/article.aspx?C=1&OID=61&CMP=EMC-PETC-September06news