Hành Trang Khoa Học/Từ phát minh đến nhận bằng phát minh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Từ Phát Minh Đến Nhận Bằng Phát Minh: Con đường đau khổ nhiều tập[sửa]

Bài viết này trông có vẽ lạc lỏng vì nó không chỉ ra được một kĩ năng nào cho người đọc về việc suy luận sáng tạo. Tuy nhiên, nội dung lại chứa đựng một số thông tin cần biết cho một người phát minh về bước tiếp sau quá trình sáng tạo. Do tính cần thiết, nên bài này được xếp như là một loại "kỹ năng" của công việc sáng tạo


Thưa các bạn, Bài viết có một cái tưạ ... bi quan như trên, chủ yếu là ... để tăng sự lưu ý cuả các bạn về thực tế mà những người đã sáng tạo có thể gặp phải. Như vậy, những khó khăn nào mà sau khi đã phát minh ra cái mới rồi mà nhà sáng tạo vẩn phải đương đầu? Hy vọng bài viết này sẽ nêu được vài thông tin hữu ích ngỏ hầu làm quà tặng cho các bạn nào muốn trở thành "khoa học gia" làm một phần hành trang. Bài viết này giả sử rằng bạn vừa tìm ra một ý tưởng hoàn toàn mới hoặc là thiết kế, chế tạo được một chi tiết hay "sản phẩm" nào đó mới lạ hơn so với hiểu biết hiện tại. Để tránh các hiểu lầm đáng tiếc, bài viết sẽ không nêu đích danh và không cho bất kì chi tiết nào liên quan đến sự hoạt động trong lãnh vực bảo vệ tác quyền cuả từng hãng xưởng ở trong và ngoài nước.


Trước khi nhập cuộc[sửa]

Bằng phát minh(*) là gì và khi nào nên tiến hành thủ tục xin cấp bằng phát minh[sửa]

Khái niệm "bằng phát minh"[sửa]

Nếu lên trang google và gõ vào đó từ khoá define:patent thì bạn sẽ nhận được hơn 30 định nghiã khác nhau chỉ riêng cho chữ này. Tùy theo tiêu chuẩn, tùy theo quốc gia, và tùy theo quan điểm mà người ta đưa ra khái niệm cho phù hợp với mụch đích xử dụng cuả người theo định nghĩa nó. Ở đây, ta tạm hiểu: Bằng phát minh (patent) là một loại văn bản công nhận đặc quyền cuả một chính quyền cấp cho người (nhóm ngườì, hay một tổ chức) đã đăng kí phát minh cho phép người đó (họ) việc mua, bán xử dụng, cho thuê mướn, san sẻ, chuyển nhượng, hay sản xuất một loại thiết bị, thiết kế, kiến trúc, hay một kiểu máy trong một thời gian ấn định nhằm tưởng thưởng cho (những) người phát minh.

Đặc điểm[sửa]

Để công nhận một phát minh mới thì thường mỗi quốc gia sẽ có tiêu chuẩn và cách thức riêng. Ở đây, chỉ xin đề cập đến các điều kiện hay tính chất đặc thù cuả chung một phát minh (nhất là tại Hoa Kì):

  • Tính sáng tạo và khả dụng:
    Để được công nhận là một phát minh thì thiết kế hay thiết bị phải hữu dụng (useful), nguyên gốc (original) (đầu tiên do người phát minh làm ra chớ không phải từ nguồn khác), và không hiển nhiên (đã là phát minh thì không thể mọi người đều có thể thấy biết hoặc làm được một cách dể dàng)
  • Tính mãi dụng:
    Bản thân phát minh phải cụ thể như là một thiết bị, một loại máy hay chí ít là một phương thức ứng dụng, kiến trúc hay thuật toán (như trong trường hợp cuả các phát minh về phần mềm điện toán, hay các công thức chế tao ...đồ ăn). Hầu hết đều hoặc là một sản phẩm hoặc là một phần cuả sản phẩm có thể buôn bán giao dịch hay trao đổi.
  • Tính hữu hạn:
    Quyền lợi cuâ người có bằng phát minh thường chỉ có giá trị trong một thời gian tùy theo quy định cuả mỗi nước. Riêng đối với các bằng phát minh quốc tế (các nước theo công ước Paris trong đó có Hoa Kì) thì bằng phát minh có giá trị lên đến 20 năm. Một số bằng phát minh được công nhận trong nội bộ cuả một nước thì thời gian hết hạn sẽ do luật pháp nước sở tại qui định (ở Mỹ là 17 năm). Sau thời gian đó, các quyền lợi sẽ không còn nưã và giá trị của bằng phát minh chỉ lại là giá trị biểu tượng (hay danh dự) cho người sáng tạo ra nó.
  • Tính độc quyền:
    Một khi được bằng phát minh thì người phát minh dưới sự bảo vệ cuả luật pháp có các đặc quyền như đã nêu trong phần khái niệm. Và những ai vi phạm các đặc quyền này (kể cả các cơ quan công quyền) đều có thể bị tác giả phát minh đưa ra tòa đòi bồi hoàn thiệt hại.
  • Tính tổ chức:
    Bằng phát minh trước hết phải được đăng kí từ mỗi quốc gia và được quản lí bằng luật lệ cuả chính phủ quốc gia cấp bằng.
  • Tính nhân bản:
    Sau khi hết hạn sử dụng thì phát minh sẽ trở thành tài sản công cộng (public domain) nghiã là mọi người đều có quyền xử dụng phát minh đó nhưng không phải trả tiền. Từ dây, phát minh là một phần tài sản chung cuả nhân loại hay quốc gia. Chính vì đặc điểm này mà có nhiều phát minh hay phát kiến mới đã được (hay bị??) chính phủ (nhất là các thiết bị quốc phòng), các hãng xưởng (để cất riêng các kĩ thuật mới), hay cá nhân (dấu nghề) không tiến hành thủ tục đăng kí xin bằng phát minh để giấu kĩ thuật hay giữ độc quyền trong thời hạn lâu hơn.
  • Tính ưu việt:
    Một số nơi còn đòi hỏi rằng để công nhận một phát minh thì nó phải đem lại lợi ích cao hơn hay hoạt động hiệu quả hơn những trang thiết bị hay những thiết kế hiện có. Không phải nơi nào cũng đòi hỏi điều kiện này.

Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi: phát minh (invention) là gì? -- Tại sao nhiều công trình mới về toán hay về lí thuyết khoa học lại không có bằng phát minh? Xin bạn hãy xem xét tính chất lí thuyết trừu lượng cuả các học thuyết với các phát minh cụ thể cũng như liệu rằng các "bằng phát minh" như vậy đem bán cho ai? và ai sẽ dùng nó để trực tiếp làm sản phẩm gì?. (Xin xem thêm định nghiã Anh ngữ cuả chữ invention ở cuối bài). Ngoài ra, chúng ta còn có các khái niệm khác như là sáng kiến, sáng chế, phát kiến,...Ở đây sẽ không đề cập nhiều đến định nghiã các khái niệm đó. Để bảo vệ các "sản phẩm trí tuệ", ngoài việc dùng bằng phát minh, người ta còn dùng tới các "quyền" khác như là việc dùng đến bản quyền (copyright) chẳng hạn. Hơn nưã, sự khuyến khích cuả các "sản phẩm trí tuệ không bằng phát minh" có thể được đánh giá qua các giải thưởng cao quí (như Nobel, Nevalina, Fields, Abel, Wolf...) hay qua việc đặt tên cuả sản phẩm trí tuệ (Các định lí, học thuyết và ngay cả các phát kiến đều có tên và đó thưòng là tên cuả người sáng tạo đặt cho chúng)

Vì việc xin một bằng phát minh sẽ phải qua vượt nhiều thủ tục kiểm tra khá chặt chẽ từ việc trình bày cho thật rõ ràng minh bạch cho đến việc phải bảo vệ lập luận khoa học truớc tòa nên để đỡ mất thì giờ về sau người phát minh cần làm một số thử nghiệm:

Kiểm nghiệm lại tính đúng đắn (logic)[sửa]

  • Hoạt động được trong các môi trường mà bạn đề nghị trong mọi tình huống
  • Không phản khoa học, không sai lầm trong lập luận hay logic,và không tự mâu thuẫn
  • Các thuật toán (nếu có) phải chính xác đầy đủ
  • Đề tài bạn đề nghị xin đăng kí phát phải đơn nhất -- nghiã là nếu phát minh cuả bạn là để giải quyết vấn đề A thì trong toàn bộ đề tài đưa ra chỉ nhằm trả lời vấn đề A chứ không đi tản mạn sang giải quyết các vấn đề khác.

ThuyenVaBien.jpg
Hình: Tìm ra chổ ... khiếm khuyết cuả ý kiến để loại trừ nó ra khỏi khung phát minh

Kiểm lại tính khả thi[sửa]

  • Với trình độ kĩ thuật hiện tại, bằng phương pháp bạn nêu thì có thể tiến hành hay thực thi được.
  • Không có giả thiết nào tưởng tượng hay không rõ ràng chính xác
  • Những trang thiết bị và điều kiện cần (và đủ) nào để thực thi được phát minh

Thẩm định giá trị thực cuả phát minh -- Lí thuyết và thực tiễn[sửa]

  • Đề tài mà bạn giải quyết phải hữu dụng; nghiã là nó có áp dụng cụ thể cho một gút mắt nào đó trong kĩ thuật hay trong đời sống.
  • Phát minh này cần thực sự có điểm ưu việt hơn các phương pháp hiện tại dùng để giải quyết cùng một vấn đề hoặc nó giải quyết được vấn đề mà trước nay chưa có cách nào khác giải quyết. Những điểm ưu việt có thể ở một hay nhiều khía cạnh chẳng hạn như: rẻ hơn, dể làm hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn, hay năng xuất cao hơn ....
  • Mục đích tối hậu cuả bằng phát minh là áp dụng được nó vào một sản phẩm nào đó. Do đó, nó không thể là một sản phẩm trừu tượng hay chỉ để "giải trí" (Ở đây xin đừng hiểu lầm "giải trí" với các sản phẩm hay thiết bị cho phục vụ cho giải trí).
  • Có nhiều phát kiến rất tuyệt vời nhưng vì không có áp dụng trực tiếp vào các sản phẩm nên sẽ không thuộc về dạng để đăng kí phát minh. Trường hợp này, người có phát kiến có thể nhận lãnh các dạng bảo vệ và tưởng thưởng khác.
  • Các nguyên tắc, nguyên lí, hay thuật toán mới sau khi đã được chứng minh và phát triển rõ ràng đầy đủ thì vẩn phải có một bước tiếp nối đó là quá trình thực hiện (hay thực nghiệm) môt mô hình mẫu hay một sản phẩm mẫu hoạt động được và hoàn toàn dựa trên những gì đã được nhà phát minh thiết kế. Trong da số các trường hợp, chính mô hình này mới thực sự là bước quyết định để nhà phát minh được công nhận. Tạm gọi bước này là quá trình kiểm nghiệm nguyên lí (proof-of-concept process). Bởi vì quá trình này có thể mất một thời gian khá lâu cho nên trong nhiều trường hợp nó được tiến hành song song với thời gian xin đăng kí phát minh
  • Ước lượng các loại công sức, chi phí, thời gian, không gian, và hiệu năng cuả phát minh.
  • Ngoài ra, giá trị thực tiễn cuả một đề án hay một phát minh còn phụ thuộc vào giá thành tính bằng tiền, thời gian, và công sức bỏ ra. Có nhiều phát minh đã được cấp bằng từ sớm nhưng mãi nhiều thập niên sau vẫn chưa đem ra áp dụng được vì chi phí quá cao ... Đôi khi phải đợi đến khi có các phát minh khác hiệu quả hơn về mặt thực tiễn ra đời thay thế và phát minh gốc ban đầu ...đã chìm vào quên lãng. Trong trường hợp như vậy, tùy theo đánh giá cuả người chủ phát minh là có nên xúc tiến hành xin patent hay không. Nếu có, thì nên nghĩ đến các yếu tố tinh thần khác hữu ích cho đời sống như yếu tố về vinh dự, về giáo dục ... (hay ngay cả chỉ để đem "lộng kiến".)

Lấy thêm ý kiến khách quan[sửa]

  • Ý kiến khách quan luôn luôn cung cấp cho chúng ta những góc độ nhìn khác nhau cuả nhiều trình độ khác nhau về vấn đề mà bạn giải quyết. Tuy nhiên, không phải ý kiến nào cũng chính xác 100%. Riêng đối với các chuyên gia bạn cẩn thận trọng hơn khi hỏi ý kiến. Đây có thể là con dao hai lưỡi. Người cho ý kiến có thể dùng chính ý kiến cuả bạn cho việc riêng tư cuả họ ngay cả việc tranh giành phát minh bằng cách nộp đơn xin đăng kí phát minh này ngay trước khi bạn hoàn tất bản xin đăng kí cuả bạn. Các đối tượng có thể giúp ý bạn là:
  • Các chuyên gia mà chuyên môn cuả họ liên quan đến phát minh cuả bạn.
  • Những người trực tiếp xử dụng "sản phẩm" mà bạn phát minh.
  • Người thân và bạn bè.
  • Cơ quan quản lí, hay chính quyền sở tại hay cơ quan sản xuất "sản phẩm" có liên đới tới phát minh.
  • Dẫu sao đi nưã, người phát minh, vì hiểu "đưá con tinh thần" cuả mình hơn ai hết, nên/phải là người chủ động đánh giá và đưa ra phát xét cuối cùng về chính phát minh cuả mình. Các ý kiến bên ngoài là để cho tác giả có thêm thông tin nhằm nhìn nhận và đánh giá "phát minh mới" một cách khách quan và sáng tỏ hơn từ các góc nhìn khác nhau.

Thực sự "phát minh"[sửa]

  • Theo thống kê cuả ICO (http://patentsearch.patentcafe.com) thì chỉ riêng số patent cuả 10 hãng điện tử có nhiều phát minh được công nhận nhất trong năm 2003 tại Hoa Kì đã có tổng cộng hơn 19600. Như vậy bạn có thể tưởng tưọng con số thực cuả toàn bộ phát minh trên thế giới .... lớn đến cỡ nào. Do vậy, cũng sẽ không ngạc nhiên mấy nếu có hai phát minh giống hay tương tự nhau cùng xin đăng kí trong khoảng thời gian gần nhau.
  • Nếu biết được rằng ý đồ mà bạn vưà phát minh ra đã có người làm trước thì thông tin này sẽ giúp bạn giảm thiểu rất nhiều thì giờ và công sức (để huỷ bỏ ý định hay để tiếp tục.)
  • Để có thể biết được những thông tin về các phát minh đã có hay đang được cứu xét thì bạn có thể liên lạc với các dịch vụ lo về bằng phát minh (hay các văn phòng luật sư chuyên lo về phát minh) hay các cơ quan chính phủ lo về thủ tục cấp bằng phát minh cuả nước sở tại.
  • Riêng tại Hoa Kì, nước cấp nhiều bằng phát minh hàng năm nhất, bạn có thể tham khảo trang web cuả United States Patent and Trademark Office: http://www.uspto.gov/patft/index.html để tìm kiếm.

Bảo vệ đưá con cuả chính mình[sửa]

Trong nhiều trường hợp người phát minh nên cân nhắc kĩ việc quyết định có nên hay không xin đăng kí một phát minh. Từ định nghiã khái niệm patent, quá trình xin phát minh không đơn giản góì gọn trong việc nộp đơn và chờ ... Trong rất nhiều trường hợp người phát minh phải bảo vệ ý kiến cuả mình (trước toà) và do đó sẽ tốn nhiều tiền bạc thời gian và công sức. Tuy nhiên, theo nhận định cuả các chuyên gia làm việc trong cơ quan cấp bằng phát minh thì lại cho rằng trong nhiều năm họ ít bao giờ thấy có "idea" nào hoàn toàn giống với "idea" nào. Nghiã là luôn có sự dị biệt giưã các phát minh (gần) tương tự nhau. Và như vậy bạn vẩn có thể có cơ hội nhỏ nào đó được cấp bằng khi đã có một phát minh khác đăng kí trước giống với phát minh của bạn. (Tuỳ theo khả năng bào chữa cuả luật sư!? ).

Như đã nêu, trong khi hoàn chỉnh đề án phát minh, nhà phát minh nhiều khi đã phải rút tỉa kinh nghiệm hay ý kiến từ các nhà chuyên môn và người ngoài ... Đây cũng chính là lúc mà ý kiến cuả phát minh có thể bị ăn cắp. Tùy trường hợp, có khi người làm phát minh nên chuẩn bị sẵn những bằng chứng trong trường hợp bị ăn cắp (chẳng hạn như có người chứng vật chứng là nhà phát minh đã đã đề xuất ý cuả mình trước đối phương).

Trong một số trường hợp khác, ý kiến (có thể sai lạc có thể đúng) cuả một số nhà chuyên môn cũng có thể làm "tan biến" ý đồ cuả phát minh. Do đó, người phát minh cần phải góp nhặt ý từ nhiều nguồn và phải biết bảo vệ tư tưởng cuả mình bằng những luận chứng xác thực cũng như biết mạnh dạn từ bỏ các "phát minh" thực sự vô dụng.

Trong các nước kĩ nghệ hoá thì đa số các nhà phát minh lại làm việc cho một một hãng xưởng, số còn lại làm việc cho một số đại học, hay là các nhà phát minh độc lập. Phần tiếp theo sẽ bàn về một số kinh nghiêm cho những người muốn phát minh trong khi vẩn làm cho một hàng kĩ nghệ


Làm việc cho hãng/công ty[sửa]

Khi bạn kí hợp đồng làm việc cho môt hãng/công ty kĩ nghệ thì thông thưòng trong bản hợp đồng đó sẽ có điều khoản nói về việc quản lí các "tài sản trí tuệ" (intellectual property). Thường thì các hãng/công ty sẽ giành quyền sở hữu tất các sản phẩm trí tuệ mà bạn làm ra trong thời gian còn hợp đồng làm việc. Như vậy, ngoại trừ trường hợp hãng từ chối (như những phát minh không phù hợp với sản xuất cuả hảng chẳng hạn) các phát minh cuả người làm công ngay sau khi được cấp patent sẽ trực tiếp được (hay bị) chuyển nhượng toàn quyền xử dụng cho chủ hãng. Tuy nhiên, để khuyến khích các tài năng sáng tạo thì thường các công ty lớn sẽ dành ra một khoản tiền thưởng hay bồi hoàn cho mỗi phát minh đồng thời đây cũng là hình thức ghi nhận công lao của người phát minh.

Nét chung về chính sách cuả các hãng kĩ nghệ đối với các nhà phát minh[sửa]

Ý thức được vai trò vô cùng quan trọng cuả phát minh đối với sự sống còn cuả mộc công ty cho nên nhiều công ty nhất là công ty kĩ nghệ lớn có các chủ trương chính sách để bảo vệ "tài sản trí tuệ" về mặt sản phẩm cũng như con người. Đây là sơ lược một thuật toán mà các công ty lớn lớn ở Mỹ hay dùng để xử lí các phát minh:

Khi 1 người làm tìm thấy ý kiến mới và nghĩ rằng đây có thể là một phát minh

Tiến hành đăng kí khai báo phát minh

Hội đồng duyệt xét phát minh (patent committee) có thể bao gồm các luật sư chuyên trách về thủ tục xin phát minh và các nhân viên có nhiều khả năng thẩm định (thường là các nhân viên đã đóng góp nhiều phát minh cho hãng) cuả riêng công ty đánh giá về "phát minh" này:

Đây là bước quan trọng nhất. Sau khi duyệt xét mẫu khai cuả nhà phát minh tuỳ theo chất lượng, tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của nó đến cơ chế sản xuất, hội đồng này (có thể có sự bàn thảo trực tiếp với nhà phát minh liên đới) sẽ cho ra các quyết định khác nhau. Nói chung các quyết định này thuộc về 4 dạng:

  • Ý kiến hoàn toàn mới phát thảo thực sự mới, đáng quan tâm, công ty có thể áp dụng và cần được bảo vệ trước các đối tác cạnh tranh: Bắt đầu thủ tục đăng kí phát minh và bảo vệ trước toà. Người ta còn phân biệt làm hai loại: Phát minh về tiện ích (utility patent) và phát minh về thiết kế (design patent)
    1. Phát minh tiện ích: Luật sư sẽ làm việc với nhà phát minh để làm thủ tục xin cấp bằng. Trong nhiều trường hợp văn phòng cấp phát bằng phát minh có thể yêu cầu thêm thông tin, điều chỉnh sau đó chấp thuận hay huỷ bỏ phát minh này.
    2. Phát minh về thiết kế: Các thiết kế thưòng không bao giờ giống nhau. Do đó, sẽ ít có trường hợp hủy bỏ phát minh
  • Ý kiến đã tìm thấy ở đâu đó (trong các cở sở dữ liệu về phát minh hay đã thấy xuất hiện ở thị trường: Bác đơn xin phát minh và bồi hoàn một số tiền công nhỏ cho người xin.
  • Ý kiến hoàn toàn mới, có tầm quan trọng lớn hay có ảnh hưởng đến các bí mật sản xuất và có thể dể bị ăn cắp hoặc nháy từ các đối tác cạnh tranh: Phát minh có thể được (hay bị) liệt vào dạng bí mật thương mại (Trade Secrete) và người nộp đơn sẽ có thể được thưởng một số tiền nào đó.
  • Ý kiến hoàn toàn mới có giá trị cao về mặt kĩ thuật hay sản xuất. Tuy nhiên, công ty lại không thể xử dụng ý kiến này (thí dụ hãng chỉ bán hardware nhưng phát minh cuả người làm lại chỉ liên quan đến software) Thì trong nhiều trường hợp, có thể công ty vì lí do nào đó (tiết kiệm tiền toà án chẳng hạn) không chịu nộp đơn xin đăng kí phát minh này nhưng lại vẩn muốn giữ "bản quyền thiết kế" sẽ bảo vệ "quyền phát minh" bằng cách cho công bố một phần hay toàn bộ thiết kế cuả phát minh trên một báo cáo kỹ thuật (world wide technical report). Phương thức này sẽ ngăn chận được tất cả các công ty khác dùng chính ý kiến đó để xin bằng phát minh. Trong trường hợp này thì người phát minh có thể phải điều chỉnh bản nội dung đang klí phát minh thành một báo cáo kĩ thuật để đưuợc nhận một số tiền thưởng nhỏ cuả công ty chủ quản.

Ngoài ra, để giữ "chất xám" khỏi bị "chảy máu" thì các công ty còn thể áp dụng các biện pháp khác ngoài chế độ thưởng cho mỗi phát minh như là nâng lương, nâng cấp chức vụ, hay có những ưu đãi khác cho các nhà phát minh làm việc trong công ty.

Cơ chế quản lí phát minh trong các công ty và các chỗ hở[sửa]

  • Khái niêm Intellectual property cuả chủ có nghiã là "bán linh hồn cho .... "
    Mặc dù làm việc cho hãng thì bạn sẽ phải chuyển nhượng các đặc quyền về phát minh cuả bạn cho chủ hãng nhưng bạn vẩn còn có những đền bù vật chất từ các chính sách ưu dãi về "intellectual property" (tài sản trí tuệ). Đồng thời trong nhiều hãng lớn, bằng phát minh vẩn ghi nhận tên bạn (như là người đề xướng). Nếu so cho kĩ thì việc này gần giống như một nhân vật trong truyện cổ sau khi đã bán linh hồn thì anh ta luôn luôn có tiền (lương) nhưng không thể nào thấy được ảnh cuả mình trong gương cho đến khi hết hợp đồng (làm việc).
  • Phần thiệt thuộc về ai?
    Trong xã hội thì mỗi công ty kĩ nghệ có thể có các qui ước về bảo quản các tài sản trí tuệ cuả nhân công khác nhau.
    Có nhiều hảng không có các chính sách về quản lí intellectual property. Tuy nhiên, như vậy cũng không có nghiã là bạn có quyền đăng kí các phát minh mà bạn tìm ra trong thời gian làm thuê nhất là các phát minh có dính dáng đến hoạt động cảa công ty. Sự nhập nhằng này nhiều khi phiền hà hơn là ở những công ty đã có ghi rạch ròi mọi việc. Trong đa phần các tranh tụng thì bạn luôn là người thiệt thòi vì ... đã làm thuê thì đâu có tiền bảo vệ trước các kiện tụng!?
    Ngay cả trong khi làm việc ở hãng, các phát minh khi chưa kịp đăng kí (hay đã đăng kí nhưng vì lí do nào đó bị bác bỏ) vẩn có cơ hội bị ăn cắp. Trong trường hợp này người phát minh vẩn sẽ là người bị thiệt hại.
  • Khái niệm trade secrete thực ra là một kiểu "ăn bổng lộc chúa thì phải trả ơn mưa mốc"
    Khi một phát minh trở nên quá quan trọng đối với hoạt động (sản xuất) của hãng thì có thể xãy ra tình huống là chủ hãng (hay cụ thể là hội đồng duyệt xét phát minh cuả hãng) sẽ đưa ra quyết định cất giấu kĩ thuật mớì này và xếp nó vào loại trade secrete. Như vậy, vô hình chung người tìm ra phát minh mất cơ hội được công nhận phát minh. Tùy theo hãng, có nơi sẽ bồi hoàn một số tiền thưởng tương đương với số tiền thưởng khi đăng kí phát minh nhưng cũng có hãng ... xù (bằng phưong cách nào đi chăng nưã thì người phát minh cũng mất ... dịp được công nhận -- kể như trả ơn mưa mốc là vậy).

Vẩn chưa thoát khỏi vòng tay cuả ngạ quỉ[sửa]

Vì tầm quan trọng cuả phát minh đối với cá nhân cũng như đối với các đối tác cạnh tranh nên nạn ăn cắp phát minh trong thời đại văn minh đã trở nên vấn đề lớn. Các hãng, vì sống còn, có thể không từ nan việc ăn cắp các phát minh của hãng hay cá nhân khác bằng mọi thủ đọan chẳng hạn như từ việc cài đặt các thiết bị nghe/đọc trộm, các spyware, việc cài đặt các nhân viên tình báo (để ăn cắp) vào làm ở các hãng cạnh tranh ... cho đến việc phá mở các khoá (decode) mã cũng như ăn cắp kĩ thuật trực tiếp từ sản phẩm cuả đối phương (de-assembly). Ngay cả trong cùng một cơ sở làm việc, các nhân viên làm chung cũng có thể vì lòng tham ăn cắp phát minh cuả đồng nghiệp. Nhiều trường hợp tranh chấp đã xãy ra ngay nội bộ cuả một hãng. Kẻ gian có thể thay hình thức phát minh một chút (để trông nó có vẻ khác đi) hay đem nguyên văn từng phần hay toàn bộ phát minh cuả người khác liên kết với các thế lực có quyền thế để giành công. (Chính tác giả bài viết có đặt 1 câu hỏi với thành viên trong một hội đồng phát minh về việc ăn cắp phát minh trong cùng 1 công ty thì được trả lời nhu sau: "bạn có thể dưạ trên các bằng chứng (về người và vật) để đâm đơn kiện người đã ăn trộm phát minh cuả bạn. Tuy nhiên, bạn nên đắn đo giưã số tiền mà bạn phải tốn trong việc thưa kiện (phí tổn lên đến vài chục nghìn USD là chuyện thường) và việc quên phức nó đi. Việc thưa kiện chỉ đáng giá nếu bạn biết rõ cái phát minh đó bạn lấy về được và nó sẽ làm lợi cho bạn rất nhiều lần số tiền mà bạn bỏ ra để thưa gửi". Thực tế, người phát minh làm gì được nếu như ngay cả khi thắng kiện thì cái thành quả phát minh rốt ráo cũng phải ... để cho công ty đang trả lương ... dùng nó. Một quản đốc (manager) cuả 1 một hãng lớn có tâm sự: "ông đã chứng kiến vụ xử một thành viên trong hội đồng phát minh cuả hãng đã nảy lòng tham sau khi hắn bác bản đăng kí phát minh cuả một nhân viên trong hãng. Một thời gian ngắn sau đó, hắn ta đem chính cái ý phát minh trước điều chỉnh sơ lại, thay tên mình vào ...và nghiểm nhiên xin đăng kí phát minh..."

Vài phương thức "chủng ngưà"[sửa]

Có một số phương cách chống hay làm giảm nạn ăn cắp "tài sản trí tuệ" (tùy theo công ty). Đối với cá nhân làm thuê thì mọi phương tiện đều chỉ có tính tương đối. Thí dụ bạn có thể:

  • Dùng các loại software để mã hoá các tài liệu vặn bản có tính nhạy cảm (như your eyes only cuả Norton).
  • Cài đặt các phương tiện chống spyware
  • Kiểm tra thường xuyên các thiết bị máy tính mà bạn đang làm việc với nó nhất là các thiết bị đọc (input) như là chổ nối cuả bàn phím với PC (thiết bị đọc lén làm bằng phần cứng thường có cở khá nhỏ được gắn thêm ở giưã chổ nối từ bàn phím vào máy). Kẻ gian cũng có thể không từ nan việc gắn thêm card có khả năng đọc trực tiếp các lệnh mà bạn điều khiển vaò trong BUS cuả máy
  • Một cách hữu hiệu là dùng các máy tính ...cô lập không có khả năng nối mạng hay nối Internet để soạn thảo các phát minh.
  • Liên kết phát minh: Đôi khi bạn có thể thay vì đứng tên một mình ... liên kết với một nhà phát minh có đủ kinh nghiệm trong công ty (hay ...ngay cả việc liên kết với một thành viên giàu kinh nghiệm làm trong hội đồng phát minh) để xin đăng kí phát minh. Dĩ nhiên, người này có thể (và phải) góp phần công hoàn thiện phát minh cuả bạn cũng như có đủ bản lĩnh để giúp bạn lấy về mảnh bằng công nhận.

Các Thông Tin Hữu Ích[sửa]

Xin Patent với tính cách độc lập[sửa]

Nếu bạn là nhà (hay một nhóm) phát minh độc lập (không bị ràng buộc bởi mối quang hệ chủ-tớ mà trong đó bạn là tớ) thì ngoài vài khó khăn về mặt lo thủ tục, các cơ hội bị mất cắp phát minh trưóc khi đăng kí và có bằng sẽ nhỏ hơn. Có hai cách để bạn chọn: Tự mình lo lấy mọi thủ tục hay là giao cho một đại diện lo thủ tục đăng kí giúp. Tùy theo quốc gia, văn phòng lo thủ tục cũng như các thủ tục xin cấp bằng có thể có cấu trúc, và các thể thức cứu xét khác nhau. Nếu giao cho người đại diện lo thủ tục thì bạn sẽ phải trả một lệ phí nào đó và mức độ an toàn cũng như cơ hội được chấp thuận có phần tuỳ thuộc vào cơ quan mà bạn kí thác. Ở Mỹ thường có các văn phòng luật sư chuyên lo về thủ tục cấp patent (Patent Attoneys) hoặc là các dịch vụ cũng có thể giúp bạn làm việc này

Nếu ở Mỹ bạn có thể liên lạc với United States Patent and TradeMark Office (http://www.uspto.gov)

Một trang WEB ở Canada cũng có các hướng chỉ dẫn về cách thức xin Patent ở đó: http://strategis.ic.gc.ca/sc_mrksv/cipo/patents/e-filing/menu.htm

Ở châu Âu: http://www.european-patent-office.org/index.en.php

Thời gian chờ để có ... cái bằng[sửa]

Tuỳ theo quốc gia và thời hạn chờ đợi cứu xét và chấp thuận có khác nhau. Tuy nhiên, ở Mỹ thì thời gian tối thiểu là một năm cho các bằng phát minh không có bất kì một sự tranh giành hay trục trặc nào về mặt pháp lí cũng như kĩ thuật ... có nhiều khi một bằng phát minh được cấp ra sau 6-7 năm kể từ ngày văn phòng cấp bằng nhận đơn. (xin xem thêm tin tức trong trang http://www.uspto.gov/web/offices/pac/provapp.htm về thủ tục ở Mỹ)

Nội Dung cơ bản cuả một đơn xin đăng kí phát minh (Patent Disclosure Form)[sửa]

Mỗi quốc gia đều có thủ tục khác nhau để cứu xét các bản đăng kí xin patent. Hầu hết đều bao gồm các phần có thể ở chung 1 mẩu hay tách thành nhiều mẩu điền riêng lẽ

Khai báo phát minh: tên phát minh, các thông tin về người phát minh

Khai báo mô tả về các đặc điểm cấu trúc hoạt động cuả phát minh, những lợi thế mà phát minh tạo nên hay các vấn đề mà nó giải quyết được, cũng như có thể liệt kê các yếu điểm cuả các kiểu thiết kế cũ

Các chữ kí và lời cam đoan.

Luật chống ăn cắp phát minh[sửa]

Các luật lệ ban hành chống ăn cắp phát minh được áp dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người đã được cấp bằng và còn trong thời gian hiệu lực được bảo vệ.

Toàn văn các điều luật chống ăn cắp phát minh ở Hoa Kì có thể đọc thêm từ trang WEB cuả Legal Information Institute http://assembler.law.cornell.edu/uscode/html/uscode35/usc_sec_35_00000271----000-.html

Tài liệu Tham Khảo[sửa]

Từ Vựng[sửa]

Các từ liên quan[sửa]

  • Patent -- bằng phát minh, bằng sáng chế
  • Patentee -- người đang xin đăng kí phát minh hay sáng chế
  • Infringe -- Vi phạm luật phát minh, hành động ăn cắp phát minh
  • Intellectuall property -- Tài sản (sở hữu) trí tuệ
  • Trade secrete -- Bí thuật thương mãi, kĩ xão thương mại
  • Invention -- phát minh, sáng chế
  • Inventor -- Người (nhà/nơi chủ quản) phát minh
  • Invention dislosure/Patent disclosure -- bảng công khai hoá phát minh, đơn xin đăng kí phát minh
  • Proof-of-concept -- bước kiểm nghiệm nguyên lí (cuả một phát minh)
  • patent committee -- Hội đồng duyệt xét các đăng kí phát minh (trong một công ty)
  • patent office -- văn phòng cấp phát bằng phát minh (cuả một quốc gia)

Các Khái niệm[sửa]

Bằng phát minh (patent):

Anh Quốc:
A patent is an intellectual property right relating to inventions - that is, to advances made in a technical field. A patent for an invention is granted by the government to the applicant, and gives him the right for a limited period to stop others from making, using or selling the invention without permission. In return for this right, the applicant must disclose how his invention works in sufficient detail. When a patent is granted, the applicant becomes the owner of the patent. Like any other form of property, a patent can be bought, sold, licensed or mortgaged. Patents are territorial rights, so a UK patent will only give the owner rights within the United Kingdom and rights to stop others from importing products into the United Kingdom. (www.patent.gov.uk/patent/glossary/)

Hoa Kì:
A legal grant issued by a government permitting an inventor to exclude others from making, using, or selling a claimed invention during the patent's term. The TRIPS Agreement mandates that the term for patent applications filed after June 7, 1995, runs 20 years from the filing date. To receive patent protection, an invention must display patentable subject matter (a process, machine, article of manufacture), originality, novelty, nonobviousness, and utility. Current U.S. law is based on the 1952 Patent Code. As a signatory to the 1883 Paris Convention for the Protection of Industrial Property, the United States belongs to the premier international patent treaty organization, the Paris Union (usinfo.state.gov/topical/econ/ipr/ipr-glossary.htm)

Phát minh (Invention):

- Discovery and reduction to practice of a new product, apparatus, process, composition of matter or living organisms, or improvements to existing technologies in those categories, -whether or not patented or patentable.(www.siu.edu/orda/general/glossary.html)
- From the Latin invenire,to come upon: the discovery, whether accidental or deliberate, of the saint in its original burial place (loculus or cubiculum), leading to its veneration and possible translation. (www.ichrusa.com/saintsalive/glossary.htm)
- Any discovery which is or may be patentable or otherwise protectable. The term "subject invention" means any invention of an awardee conceived or first actually reduced to practice in the performance of work under a funding agreement, i.e., contract, grant, or cooperative agreement. (www.foundation.csulb.edu/fndgrant/sections/GLFEB97.HTM)


(*) Chữ "phát minh" trong riêng bài này được hiểu là "sáng kiến" tức là các ý kiến áp dụng sáng tạo mới không hiển nhiên biết được và chưa được người khác biết tới, hay chưa có nơi nào khác vận dụng được vào sản xuất, hay ngay cả những ý mới ứng dụng chưa biết đã có người tạo ra từ trước.


Liên kết đến đây