Hít thở
Hít thở là quá trình di chuyển không khí nhằm cung cấp oxi và thải carbon dioxide thông qua các cơ quan hô hấp như phổi hoặc mang. Đối với sinh vật có phổi, hít thở cũng được coi là hệ thống thông gió, và nó bao gồm cả hít vào và thở ra. Thở là một phần của hô hấp và sinh lý: nó là cần thiết để duy trì sự sống.[1] Các sinh vật hiếu khí, chẳng hạn như các loài chim, động vật có vú, và các loài bò sát cần có oxy để giải phóng năng lượng thông qua hô hấp đến từng tế bào, trong các hình thức chuyển hóa các phân tử giàu năng lượng như glucose. Hít thở là một quá trình cung cấp oxy đến nơi cần thiết trong cơ thể và loại bỏ carbon dioxide. Đây là một quá trình quan trọng liên quan đến sự chuyển động của máu trong hệ thống tuần hoàn.[2] Sự trao đổi khí xảy ra ở các phế nang phổi bằng cách khuếch tán thụ động của khí giữa phế nang và máu trong các mao mạch phổi. Khi các khí hoà tan trong máu, tim co bóp đẩy máu chạy vòng quanh cơ thể (thông qua hệ thống tuần hoàn). Thuật ngữ y tế cho quá trình thở thoải mái bình thường là eupnea.
Ngoài việc loại bỏ carbon dioxide, hít thở dẫn đến mất nước trong cơ thể. Không khí thở ra có độ ẩm tương đối 100% do nước khuếch tán trên bề mặt ẩm ướt của hệ hô hấp và phế nang. Khi một người thở ra khi ngoài trời rất lạnh, không khí nhiều hơi nước từ phổi trở nên lạnh đến nỗi nước ngưng tụ thành sương mù, làm cho khí thở ra có thể nhìn thấy được.
Cơ chế[sửa]
Trong động vật có vú, việc hít vào là do sự co lại và làm phẳng của cơ hoành, một cơ vòm ngăn cách ngực và bụng. Nếu bụng dưới thư giãn, co cơ này làm cho bụng dưới nở ra, giãn dung lượng của cơ thể. Dung lượng tăng này làm giảm áp lực trong ngực và gây ra sự giãn nở của phổi. Khi cơ hoành thư giãn việc thở ra chủ yếu do độ đàn hồi của phổi. Cách thở thoải mái và thư giãn này cần ít năng lượng. Khi nhu cầu hít thở tăng lên, các cơ bụng chống lại sự giãn nở. Áp lực bụng tăng lên làm nghiêng cơ hoành và đẩy lồng ngực trở lên làm gia tăng lượng không khí hít vào.
Thở ra nối tiếp sau việc thư giãn của cơ hoành và cơ bụng, nhưng có thể được ép tăng lên bằng hành động đi xuống của cơ bụng trên lồng ngực. Cơ chế ép thở ra này làm tăng áp lực trên các bộ phận của đường hô hấp và có thể dẫn đến sự thu hẹp đường thở và dẫn đến thở khò khè. Cơ liên sườn đóng vài trò phụ trợ, làm cứng và tạo khung lồng ngực. Hoạt động nói phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai hình thức hít vào và thở ra của hô hấp, và con người thay đổi ý thức thường xuyên để hít vào hay thở ra tùy theo nhu cầu. Nhịp điệu hít thở có thể thay đổi khi sợ hãi hoặc lo lắng vì cơ thể dự đoán sắp cần nhiều oxy hơn. và do đó có thể cơ thể sẽ ngăn một lần hít vào. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi mất tính đàn hồi phổi do tuổi tác hoặc bệnh trong phổi, bệnh béo phì, hoặc mất sức mạnh cơ bắp để chống lại sự mở rộng lồng ngực hay kéo lồng ngực xuống.
Xem thêm[sửa]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Peter Raven, George Johnson, Kenneth Mason, Jonathan Losos, Susan Singer (2007). "The capture of oxygen: Respiration". Biology (ấn bản 8 ed.). McGraw-Hill Science/Engineering/Math;. ISBN 0-07-322739-0.
- ↑ Kevin T. Patton, Gary A. Thibodeau (2009). Anatomy & Physiology (ấn bản 7 edition). Mosby. ISBN 0-323-05532-X.
- Parkes M (2006). "Breath-holding and its breakpoint.". Exp Physiol 91 (1): 1–15. doi: . PMID 16272264. Full text
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |