Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hòa nhập xã hội hơn
Từ VLOS
Mặc dù hòa nhập xã hội nhìn chung được xem như là một hoạt động thú vị, nhàn nhã, nhưng các quy ước và mối lo âu khác nhau có thể phá tan cảm giác thích thú tận hưởng đời sống xã hội của bạn và gây khó khăn trong việc tương tác với người khác. Việc khắc phục những vấn đề về lòng tự trọng, sự từ chối và tính do dự sẽ gia tăng mong muốn hòa nhập xã hội của bạn; trong khi đó, việc cải thiện cách giao tiếp, tận dụng những người bạn chung hay nắm bắt các cơ hội tương tự ngoài xã hội sẽ giúp bạn trở thành một người hòa đồng hơn.
Các bước[sửa]
Khắc phục sự do dự[sửa]
-
Chú
ý
đến
những
nỗi
bất
an
của
bạn.
Ai
cũng
có
thể
cảm
thấy
rụt
rè
hay
bất
an
vào
lúc
này
hay
lúc
khác,
tuy
nhiên
nếu
bạn
cảm
thấy
bị
ám
ảnh
bởi
sự
nhút
nhát
của
mình
thì
có
thể
là
do
bạn
đang
tự
nhủ
với
bản
thân
theo
một
cách
nào
đó
rằng
bạn
không
xứng
đáng.
Những
cảm
xúc
không
đúng
này
được
củng
cố
từng
ngày
bởi
những
thứ
tiêu
cực
mà
bạn
thường
xuyên
nói
với
chính
mình.
Hãy
học
cách
chú
ý
đến
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
và
phân
biệt
những
ý
nghĩ
hợp
lý
và
phi
lý.
- Bạn có thường xuyên nói với bản thân rằng mình không cuốn hút? Bạn có tự nhủ mình là người nhạt nhẽo? Rằng bạn gàn dở? Tắc trách? Những suy nghĩ tiêu cực này khiến bạn không đủ tự tin để giao tiếp. Quan trọng hơn, chúng cản trở bạn sống một cuộc đời ý nghĩa.
- Chỉ khi xác định được những nỗi bất an của mình và nói với bản thân rằng mình là một người xứng đáng thì bạn mới có thể trở nên hòa nhập thật sự.
- Thỉnh thoảng chúng ta quen với những ý nghĩ tiêu cực này đến nỗi không còn để ý đến chúng nữa. Hãy bắt đầu lưu tâm đến những suy nghĩ như vậy trong đầu bạn.
-
Học
cách
đối
phó
với
những
suy
nghĩ
tiêu
cực.
Một
khi
đã
học
được
cách
nhận
diện
chúng,
bạn
có
thể
dần
dần
huấn
luyện
bản
thân
ngừng
những
suy
nghĩ
đó
để
chúng
không
còn
ám
ảnh
cuộc
sống
của
bạn.
Khi
bạn
bắt
gặp
bản
thân
đang
có
một
ý
nghĩ
không
hay,
hãy
thử
những
bài
tập
sau:
- Đầu tiên, xác định những suy nghĩ tiêu cực đang hiện hữu. Bây giờ, hãy nhắm mắt lại và hình dung suy nghĩ đó trong tâm trí. Sau đó gắn nhãn suy nghĩ "tiêu cực" lên đó và để nó dần dần lùi xa cho đến khi biến mất hoàn toàn.
- Biến một ý nghĩ tiêu cực thành một ý tưởng mang tính xây dựng. Lấy ví dụ là tình trạng thừa cân của bạn. Thay vì liên tục nói với bản thân rằng "Mình mập quá," hãy nói "Mình muốn giảm cân và lấy lại sức khỏe để trở thành một người tràn trề năng lượng và cuốn hút hơn." Bằng cách này, bạn đã chuyển đổi một suy nghĩ tiêu cực thành một mục tiêu tích cực cho tương lai.
- Với mỗi một suy nghĩ tiêu cực, hãy nghĩ về ba điều tích cực.
- Khi trở thành một người tích cực, bạn sẽ dễ dàng kết bạn và hòa nhập xã hội hơn. Chẳng ai muốn làm bạn với một người luôn có đám mây đen trên đầu.
-
Viết
ra
những
lợi
thế
của
bạn.
Không
may
thay,
chúng
ta
thường
tốn
quá
nhiều
thời
gian
cố
gắng
cải
thiện
bản
thân
mà
quên
đi
việc
ý
thức
được
những
thành
tựu,
tài
năng
và
bản
chất
tốt
đẹp
của
chính
mình.
Hãy
tự
hỏi
bản
thân
những
câu
hỏi
sau
trước
khi
bắt
đầu:
- Điều gì khiến bạn tự hào trong năm qua?
- Thành tựu to lớn nhất của bạn từ trước đến giờ là gì?
- Bạn có tài năng độc đáo gì không?
- Mọi người hay khen bạn về điều gì?
- Bạn đã từng làm việc gì có tác động tích cực lên cuộc sống của người khác?
-
Ngừng
so
sánh
bản
thân
với
người
khác.
Một
trong
những
nguyên
nhân
khiến
con
người
bế
tắc
với
sự
bất
an
là
họ
đem
"điểm
yếu"
của
mình
đi
so
sánh
với
"điểm
mạnh"
của
người
khác.
Nói
cách
khác,
họ
so
sánh
những
giá
trị
tiêu
cực
trong
cuộc
sống
của
mình
với
những
giá
trị
tích
cực
trong
cuộc
sống
của
những
người
xung
quanh.
- Hãy nhớ rằng, ai cũng đều trải qua những nỗi đau đớn hay nhọc nhằn trong đời. Nếu thấy bản thân cứ tự hỏi tại sao những người này trông có vẻ hạnh phúc hơn mình thì bạn hãy nhớ rằng, hạnh phúc không liên quan đến hoàn cảnh bên ngoài mà nó phụ thuộc vào thái độ của người đó.
- Nếu quá bận rộn để nghĩ về người khác thì bạn sẽ không có thời gian làm cho bản thân trở nên thú vị và hoàn thiện hơn.
-
Hãy
nhớ
rằng
bạn
không
phải
là
trung
tâm
của
vũ
trụ.
Trớ
trêu
thay,
những
người
hay
nơm
nớp
lo
sợ
và
cảm
thấy
mình
vô
hình
thường
cho
rằng
họ
luôn
bị
nhìn
ngó,
chỉ
trích
và
nhạo
báng.
Mặc
dù
bạn
không
phải
người
vô
hình,
nhưng
ý
nghĩ
rằng
những
người
lạ
luôn
luôn
nhìn
chằm
chằm
vào
bạn
và
chực
chờ
bạn
gặp
rắc
rối
là
hoàn
toàn
cực
đoan.
Ai
cũng
có
cuộc
sống
riêng
của
mình
và
họ
có
rất
ít
thời
gian
để
chú
ý
đến
bạn
nếu
bạn
có
lỡ
làm
điều
gì
đó
vụng
về.
Cho
dù
có
để
ý
thì
họ
cũng
sẽ
quên
ngay
sự
cố
đó
trong
vài
giờ
đồng
hồ,
còn
bạn
thì
lại
giữ
nó
trong
lòng
đến
vài
năm.
- Việc gạt đi những cảm giác rằng bạn luôn luôn bị quan sát và đánh giá sẽ giúp bạn học cách trở nên thoải mái và thư giãn hơn khi ở gần người khác, làm cho việc hòa nhập xã hội trở nên dễ chịu hơn.
- Dẹp bỏ suy nghĩ rằng ai cũng chăm chăm vào bạn và phán xét bạn. Cũng như bạn, họ bận tâm về bản thân mình nhiều hơn là những người xung quanh họ.
-
Quên
đi
nỗi
sợ
bị
từ
chối.
Bạn
có
một
cơn
ác
mộng...
đó
là
bạn
gặp
một
người,
và
người
đó
không
còn
muốn
gặp
bạn
lần
nữa.
Có
phải
là
khó
chịu
lắm
không?
Chính
xác
là
vậy.
Có
phải
là
tận
thế
không?
Dĩ
nhiên
là
không.
Trên
thực
tế
điều
này
rất
hiếm
khi
xảy
ra.
Nếu
bạn
cho
rằng
hầu
như
mọi
người
đều
sẽ
từ
chối
mình
và
sợ
hòa
nhập
xã
hội
vì
điều
đó
thì
bạn
sẽ
bỏ
lỡ
những
cơ
hội
gặp
gỡ
nhiều
người
tuyệt
vời.
- Dĩ nhiên không phải gặp ai bạn cũng nên đến làm quen hay chào hỏi hầu hết mọi người. Nhưng hãy nghĩ về những mối quan hệ thú vị mà bạn có thể tìm được, chỉ cần bạn cởi mở hơn.
Tương tác với người khác[sửa]
-
Mỉm
cười.
Ai
cũng
thích
ở
gần
một
người
vui
vẻ
và
yêu
đời.
Kể
cả
khi
không
phải
lúc
nào
bạn
cũng
hạnh
phúc,
hãy
cố
gắng
giữ
nụ
cười
luôn
ở
trên
môi.
Không
chỉ
giúp
bạn
cảm
thấy
khá
hơn,
nó
còn
làm
cho
mọi
người
muốn
đến
gần,
trò
chuyện
và
tìm
hiểu
bạn.
- Khi bạn muốn cuốn hút ai đó thì nụ cười là điều quan trọng nhất, nó cho thấy rằng bạn là một người lạc quan, rất đáng để gặp gỡ.
-
Duy
trì
ngôn
ngữ
cơ
thể
cởi
mở.
Nếu
bạn
đang
ở
trong
một
bữa
tiệc
hay
buổi
họp
mặt
xã
hội
nào
đó,
hãy
giữ
cho
ngôn
ngữ
hình
thể
của
bạn
“biết
nói”,
rằng
bạn
mong
muốn
được
kết
nối.
Giao
tiếp
bằng
mắt
với
người
khác,
vẫy
chào
hay
gật
nhẹ
đầu
với
họ
và
nhìn
thẳng
về
phía
trước
chứ
đừng
nhìn
xuống
chân
hay
sàn
nhà.
Tỏ
ra
vui
vẻ
và
cởi
mở
sẽ
khiến
cho
người
khác
muốn
tiếp
xúc
với
bạn
hơn.
- Tránh khoanh tay, nhăn nhó hay thu mình trong góc. Những cử chỉ này gửi đi một thông điệp rằng bạn muốn ở một mình, và bạn biết gì không? Mọi người sẽ chiều ý bạn.
- Cất điện thoại đi. Nếu bạn trông có vẻ bận rộn, sẽ chẳng ai muốn cắt ngang. Ngôn ngữ cơ thể của bạn nên cho thấy rằng bạn sẵn sàng tiếp chuyện.
-
Tỏ
ra
thành
thật.
Cho
dù
bạn
nói
chuyện
với
bạn
bè
thân
quen
hay
người
bạn
vừa
mới
gặp,
hãy
luôn
thật
lòng
chú
tâm
vào
cuộc
hội
thoại.
Thể
hiện
sự
chăm
chú
cho
thấy
bạn
là
một
người
biết
cảm
thông,
điều
đó
sẽ
đem
đến
sự
hứng
khởi
và
tương
tác
toàn
diện.
- Không nên cố gắng nói những điều mà người đó thích nghe hay điều mà bạn cho rằng sẽ khiến họ thích bạn hơn. Hãy là chính mình.
- Tránh nhắn tin hay nói chuyện điện thoại khi bạn đang trò chuyện trực tiếp với người khác, đặc biệt nếu cả hai đang nói về điều gì đó quan trọng.
- Giữ cho cuộc đối thoại được cân bằng. Đừng nói về bản thân quá nhiều vì sẽ khiến bạn trông rất tự phụ. Tương tự như thế, tỏ ra quá im lặng cho thấy bạn không hứng thú với cuộc trò chuyện.
-
Hỏi
người
khác
những
câu
hỏi
về
bản
thân
họ.
Sự
thật
là
ai
cũng
thích
nói
chuyện
về
bản
thân
mình.
Và
nếu
muốn
hòa
nhập
xã
hội
và
bắt
đầu
nói
chuyện
với
mọi
người
nhiều
hơn,
bạn
cần
thật
lòng
thể
hiện
sự
hứng
thú
với
người
khác,
chẳng
hạn
như
hỏi
ngày
hôm
nay
của
họ
thế
nào,
họ
cảm
thấy
ra
sao
và
đang
có
những
dự
định
gì.
Điều
này
không
có
nghĩa
là
bạn
tò
mò
hay
tọc
mạch
về
những
gì
người
đó
làm
hoặc
là
đặt
ra
những
câu
hỏi
quá
tế
nhị.
Chỉ
là
bạn
đang
đề
nghị
họ
mở
lòng
hơn
và
chờ
đến
lượt
họ
hỏi
lại
bạn.
- Đây cũng là một kỹ thuật giao tiếp nếu bạn thuộc típ người ngại ngùng và không thích nói về bản thân.
-
Suy
nghĩ
thoáng
hơn.
Một
trong
những
lý
do
bạn
không
thể
hòa
nhập
xã
hội
hơn
là
vì
bạn
cho
rằng
không
có
ai
tương
đồng
với
bạn.
Có
thể
bạn
cho
rằng
mọi
người
đều
quá
ngu
ngốc,
quá
lạnh
lùng
hoặc
quá
nhút
nhát
nên
khó
có
thể
làm
bạn
với
mình,
nhưng
nếu
bạn
nghĩ
thoáng
hơn
và
cho
người
khác
thời
gian
để
cởi
mở
hơn,
bạn
sẽ
thấy
rằng
xung
quanh
nhiều
người
giống
bạn
hơn
bạn
tưởng.
- Đừng bỏ qua một người bạn tiềm năng sau cuộc hội thoại trôi chảy. Hãy nói chuyện với họ nhiều lần nữa để hiểu hơn về tính cách của họ.
Mở rộng vòng tròn xã hội[sửa]
-
Đưa
ra
lời
mời.
Nếu
bạn
thuộc
típ
người
chỉ
đợi
đến
khi
bạn
bè
gọi
rủ
bạn
đi
chơi
mà
không
rủ
lại
họ
lần
nào
thì
bạn
đã
không
làm
tốt
phần
của
mình.
Nên
nhớ
rằng
bạn
của
bạn
không
thể
biết
lúc
nào
bạn
mong
họ
gọi,
và
họ
cũng
có
thể
hiểu
lầm
sự
nhút
nhát
của
bạn
là
sự
thờ
ơ
với
tình
bạn
ấy.
Nếu
bạn
muốn
gặp
ai
đó
thì
hãy
chủ
động
tìm
họ.
- Gọi cho những người bạn cũ đã lâu không liên lạc và lên kế hoạch gặp nhau.
- Tổ chức một bữa tiệc hay buổi họp mặt và mời tất cả bạn bè, đồng nghiệp và người quen của bạn.
- Rủ bạn bè cùng đi xem phim, xem kịch, bóng đá hay những hoạt động khác.
-
Nhận
nhiều
lời
mời
hơn.
Nếu
có
ai
đó
rủ
bạn
đi
chơi,
dù
thân
hoặc
không
thân,
bạn
cũng
nên
nhận
lời
mời
của
họ
một
cách
nghiêm
túc
thay
vì
làm
họ
thất
vọng.
Đừng
nói
rằng
bạn
không
thể
tham
gia
chỉ
vì
bạn
ngại
hay
không
thích
người
đó;
thay
vì
thế,
hãy
nghĩ
đến
những
người
thú
vị
khác
mà
bạn
có
thể
gặp
ở
sự
kiện
mà
bạn
được
mời,
cho
dù
đó
là
một
bữa
tiệc,
ngủ
lại
nhà
nhau
hay
tham
gia
câu
lạc
bộ
sách.
- Tập thói quen đồng ý ba lần sau mỗi lần từ chối. Điều này không có nghĩa là bạn phải đồng ý với điều gì đó thực sự kinh khủng, nhưng việc chấp nhận những lời mời đi chơi với bạn bè cho thấy sự hứng thú thật sự dành cho tình bạn và làm cho bạn trở thành một người thân thiện và hòa đồng hơn. Nếu hết lần này đến lần khác bạn từ chối họ thì bạn bè của bạn sẽ có cảm giác rằng bạn đang chán ghét họ và không còn thích dành thời gian cùng nhau nữa.
-
Tham
gia
một
câu
lạc
bộ
hay
hội
nhóm
với
những
cá
nhân
có
tâm
hồn
đồng
điệu.
Nếu
muốn
kết
bạn
mới,
bạn
sẽ
phải
quan
sát
kỹ
hơn
những
người
mà
bạn
đều
đặn
gặp
ở
trường
hay
nơi
làm
việc.
Nếu
bạn
có
một
sở
thích
cụ
thể,
hãy
tìm
đến
các
câu
lạc
bộ
địa
phương
hoặc
một
hội
nhóm
nào
đó
trong
khu
vực
để
tham
gia
hoạt
động
đó.
- Cân nhắc việc tham gia vào đội thể thao địa phương, hội những người thích đọc, nhóm phượt hay câu lạc bộ tiếng Anh.
- Nếu bạn không có sẵn một sở thích thì nên chọn ngay một điều gì đó cho mình. Chọn hoạt động nào đó mà bạn có thể tham gia theo nhóm càng tốt.
-
Gặp
gỡ
những
người
bạn
chung.
Gặp
gỡ
bạn
của
bạn
bè
là
một
trong
những
cách
dễ
nhất
để
làm
quen
người
mới.
Cố
gắng
xem
mỗi
người
mà
bạn
gặp
trong
cuộc
sống
như
một
"con
đường"
hay
"cánh
cổng"
để
bước
vào
một
vòng
tròn
xã
hội
mới.
- Cân nhắc việc tổ chức một bữa tiệc và kêu gọi bạn bè dẫn theo bạn của họ. Như một điểm cộng, ít nhất các bạn cũng có mặt bằng chung đó là đều cùng quen biết một người trong bữa tiệc.
- Nếu bạn của bạn mời bạn đến dự tiệc hay cuộc họp mặt lớn nơi mà bạn không quen một người nào cả, cứ mạnh dạn nhận lời. Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó là một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ bạn mới.
-
Đừng
phân
định
cuộc
sống
của
bạn.
Cố
gắng
không
xem
"đời
sống
công
việc"
là
riêng
biệt
với
"đời
sống
xã
hội"
và
khác
với
"đời
sống
gia
đình,"
vân
vân.
Mặc
dù
mỗi
phương
diện
trên
đều
đòi
hỏi
những
hành
vi
và
quy
tắc
ứng
xử
khác
nhau,
nhưng
cách
tốt
nhất
để
trở
nên
hòa
đồng
một
cách
tự
nhiên
là
sống
như
một
sinh
vật
mang
tính
xã
hội,
không
phụ
thuộc
vào
môi
trường
xung
quanh.
Nói
cách
khác,
bạn
không
cần
phải
“để
dành”
tất
cả
sự
hòa
nhập
xã
hội
của
bạn
chỉ
để
thể
hiện
trong
những
buổi
tiệc
cuối
tuần.
- Tự tạo các dịp hòa nhập xã hội của riêng bạn. Điều này có thể chỉ đơn giản như hỏi thăm vài câu xã giao với nhân viên ngân hàng khi bạn đang giao dịch thay vì nhìn chằm chằm vào điện thoại và tránh giao tiếp bằng mắt.
- Tìm hiểu thêm về đồng nghiệp hay bạn bè nếu bạn chưa biết về họ.
- Tham dự những sự kiện xã hội với người thân trong gia đình. Dù điều này nghe có vẻ không mấy thú vị nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng mình có thể kết bạn ở bất cứ nơi đâu, miễn là bạn có thái độ đúng đắn.
-
Ưu
tiên
đời
sống
xã
hội
của
bạn.
Cho
dù
bận
rộn
như
thế
nào,
nếu
muốn
trở
nên
hòa
đồng
hơn,
bạn
phải
đặt
mục
tiêu
ra
ngoài
gặp
gỡ
mọi
người
ít
nhất
vài
lần
trong
tuần.
Mặc
dù
ai
cũng
cần
thời
gian
cá
nhân
hay
đã
trải
qua
một
tuần
(thậm
chí
một
tháng)
đầy
căng
thẳng,
nhưng
xin
nhắc
lại,
không
ai
muốn
trải
qua
hai
tuần
mà
không
giao
tiếp
xã
hội,
ngoại
trừ
những
trường
hợp
đặc
biệt.
- Tự nhủ rằng cho dù mệt mỏi hay nhút nhát đến đâu, bạn vẫn phải đứng lên và bước ra ngoài xã hội.