Kích thích chuyển dạ tại nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thông thường thời gian thai nghén của một phụ nữ kéo dài khoảng 40 tuần. Nếu đã mang thai hơn 40 tuần, bạn dễ có cảm giác khó chịu, nôn nóng và quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu. Nhưng trước khi áp dụng các biện pháp can thiệp y khoa để kích thích chuyển dạ, bạn hãy thử áp dụng một số phương pháp tự nhiên sau để thực hiện quá trình đó ngay tại nhà.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Ăn một số loại thực phẩm[sửa]

  1. Ăn dứa. Dứa là loại trái cây có thể kích thích chuyển dạ, nó có chứa bromelain, một loại enzim giúp làm mềm hay "chín muồi" cổ tử cung. Đây là giai đoạn quan trọng để quá trình đau đẻ bắt đầu.[1]
    • Chỉ ăn dứa thuần túy, uống nước ép dứa hay sinh tố dứa.
  2. Ăn thức ăn cay. Một số người tin rằng thực phẩm cay đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình chuyển dạ. Các thực phẩm có nguồn gốc từ Mexico hay thực phẩm có trộn ớt cay sẽ kích thích quá trình này, nhưng hãy cẩn thận vì thực phẩm cay có thể gây khó tiêu trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
    • Một số nghiên cứu cho thấy thức ăn cay có thể ngăn chặn cơn đau nhờ vào sự hiện diện của chất capsaicin. Capsaicin còn có tác dụng mạnh hơn endorphin, một loại hóc môn xuất hiện tự nhiên và giúp giảm đau. [2]
  3. Ăn cam thảo. Cam thảo đen là loại thực phẩm giúp kích thích chuyển dạ, bạn nên ăn loại cam thảo tự nhiên chứa ít đường. Bạn cũng có thể uống thuốc để bổ sung chiết xuất cam thảo. Cam thảo có tác dụng nhuận tràng và tạo ra các cơn co bóp ở đại trực tràng, từ đó dẫn tới co bóp ở tử cung.[3]
  4. Ăn tỏi. Ăn đủ lượng tỏi cần thiết giúp bạn dễ đi cầu, nhờ vậy đường ruột đươc làm sạch để dọn chỗ cho bào thai di chuyển xuống thấp hơn. Một khi di chuyển xuống dưới, thai nhi sẽ tương tác nhiều hơn với tử cung và cổ tử cung, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. [1]
    • Chế biến các loại thực phẩm với nhiều tỏi, miễn là thực phẩm đó không gây ra tình trạng khó tiêu hóa.
  5. Ăn nhiều chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.[1] Vì khi bị táo bón, ruột hay trực tràng của bạn sẽ phình lên và chiếm mất vùng không gian bên dưới cơ thể, nơi thai nhi cần di chuyển xuống trước khi chào đời. Do đó bạn nên ăn nhiều hoa quả và rau trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Ăn mận khô hay các loại hoa quả sấy khô cũng có lợi cho giai đoạn này.
  6. Uống trà lá mâm xôi đỏ. Loại trà này làm săn chắc tử cung và giúp các cơ co thắt khi chuyển dạ. Cách pha trà như sau: ngâm một túi trà với khoảng 200 ml nước sôi trong 3 phút, để nguội và uống.[4]
    • Vào mùa hè bạn có thể pha trà lá mâm sôi với đá để làm thức uống giải khát.
  7. Uống trà thìa là. Bạn có thể sử dụng thìa là để trị các vấn đề về đường tiêu hóa, ngoài ra thìa là còn giúp kích thích và điều hòa kinh nguyệt, chữa sình bụng.[5] Hãy pha một cốc trà hạt thìa là để kích thích chuyển dạ. [4]
    • Bạn có thể thêm đường hay mật ong để trung hòa vị đắng của trà.

Tư thế cơ thể[sửa]

  1. Quỳ xuống với hai tay chống đất. Tư thế bò giúp thai nhi nằm vào vị trí phù hợp. Khi đầu thai nhi ép xuống phía dưới và chạm vào cổ tử cung, cổ tử cung bị đè sát, ngắn lại và bắt đầu căng ra. Mỗi lần quỳ trong 10 phút, một ngày quỳ nhiều lần, với cách tập này đầu thai nhi sẽ từ từ di chuyển vào vị trí tối ưu.[1]
  2. Đừng nằm tựa lưng trên ghế dài. Giai đoạn cuối thai kỳ có lẽ sẽ khiến bạn mệt mỏi và thường muốn ngả lưng nghỉ ngơi. Nhưng nằm tựa lưng hay ngồi tựa lưng trên ghế dài không tốt cho vị trí của thai nhi trong giai đoạn chuẩn bị chuyển dạ. Thay vào đó, bạn nên nằm nghiêng về phía trái cơ thể, rồi nhẹ nhàng xoay về phía trước và dùng các tấm nệm để chống đỡ cơ thể, tư thế đó sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái. [1]
  3. Bật thân mình trên quả bóng sinh nở. Bóng sinh nở là loại bóng bật kích thước lớn (còn được dùng trong các bài thể dục) có thể giúp bạn thư giãn vào giai đoạn sắp sinh, và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Ngồi hay bật thân mình trên quả bóng với hai chân dang rộng có thể giúp đầu thai nhi di chuyển xuống dưới.[3]

Tập vận động thể chất[sửa]

  1. Đi bộ. Đi bộ làm khuấy động thai nhi và khiến nó di chuyển xuống dưới cơ thể. Một khi đầu thai nhi ép vào cổ tử cung thì chuyển dạ cũng sắp bắt đầu. Bạn nên chịu khó đi bộ từ 15-20 phút, ngoài ra đi bộ trong bầu không khí trong lành cũng rất có ích cho sức khỏe.[1]
    • Tập đi bộ lên đồi dốc. Cách tập này buộc cơ thể phải nghiêng về phía trước, với góc nghiêng từ 40-45 độ thai nhi sẽ di chuyển hướng xuống dưới dễ dàng hơn.
  2. Tập động tác cưỡi ngựa. Động tác cưỡi ngựa, tức là đưa một chân lên phía trước và bật chân phía sau rượt theo chân kia, có thể tạo chấn động nhẹ cho thai nhi. Hãy cẩn thận khi tập động tác này để tránh bị vấp té.[3]
  3. Leo cầu thang. Leo cầu thang buộc cơ thể bạn phải nghiêng một góc khoảng 40-45 độ và giúp thai nhi di chuyển xuống dưới. Hãy nhớ vịn tay nắm cầu thang để đảm bảo an toàn khi đi lên.[1]
    • Bạn cũng nên dậm mạnh chân theo mỗi bước đi khi lên cầu thang.
  4. Vệ sinh nhà cửa. Thực hiện các hoạt động có cường độ vừa phải có thể giúp ích cho quá trình chuyển dạ. Vệ sinh nhà để xe, hút bụi, hay lau sàn nhà đều là các công việc đòi hỏi vận động và sẽ kích thích chuyển dạ. Như vậy khi sinh con xong bạn còn có thêm một lợi ích nữa là nhà sạch.

Chuẩn bị cơ thể trước khi chuyển dạ[sửa]

  1. Quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục với bạn tình hay chồng sẽ khiến cơ thể giải phóng prostaglandins, tương tự như các hóc môn trong cơ thể và giúp kích thích chuyển dạ. Sau khi phóng tinh vào âm đạo, tinh trùng có thể làm mềm và giãn rộng cổ tử cung, nhờ đó cơ thể sẵn sàng hơn khi sinh nở.[6]
    • Ngoài ra khi đạt cực khoái cũng làm phát sinh prostaglandins, vì vậy nếu không muốn quan hệ bạn vẫn có thể tự mình tạo khoái cảm đó.
    • Không quan hệ tình dục khi đã vỡ nước ối, vì có thể sẽ bị nhiễm trùng.
  2. Kích thích đầu vú. Kích thích đầu vú cũng là cách để kích thích co thắt tử cung. Bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón cái để vân vê đầu vú trong 2 phút, nghỉ 3 phút rồi lại kích thích 2 phút, lập đi lập lại trong khoảng 20 phút. Nếu không cảm thấy sự co thắt, bạn nên tăng thời gian vân vê lên 3 phút và chỉ nghỉ 2 phút sau mỗi lần.[7]
    • Bôi dầu ô-liu lên các ngón tay để không bị ngứa.
  3. Bấm huyệt. Bấm huyệt cũng tương tự như châm cứu là một kỹ thuật y học cổ truyền của Trung Quốc để tăng cường thư giãn và lành bệnh. Theo kỹ thuật này thì trên cơ thể chúng ta có các huyệt, là nơi thu hút và phát ra khí huyết.[8] Khi tạo áp lực mạnh và trực tiếp vào hai trong số các huyệt này sẽ giúp kích thích chuyển dạ.[9] Bấm huyệt như sau:
    • Xác định vị trí các huyệt, một điểm nằm ở màng da giữa ngón cái và ngón trỏ, điểm còn lại nằm dưới chân và cách trên mắt cá chân bên trong khoảng 7 cm.
    • Véo vào màng da giữa hai ngón tay, sau đó bạn lấy tay chà vào chỗ da này trong khoảng 30-60 giây theo chuyển động vòng tròn.[10]
    • Nhấn mạnh bằng đầu của một hay hai ngón tay lên trên điểm đã xác định ở chân, sau đó chà lên điểm này theo chuyển động vòng tròn.
    • Ngừng chà một trong hai điểm khi bắt đầu cảm thấy co thắt, sau đó tiếp tục chà sát khi cơn co thắt dừng.
  4. Bấm huyệt bàn chân. Đây là phương pháp bấm vào các huyệt ở lòng bàn chân để kích thích chuyển dạ trong vòng 24-48 giờ.[11] Bấm vào các huyệt có liên quan tới tuyến yên, bàng quang, động mạch chủ bụng và buồng trứng để đưa cơ thể vào quá trình chuyển dạ. Bấm mạnh và trực tiếp lên một trong các huyệt đó, hay chà mạnh theo hình vòng tròn.[12]
    • Tuyến yên: Huyệt này nằm trên ngón chân cái, có tác dụng kích hoạt tuyến yên và giải phóng các hóc môn như oxytocin.
    • Bàng quang: Huyệt này nằm ở lòng bàn chân và gần phần mui, có tác dụng kích thích các cơ xung quanh tử cung co thắt, và dẫn tới co thắt tử cung.
    • Động mạch chủ bụng: Huyệt này nằm ở trung tâm của lòng bàn chân, nó giúp bạn thư giãn và cảm thấy thăng bằng hơn.
    • Buồng trứng và tử cung: Huyệt này nằm ở mắt cá chân ngay bên dưới chỗ xương nhô ra, khi sờ có cảm giác mềm và có tác dụng khởi xướng quá trình co thắt tử cung.
    • Đừng áp dụng bấm huyệt bàn chân trước khi thai nhi đạt 38 tuần tuổi, vì có thể khiến bạn sinh non. Bạn tuyệt đối không được thử phương pháp này trong ba tháng đầu mang thai vì có thể dẫn đến xảy thai. [12]
  5. Dùng dầu thầu dầu. Dầu thầu dầu hỗ trợ chuyển dạ bằng cách tạo co thắt ở ruột non và kích thích đại trực tràng. Việc co thắt các cơ ở ruột non và đại trực tràng có thể dẫn tới co thắt tử cung. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra tiêu chảy, vì thế rất khó chịu.[13]
    • Trộn khoảng 70 ml dầu thầu dầu vào một ly nước ép hoa quả, uống hết một lần.
    • Ngoài ra còn có một cách khác, bạn có thể thụt rửa đại tràng tại nhà. Tuy nhiên bạn chỉ nên làm cách này một lần duy nhất và phải cực kỳ thận trọng. Phương pháp làm sạch đại trực tràng bằng cách thụt rửa cũng đồng thời khiến bạn thiếu nước và có cảm giác khó chịu sau đó.

Sử dụng thảo dược[sửa]

  1. Dùng tinh dầu hoa anh thảo. Tinh dầu hoa anh thảo có chứa prostaglandin, đây là chất giống như hóc môn và có thể gây ra các cơn có bóp, làm mềm cổ tử cung. Bạn có thể hấp thu loại tinh dầu này bằng cách uống các viên con nhộng 500 mg, 3 lần một ngày . [14]
    • Hoặc bạn có thể đặt viên con nhộng vào âm đạo lúc đi ngủ vào buổi tối. Môi trường ẩm trong âm đạo sẽ hòa tan viên thuốc và phân tán chất gel trên khắp cổ tử cung.
  2. Dùng cây thiên ma. Rễ cây thiên ma là một loại thảo dược được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh có liên quan tới kinh nguyệt, tình trạng mãn kinh, loãng xương, và gây ra co bóp chuyển dạ. [15] Rễ cây thiên ma có màu đen hoặc màu xanh da trời, thường được ngâm trong nước hay trong rượu.[16] Hãy sử dụng liều lượng theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì.
    • Người ta cho rằng rễ cây thiên ma đen hiệu quả hơn rễ xanh.
  3. Liệu pháp vi lượng đồng căn. Các liệu pháp vi lượng đồng căn sử dụng cây phong thảo và caulophyllum (thuộc họ hoàng mộc) được ứng dụng để kích thích chuyển dạ.[2] Người ta thường dùng cây phong thảo để trị các bệnh về kinh nguyệt, đau đầu hay mất ngủ.[17] Cây caulophyllum giúp làm săn chắc các cơ ở tử cung, nhờ đó hỗ trợ cho quá trình co thắt của tử cung lúc sinh.[18]
    • Hãy sử dụng liều lượng theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì cho cả hai liệu pháp này.

Thư giãn cơ thể[sửa]

  1. Tắm nước ấm. Ngồi trong bồn nước nóng có thể giúp bạn thư giãn cơ thể và thả lỏng cơ bắp. Hãy nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào nước để hương thơm của nó làm bạn thanh thản hơn.
    • Đừng tắm nước quá nóng để tránh cho da bị ửng đỏ, đồng thời cũng để bảo vệ thai nhi không bị căng thẳng vì quá nóng.
  2. Tập mường tượng. Hãy ngồi trong tư thế thiền và tưởng tượng ra quá trình vượt cạn của mình. Thở sâu và hình dung ra sự co bóp bắt đầu như thế nào, cổ tử cung giãn nở ra sao và cách đưa bé di chuyển xuống phía dưới cơ thể trước khi ra ngoài.[19]
    • Lên Internet tìm một tập tin hướng dẫn thiền bằng âm thanh để giúp quá trình chuyển dạ. Các tập tin này thường có sẵn để tải về dưới dạng mp3. Bạn cũng dễ dàng tìm ra các tập tin đó bằng từ khóa “thôi miên khi sinh”, cách thôi miên này áp dụng các kỹ thuật tương tự để giúp bạn vượt qua toàn bộ quá trình sinh nở tự nhiên.[20]
  3. Hãy cứ la lên nếu cần. La hét có thể giải tỏa căng thẳng cho cơ thể, và vì vậy cơ thể được đưa vào trạng thái thoải mái nhất trước khi bắt đầu quá trình. Giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén rất căng thẳng, vì vậy đừng ngại mà cứ cho mình cơ hội la lên.[21]
    • Nếu cần bạn nên chuẩn bị sẵn hộp khăn giấy và một bộ phim tình cảm sướt mướt để dễ làm mình rơi nước mắt hơn.
  4. Đi mát-xa. Mát-xa là cách tuyệt vời để giúp cơ thể thư giãn, nhưng hãy tìm tiệm mát-xa có nhân viên hiểu biết về cách mát-xa tiền sinh sản. Khi mát-xa bạn nên nằm nghiêng về phía trái và đặt một chiếc gối vào giữa hai đầu gối để đỡ cơ thể.

Mong đợi điều gì ở bác sĩ[sửa]

  1. Biết được khi nào bác sĩ sẽ làm bạn chuyển dạ. Nếu thực sự muốn sinh con ở nhà thì bạn vẫn nên mời một bác sĩ hay một bà đỡ. Hầu hết các bác sĩ sẽ không vội vàng kích thích cho bạn chuyển dạ trừ khi xảy ra các tình huống hợp lý đòi hỏi phải có biện pháp can thiệp, chẳng hạn như:
    • Vỡ nước ối nhưng không co thắt tử cung.
    • Quá thời điểm phải sinh 2 tuần.
    • Bị nhiễm trùng tử cung.
    • Xuất hiện bệnh tiểu đường khi mang thai, huyết áp cao hay không đủ nước ối.
    • Nhau thai, vị trí hay sự phát triển của đứa bé có vấn đề.[22]
  2. Hành động đầu tiên của bác sĩ có thể là tách bọc nước ối. Bác sĩ sẽ đeo găng vào ngón tay và thọc vào trong cổ tử cung để tách rời bọc nước ối ra khỏi vách tử cung. Sau đó tự nhiên các hóc môn sẽ sinh ra và kích thích sự co thắt của tử cung.[23]
  3. Bác sĩ có thể tự tay chọc nước ối. Thủ thuật này trong y khoa gọi là “thủ thuật chọc màng ối”, bác sĩ sử dụng một cái móc mỏng để phá vỡ bọc nước ối. Thủ thuật này luôn luôn khiến quá trình chuyển dạ xảy ra chỉ vài giờ sau đó.
    • Dù thủ thuật chọc màng ối diễn ra khá nhanh nhưng sẽ đau và gây khó chịu.
  4. Bác sĩ có thể cho bạn dùng prostaglandin, một loại hóc môn tự nhiên. Bạn có thể uống hay đặt thuốc trực tiếp vào âm đạo. Quá trình này thường sẽ diễn ra trong bệnh viện và thuốc có tác dụng làm giãn cổ tử cung.
    • Sau khi uống thuốc, các cơn co thắt mạnh xuất hiện và khiến bạn hơi đau. [24]
  5. Bạn có thể được kê thuốc oxytocin bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch. Thủ thuật này thường chỉ thực hiện ở bệnh viện khi quá trình đau đẻ diễn ra quá lâu. Trong những hợp khẩn cấp kể trên, thuốc cũng có tác dụng gây ra co thắt chuyển dạ.
    • Khi sử dụng thuốc oxytocin, thông thường các cơn co thắt sẽ đến nhanh và liên tục. [24]
  6. Bác sĩ nhận thức được rủi ro khi kích thích chuyển dạ. Các chiến thuật kể trên không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt khi cơ thể của bạn chưa sẵn sằng cho quá trình lâm bồn. Nếu bạn đã cố kích thích chuyển dạ mà thất bại thì phải lập tức tới một cơ sở y tế để cấp cứu. Bạn nên cẩn thận đề phòng các rủi ro sau:
    • Nhiễm trùng (đặc biệt khi nước ối đã vỡ)
    • Rách vách tử cung
    • Sinh non (do kích thích chuyển dạ sớm)
    • Các cơn co thắt không đều.[25]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn nên thử ngồi xe điện đụng chuyên dụng (nhưng nên nhớ chỉ đụng nhẹ do mục đích để chuyển dạ), vì chuyển động va chạm của xe có thể đẩy thai nhi tụt xuống dưới. Hiện tại Việt Nam, loại xe chuyên dụng này chưa phổ biến, luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Tham khảo bà đỡ hay bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp này.
  • Không áp dụng các biện pháp trên đây nếu thai nhi chưa đủ 40 tuần tuổi. Vì tất cả các kỹ thuật này đều không an toàn nếu như thất bại nên bạn hãy cố trì hoãn tới mức tối đa trước khi thực hiện bất kì kỹ thuật nào để bắt đầu quá trình sinh nở.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 http://www.natural-pregnancy-midwife.com/ways-to-induce-labor.html
  2. 2,0 2,1 http://www.obgynnorth.com/patient_education/childbirth_preparation/natural_ways_to_encourage_labor
  3. 3,0 3,1 3,2 http://trimestertalk.com/42-natural-methods-to-induce-labor-when-postdate-or-overdue/
  4. 4,0 4,1 http://joyinbirthing.com/months/month10/naturalinductionmethods
  5. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-635-cumin.aspx?activeingredientid=635&activeingredientname=cumin
  6. http://www.webmd.com/baby/inducing-labor-naturally-can-it-be-done
  7. http://joyinbirthing.com/months/month10/naturalinductionmethods/
  8. http://www.webmd.com/balance/guide/acupressure-points-and-massage-treatment
  9. http://www.mamanatural.com/how-to-do-acupressure-when-youre-in-labor/# sthash.SonhHnxS.dpuf
  10. http://www.givingbirthnaturally.com/acupressure-to-induce-labor.html
  11. http://www.natural-pregnancy-midwife.com/ways-to-induce-labor.html
  12. 12,0 12,1 http://www.positivehealth.com/article/baby/reflexology-during-pregnancy-and-labour-labour-trigger-points-explained
  13. http://www.marasworld.com/natural-ways-to-induce-labor/
  14. http://www.better-childbirth-outcomes.com/pregnancy-labor-induction.html
  15. https://herblore.com/overviews/labor-tincture
  16. http://www.homemaking-cottage.com/Pregnancy-and-Labor/naturally-inducing-your-labor.htm
  17. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-633-pulsatilla.aspx?activeingredientid=633&activeingredientname=pulsatilla
  18. http://www.britishhomeopathic.org/bha-charity/how-we-can-help/articles/labour-and-childbirth/
  19. http://www.hypnobirthingdownloads.com/articles/how-to-induce-labor-naturally/
  20. http://www.webmd.com/baby/features/hypnobirthing-calmer-natural-childbirth
  21. http://joyinbirthing.com/months/month10/naturalinductionmethods/
  22. http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/childbirth/inductions.html
  23. http://www.healthline.com/health/pregnancy/natural-ways-to-induce-labor# 2
  24. 24,0 24,1 http://www.webmd.com/baby/inducing-labor-naturally-can-it-be-done?page=3
  25. http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/childbirth/inductions.html

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này