Kết nối hai máy tính

Từ VLOS
(đổi hướng từ Kết nối Hai Máy tính)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Với các gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ, kết nối các máy tính là một giải pháp hay để chia sẻ dữ liệu, tài nguyên và nhiều hơn nữa. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để kết nối hai máy tính sử dụng các hệ điều hành khác nhau. Lưu ý: các hướng dẫn này sẽ tạo ra một mạng riêng của chỉ hai thiết bị. Để hiểu hơn về khái niệm mạng riêng, hãy xem “Cách để thiết lập một mạng riêng” sau khi đọc bài viết này.

Các bước[sửa]

Ethernet[sửa]

  1. Cắm cáp ethernet (cáp mạng). Để kết nối hai máy tính mà không cần phải truy cập vào một mạng chia sẻ, bạn có thể sử dụng cáp Ethernet để kết nối trực tiếp giữa hai cổng Ethernet (cổng nối mạng) của hai máy tính.
    • Một số máy tính yêu cầu một loại cáp đặc biệt gọi là "cáp chéo." Đây là cáp chuyên dụng có dây đảo ngược giữa hai đầu. Cổng Ethernet có hai yếu tố: đầu vào và đầu ra, cáp chéo sẽ chuyển đổi để đầu ra từ máy tính này kết nối với đầu vào của máy tính kia.
    • Nhiều máy tính hiện tại không cần cáp chéo: chúng sử dụng Auto-Medium Dependent Interface Crossover (Auto-MDIX - tự động phát hiện loại cáp kết nối và cấu hình kết nối thích hợp) để tự động cấu hình các cổng Ethernet.
    • Hầu hết các máy tính Macintosh được sản xuất gần đây không cần cáp chéo.
    • Nếu bạn không chắc chắn, hãy kiểm tra tài liệu hướng dẫn để xem hệ thống của bạn cần gì. Nếu nó không có sẵn, chỉ cần sử dụng cáp chéo: cổng Ethernet sẽ tự cảm biến để làm việc với cáp chéo cũng như với cáp tiêu chuẩn.

Windows Vista, 7, hoặc 8[sửa]

  1. Kết nối hai máy tính bằng cách sử dụng một cáp chéo. Ít nhất một trong hai máy tính được kết nối nên sử dụng Windows Vista, 7, hoặc 8.
  2. Mở Network and Sharing Center (Trung tâm Mạng và Chia sẽ). Nếu bạn đang kết nối một máy tính Windows 7 và Windows Vista với nhau, sử dụng Windows 7 để thực hiện những thao tác này.
    • Nhấn nút Start (Bắt đầu), sau đó nhấn vào Control Panel (Bảng Điều khiển). Trong ô tìm kiếm, gõ "network" và sau đó nhấn vào Network and Sharing Center.
  3. Chọn mạng của bạn. Trong bản đồ mạng, hiển thị ở phía trên cùng của Network and Sharing Center, nhấn đúp vào biểu tượng mạng Unidentified (Chưa xác định).
    • Nếu bạn có nhiều hơn một mạng, biểu tượng sẽ được đặt tên là Multiple networks (Nhiều mạng).
  4. Bật tính năng phát hiện mạng. Nếu tính năng phát hiện mạng và chia sẻ tập tin đang tắt, trong Network, nhấn vào thanh chứa thông tin: Network discovery and file sharing are turned off. Network computers and devices are not visible. Click to change..., (Tính năng phát hiện mạng và chia sẻ tập tin đang tắt. Mạng máy tính và các thiết bị không nhìn thấy được. Nhấn vào đây để thay đổi ...), sau đó nhấp vào “Turn on network discovery and file sharing” (Bật chức năng phát hiện mạng và chia sẻ). Nếu bạn được yêu cầu nhập mật khẩu quản trị viên hoặc xác nhận, nhập mật khẩu hoặc cung cấp xác nhận theo yêu cầu.
    • Lưu ý: nếu một trong các máy tính đang chạy Windows XP, có thể mất một lúc để nó xuất hiện trong cửa sổ Network. Bạn cần cấu hình các máy tính XP như hướng dẫn dưới đây.

Windows XP[sửa]

  1. Mở Control Panel (Bảng điều khiển). Từ menu Start, chọn Control Panel hoặc Settings (Cài đặt) và sau đó chọn Control Panel.
  2. Nhấn đúp vào System (Hệ thống) và sau đó chọn thẻ Computer Name (Tên máy tính). Nhập tên của máy tính và tên của nhóm làm việc (Workgroup).
    • Tên của mỗi máy tính là duy nhất, nhưng tên nhóm làm việc phải giống nhau trên cả hai máy tính.
  3. Thiết lập kết nối mạng. Từ Control Panel, nhấn đúp vào Network Connections (Kết nối Mạng) và sau đó dùng cáp chéo để kết nối với máy tính.
  4. * Nếu trạng thái của máy hiển thị là " Disconnected " (ngắt kết nối) thì hoặc cáp không cắm chắc chắn hoặc cáp xấu.
  5. Bật tính năng chia sẻ tập tin. Nhấp chuột phải vào biểu tượng kết nối mạng, sau đó chọn Properties (Thuộc tính). Nhấp vào thẻ Advanced (Nâng cao), sau đó nhấp vào Windows Firewall Settings (Cài đặt tường lửa) .
  6. * Trong cửa sổ Firewall Windows Settings, nhấp vào thẻ Exceptions (Ngoại lệ) và chắc chắn rằng Printer and File Sharing (Chia sẻ Máy in và Tập tin) đã được chọn.
  7. * Có thể mất một thời gian để máy tính nhận được địa chỉ IP và xuất hiện trong cửa sổ Network Connections.
  8. * Lưu ý: nếu bạn kết nối hai máy tính Windows XP, bạn sẽ phải làm các bước trên cho cả hai máy tính.

Macintosh OS X[sửa]

  1. Kết nối. Kết nối cáp Ethernet từ cổng Ethernet trên máy tính này sang cổng Ethernet trên máy tính kia.
  2. * Nếu bạn không có cổng Ethernet, bạn có thể sử dụng một bộ chuyển đổi USB-to-Ethernet.
  3. Thiết lập tùy chọn mạng. Trên mỗi máy tính, trong Network preferences panel (Bảng tùy chọn mạng), chọn Show Network Port Configurations (Hiển thị cấu hình cổng mạng) và chắc chắn đã chọn Built-in Ethernet (Mạng tích hợp).
  4. * Nếu Ethernet được kích hoạt, nó sẽ được hiển thị trong khung Network Status (Trạng thái Mạng) của bảng Network System Preferences (Tùy chọn Hệ thống Mạng).
  5. Bật tính năng chia sẻ. Mở bảng Sharing preferences (Tùy chọn chia sẽ) trên một trong các máy và kích hoạt Personal File Sharing (Chia sẽ tập tin cá nhân). Lưu ý địa chỉ của máy tính, hiển thị ở đây là "AFP: //192.168.0.2" (AFP là viết tắt của Apple File Protocol).
  6. Thiết lập máy tính thứ hai.
  7. * Sử dụng cửa sổ Finder (Tìm kiếm) trong OS X 10.3 hoặc mới hơn, nhấp vào biểu tượng Network trong Sidebar (bảng nằm bên trái cửa sổ Finder).
  8. * Khi tất cả đã tải xong, tìm tên của máy tính bạn đã thiết lập đầu tiên và nhấn vào nó.
  9. * Có thể được yêu cầu nhập mật khẩu của bạn.
  10. * Hộp thoại khác sẽ xuất hiện với tất cả các phân vùng có sẵn. Chọn một hoặc tất cả chúng và biểu tượng của chúng sẽ xuất hiện trong Sidebar của bạn như là các phân vùng.

Sử dụng một máy tính Macintosh như là một Server[sửa]

  1. Chia sẻ các máy tính như các máy chủ. Lợi thế của việc này là các biểu tượng ổ đĩa của máy tính khác sẽ hiển thị trên Desktop như các thư mục.
  2. Chọn " Connect to Server” (Kết nối đến máy chủ) từ trình đơn Go.
  3. * Một hộp thoại sẽ xuất hiện với danh sách các máy chủ ưa thích. Nếu địa chỉ IP máy tính đích của bạn không xuất hiện trong danh sách, nhấn Browse (Trình duyệt) hoặc gõ địa chỉ IP của máy tính đích vào trường Server Address (Địa chỉ máy chủ).
  4. Nhấn Connect (Kết nối). Hộp thoại mật khẩu sẽ xuất hiện, nhập thông tin theo yêu cầu.
  5. * Một hộp thoại sẽ xuất hiện, hiển thị lựa chọn thư mục trên máy Mac đích. Khi các biểu tượng xuất hiện trên Desktop của bạn, xử lý chúng như với bất kỳ ổ đĩa khác.

Lời khuyên[sửa]

  • Cáp thẳng và cáp chéo: Làm thế nào để biết được một sợi cáp mạng là cáp thẳng hay cáp chéo. Hầu hết các loại cáp mạng chuẩn là cáp thẳng.
    • Cáp thẳng là cáp Ethernet loại CAT-5, CAT-5e, hoặc CAT-6 với các dây kết nối như sau:

      Trên cả hai đầu: Sọc Cam; Cam; Sọc Xanh lá; Xanh dương; Sọc Xanh dương; Xanh lá; Sọc Nâu; Nâu.
    • Cáp chéo là cáp Ethernet loại CAT-5, CAT-5e, hoặc CAT-6 với các dây kết nối như sau:

      Trên một đầu: Sọc Cam; Cam; Sọc Xanh lá; Xanh dương; Sọc Xanh dương; Xanh lá; Sọc Nâu; Nâu
      . Ở đầu bên kia: Sọc Xanh lá; Xanh lá; Sọc Cam; Xanh dương; Sọc Xanh dương; Cam; Sọc Nâu; Nâu
      .
    • Tất cả dựa trên chuẩn TIA /EIA-568. Tuy nhiên, điều quan trọng để cáp chéo làm việc đó là cho chân 1 và 2 (truyền tín hiệu) hoán đổi vị trí với chân 3 và 6 (nhận tín hiệu) ở đầu đối diện. Đối với cáp thẳng, các chân phải giống nhau trên cả hai đầu.
    • Bộ màu (ví dụ Sọc Cam và Cam) đánh dấu cặp dây xoắn. Giữ cặp chân trên cùng cặp dây xoắn (tức là chân 1 và 2 cùng một bộ màu, chân 3 và 6 cùng bộ màu khác) sẽ cho chất lượng tín hiệu tốt nhất.

    • Lưu ý: tiêu chuẩn TIA /EIA chưa được thiết lập cho CAT-7 hay cáp lớn.
    • Để biết thêm thông tin, xem: Cách để làm một sợi cáp mạng (Cable Network).
  • Nếu có kế hoạch kết nối từ 3 máy tính trở lên, sử dụng Hub (Thiết bị đấu nối) tuy ít tốn kém nhưng lãng phí băng thông do nó lặp lại tất cả tín hiệu ra tất cả các cổng. Switch (Thiết bị chuyển mạch) cho phép sử dụng băng thông hiệu quả hơn bằng cách chỉ gửi các gói tin đến đúng nơi nhận.
  • Để chia sẻ các tập tin của bạn, nhấp chuột phải vào bất kỳ thư mục và chọn Sharing (chia sẽ) để chia sẻ chúng.
  • Bạn cũng có thể làm điều này với máy in để có thể in từ một máy tính trong khi máy in được kết nối với máy tính khác.
  • Nhiều máy tính có thể xác định bạn dùng được cáp chéo hay cáp thẳng. Nếu bạn không có được tính năng tự động cảm ứng (auto-sensing) trên ít nhất một trong các thiết bị kết nối mạng, bạn phải sử dụng đúng loại cáp giữa chúng. Máy tính đến Switch/Hub sẽ dùng cáp thẳng, máy tính đến máy tính dùng cáp chéo.
  • Kiểm tra xem máy tính của bạn có Ethernet Adapter (card(thẻ) mạng) ở mặt sau của máy tính hay không. Hầu hết các máy tính đời mới đều có card này. Bạn có thể xem các tài liệu của máy tính hoặc bằng cách nhìn vào mặt sau của máy tính. Nó trông giống như một giắc cắm điện thoại, nhưng lớn hơn với 8 chân. Đừng nhầm với giắc cắm "modem" cho dịch vụ điện thoại quay số. Giắc cắm điện thoại hoặc modem sẽ có 2, 4 hoặc 6 chân.
  • Lưu ý về mạng và địa chỉ IP. Địa chỉ IPv4 (IP phiên bản 4) được viết như sau: xxx.xxx.xxx.xxx (bốn nhóm số cách nhau bằng ba dấu chấm). Đây là trường hợp dành cho các nước tuân theo RFC-1166. Mỗi số nằm trong khoảng từ 0 đến 255, được gọi là " Dotted Decimal Notation " (Kí pháp thập phân có dấu chấm) hoặc ngắn gọn là "Dot Notation" (Kí pháp có dấu chấm). Địa chỉ này được chia thành hai phần: Phần địa chỉ mạng và phần địa chỉ máy (host).

    • Mạng đầy đủ (Classful network). Phần địa chỉ mạng và phần địa chỉ máy được kí hiệu như sau: "n" đại diện cho phần địa chỉ mạng và "x" đại diện cho phần địa chỉ máy.
    • Mạng lớp A. Số đầu tiên từ 1 đến 126. 127 là địa chỉ Loopback (được thiết kế cho mỗi máy – local node, sử dụng để tham chiếu về card NIC của bạn). Có dạng: nnn.xxx.xxx.xxx ( ví dụ: 10.xxx.xxx.xxx)
    • Mạng lớp B. Số đầu tiên từ 128 đến 191. Có dạng: nnn.nnn.xxx.xxx (Ví dụ: 172.16.xxx.xxx)
    • Mạng lớp C. Số đầu tiên từ 192 đến 223. Có dạng: nnn.nnn.nnn.xxx (Ví dụ: 192.168.1.xxx)

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Cáp chéo hoặc một switch/hub với hai "cáp thẳng" tiêu chuẩn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn có kế hoạch để thêm nhiều máy tính hơn sau đó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây