Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Kiểm tra thịt gà
Từ VLOS
Việc chuẩn bị bữa tối sẽ trở nên khó khăn khi bạn đói và đang vội nhưng bạn cần đảm bảo là thịt gà vẫn có thể ăn được. Chúng ta đều biết thịt gà bị hỏng có thể gây ngộ độc sau khi ăn. Không phải chỉ riêng thịt gà còn sống mà cả thịt đã qua chế biến cũng có thể gây hại cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có thịt gà đông lạnh thì sao? Bạn có thể xác định thịt gà có còn an toàn để sử dụng hay không bằng thị giác, xúc giác và vị giác.
Mục lục
Các bước[sửa]
Kiểm tra thịt Gà Sống[sửa]
-
Kiểm
tra
sự
thay
đổi
về
màu
sắc.[1]
Thịt
gà
tươi
khi
còn
sống
sẽ
có
màu
hồng
tươi
của
thịt.
Khi
thịt
bắt
đầu
hỏng,
màu
thịt
sẽ
chuyển
dần
sang
xám.
Nếu
thịt
gà
có
màu
tối
dần,
bạn
nên
sử
dụng
thịt
ngay
trước
khi
nó
trở
nên
tệ
hơn.
Một
khi
thịt
gà
có
màu
xám
thay
vì
hồng
thì
đã
quá
muộn.
- Màu thịt gà sống có thể chuyển sang màu xám rồi có những đốm vàng nhưng không phải là lớp da.
- Nếu bạn chế biến thịt gà bị hỏng, thịt sẽ vẫn có màu tối chứ không có màu trắng sáng.
-
Ngửi
thịt
gà.
Thịt
gà
sống
nếu
bị
hỏng
sẽ
có
mùi
nặng.
Một
số
người
miêu
tả
nó
như
là
mùi
"chua",
trong
khi
số
khác
cho
rằng
nó
có
mùi
như
ammoniac.
Nếu
thịt
gà
bắt
đầu
có
mùi
nặng
hoặc
mùi
khó
chịu
thì
tốt
nhất
bạn
nên
bỏ
đi.
- Thịt gà cũng có mùi khó chịu khi chế biến, tốt nhất bạn nên bỏ đi nếu bạn ngửi thấy mùi khác thường.
- Chạm vào thịt. Thịt có bị nhớt không? Việc chạm vào thịt để kiểm tra thì hơi khó nhận biết hơn nhìn màu sắc hoặc ngửi mùi vì thịt gà vốn bóng nhờn và hơi nhớt khi chạm vào. Tuy nhiên, nếu thịt gà vẫn còn nhớt sau khi rửa nước thì có thể là thịt gà đã bị hỏng. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy thịt gà nhớp nháp thì thịt cũng gần hỏng.
Kiểm tra thịt Gà Đông lạnh[sửa]
- Xem lớp băng đóng trên thịt. Nếu có một lớp băng dày đóng trên thịt gà thì có nghĩa là thịt không còn tươi nữa. Lớp băng sẽ dày như đá trong tủ đông lâu ngày chưa tan. Thịt gà đông lạnh trong thời gian ngắn sẽ không có lớp băng dày nếu được thực hiện đúng cách. Nếu lớp lớp băng có màu trắng thì có thể là do bị cháy đông.
-
Kiểm
tra
vết
cháy
đông.
Vết
cháy
đông
là
đốm
hoặc
vệt
trắng
trên
thịt
gà
nhưng
không
phải
là
mỡ.
Nó
thường
sẽ
cứng
hơn
vùng
da
xung
quanh
và
hơi
phồng
lên.
- Mặc dù nó không gây hại cho bạn nhưng sẽ làm thịt gà không còn ngon.
- Xem kỹ màu sắc. Thịt gà đông lạnh sẽ khó kiểm tra màu sắc hơn. Thịt gà cũng sẽ bị sẫm màu tương tự như thịt sống và thịt đã qua chế biến, với màu xám nhạt hoặc màu vàng của mỡ. Nếu thịt có màu xám đậm thì bạn nên bỏ đi.
Kiểm tra thịt Gà đã qua Chế biến[sửa]
-
Ngửi
thịt
gà.
Việc
kiểm
tra
mùi
của
thịt
đã
qua
chế
biến
cũng
tương
tự
như
với
thịt
gà
sống
nhưng
đôi
khi
sẽ
khó
nhận
biết
chất
lượng
thịt
nếu
gia
vị
lấn
át
mùi
của
thịt.
- Nếu thịt gà có mùi như trứng thối hoặc lưu huỳnh thì nó đã bị hỏng.
- Kiểm tra sự thay đổi màu sắc nếu như có thể. Đôi khi bạn không thể kiểm tra màu sắc nếu thịt gà được lăn bột hoặc nếu màu sắc thay đổi vì nước ướp. Nếu thịt gà đã qua chế biến chuyển từ màu trắng sang màu xám thì không thể ăn được.
- Kiểm tra xem thịt có bị mốc hay không. Vệt mốc là dấu hiệu rõ nhất cho thấy thịt gà bị thối, hỏng và không ăn được. Nếu thịt có những đốm xanh, đen hoặc có các loại vi sinh hình thành trên bề mặt thì thịt đã bị hỏng và nên bỏ đi ngay lập tức. Kể cả mùi 'lạ' lúc này cũng làm bạn khó chịu.
-
Nếm
thử
thịt
gà
trước
khi
nuốt.
Nếu
bạn
cảm
thấy
không
chắc
chắn
rằng
thịt
gà
đã
nấu
chín
có
còn
ăn
được
hay
không
và
không
muốn
lãng
phí
thì
bạn
có
thể
nếm
thử
một
miếng.
Thay
vì
nhai
và
nuốt
thịt
ngay
lập
tức,
bạn
nên
nhai
thật
chậm
và
dừng
lại
để
kiểm
tra
mùi
vị.
- Nếu thịt có vị “lạ” hoặc có vị chua, bạn không nên nuốt và bỏ ngay phần thịt còn lại.
Kiểm tra cách Bảo quản Thịt[sửa]
-
Kiểm
tra
"Hạn
bán".
Việc
này
không
thể
hiện
rõ
thịt
gà
sống
còn
hạn
sử
dụng
hay
không
vì
"Hạn
bán"
chỉ
cho
biết
thời
hạn
thịt
gà
không
nên
được
bán
cho
người
tiêu
dùng.
Thay
vì
dựa
vào
"Hạn
bán",
tốt
nhất
bạn
nên
dùng
nó
để
xác
định
thịt
gà
mà
bạn
nghi
ngờ
không
còn
tươi
có
thật
sự
quá
hạn.
- Nếu bạn mua thịt gà tươi được đông lạnh ở cửa hàng thì thịt có thể bảo quản được 9 tháng sau hạn bán, miễn là khi mua thịt vẫn còn tươi.[2]
-
Kiểm
tra
xem
thịt
gà
được
bảo
quản
như
thế
nào.
Thịt
gà
đã
qua
chế
biến
bị
hỏng
nhanh
hơn
nếu
như
để
ngoài
không
khí
và
thịt
gà
bảo
quản
không
đúng
cách
cũng
dễ
hỏng.
- Thịt gà nên được bảo quản trong hộp cạn, kín khí hoặc túi dành riêng cho tủ đông.
- Bạn cũng có thể gói kỹ thịt gà trong giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm.
- Ví dụ: để đảm bảo thịt gà vẫn còn an toàn để ăn thì gà nguyên con nên được chặt miếng nhỏ và lấy sạch những gì được nhồi trong bụng trước khi ướp lạnh hoặc đông lạnh.
-
Tìm
hiểu
xem
thịt
gà
được
bảo
quản
như
thế
nào
và
bao
lâu.[3]
Độ
tươi
của
thịt
gà
còn
tùy
thuộc
vào
cách
bảo
quản
thịt
như
thế
nào.
Sau
khi
hết
thời
hạn
bảo
quản,
thịt
gà
có
nguy
cơ
bị
hỏng
rất
cao.
- Thịt gà sống trong tủ lạnh chỉ được dùng trong 1 hoặc 2 ngày, còn thịt gà đã qua chế biến có thể bảo quản từ 3 đến 4 ngày.
- Thịt gà đã qua chế biến bảo quản tốt trong tủ đông thì vẫn có thể ăn được sau 4 tháng, còn thịt gà sống có thể bảo quản đến 1 năm.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bạn nghi ngờ thịt gà có "màu xám" hoặc "bị nhớt", thì thịt đã bị như vậy và bạn nên xử lý ngay.
- Nếu thịt gà đã rã đông, bạn nên chế biến ngay.
- Nếu thịt đã đông lạnh, rã đông và sau đó đông lạnh một lần nữa, hãy bỏ đi.