Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Kiểm tra ung thư vú
Từ VLOS
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ tại nước này. Ung thư vú dễ điều trị hơn khi được phát hiện sớm, vì vậy để đảm bảo sức khỏe vú bạn phải nhận thức được tình trạng của nó. Có một số cách kiểm tra vú để bạn phát hiện những bất thường tiềm ẩn.[1] Bạn nên biết đàn ông cũng có thể bị ung thư vú mặc dù không phổ biến, do đó bạn nên đi khám bệnh ngay nếu là nam giới và thấy bất kì thay đổi nào ở mô vú.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Tự kiểm tra vú[sửa]
-
Tăng
cường
nhận
thức
về
vú.
Quan
sát
thường
xuyên
và
nhận
thức
rõ
về
tình
trạng
"bình
thường"
của
vú.
Khái
niệm
"bình
thường"
mang
đặc
trưng
riêng
với
từng
người
nên
bạn
cần
biết
bình
thường
vú
"của
mình"
nhìn
và
sờ
thế
nào.
Làm
quen
với
hình
dạng,
cảm
giác
khi
sờ,
đường
biên,
kích
cỡ
và
v.v...,
từ
đó
bạn
có
thể
nhận
ra
sự
thay
đổi
và
thông
báo
cho
bác
sĩ
biết.
Ngoài
ra
nhận
thức
rõ
về
tình
trạng
vú
cũng
giúp
bạn
nắm
thế
chủ
động
đối
với
sức
khỏe
của
mình.[3]
- Tăng cường nhận thức là một trong những việc tốt nhất bạn có thể làm nếu đang lo lắng về khả năng ung thư vú. Nếu biết điều gì là bình thường với mình bạn mới đánh giá được thế nào là bất thường.[4]
- Lưu ý rằng những vấn đề như vú mất cân đối, nghĩa là một bên có kích thước hơi khác hoặc nằm ở vị trí không giống nhau, thông thường cũng không phải là điều đáng lo ngại.[5] Điều đáng lo là khi có sự thay đổi so với tình trạng thông thường (ví dụ, một bên vú phát triển lớn hơn thấy rõ và v.v...).
- Nếu bạn có bạn tình thì nên nhờ họ tham gia vào quá trình kiểm tra để cùng nhau nhận thức rõ hơn về tình trạng vú. Điều này đặc biệt quan trọng vì họ nhìn và sờ cơ thể bạn từ một góc độ khác và có thể thấy những chỗ mà bạn không thấy. Yêu cầu họ thông báo bất kì thay đổi nào có thể nhận ra hay sờ thấy.[6]
-
Tự
kiểm
tra
vú
còn
là
vấn
đề
gây
ra
nhiều
tranh
luận.
Trong
quá
khứ
tất
cả
phụ
nữ
được
khuyến
khích
tự
kiểm
tra
vú
hằng
tháng.
Tuy
nhiên,
vào
năm
2009,
Nhóm
Đặc
nhiệm
về
Dịch
vụ
Phòng
bệnh
Hoa
Kỳ
khuyến
nghị
chống
lại
việc
hướng
dẫn
phụ
nữ
tự
kiểm
tra
vú
sau
khi
nhiều
nghiên
cứu
lớn
kết
luận
tự
kiểm
tra
vú
không
giảm
số
ca
tử
vong
và
cũng
không
tăng
số
ca
ung
thư
được
phát
hiện.[7][8]
Các
nghiên
cứu
sau
đó
xác
nhận
rằng
tự
kiểm
tra
không
đóng
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
phát
hiện
khối
u
ác
tính
ở
vú.[9][10]
- Hiện tại Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Nhóm Đặc nhiệm về Dịch vụ Phòng bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người tùy ý cân nhắc có nên tự kiểm tra vú. Các tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng chìa khóa thật sự chính là phải biết được thế nào là bình thường với vú của mình.
- Một phần lý do dẫn đến quan điểm chống lại tự kiểm tra vú chính là khả năng tiến hành xét nghiệm không cần thiết (chẳng hạn làm sinh thiết), là xét nghiệm gây hại cho người bệnh cũng như tạo thêm gánh nặng tài chính cho hệ thống chăm sóc y tế. Vấn đề là sau khi tự kiểm tra người ta có thể chú ý đến những khối u lành tính, trong khi ảnh chụp x-quang tuyến vú xác định được khối u ác tính mới là nguyên nhân thật sự cần quan tâm và điều trị.[11]
- Bạn cũng nên biết tự kiểm tra không bao giờ là biện pháp thay thế khám bệnh lâm sàng hay chụp x-quang tuyến vú. Lợi ích của tự kiểm tra là giúp bạn biết rõ hơn thế nào là bình thường với vú của mình để hỗ trợ bác sĩ phát hiện ra những thay đổi.[4]
-
Biết
phải
chú
ý
điều
gì.
Có
một
số
dấu
hiệu
bạn
nên
để
ý
khi
kiểm
tra
vú
bằng
mắt
hay
tay
để
tìm
ung
thư,
bao
gồm:
- Thay đổi kích cỡ và hình dạng vú - Sưng do khối u hay nhiễm trùng có thể thay đổi hình dạng và kích cỡ vú. Điều này thường chỉ xảy ra trên một vú nhưng trong một số trường hợp có thể xảy ra trên cả hai.[12] Vú cũng thay đổi kích cỡ vào một thời điểm nào đó trong chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy biết thế nào là "bình thường" với bạn tại một thời gian cụ thể trong tháng cũng là việc có ích.
- Dịch tiết từ núm vú - Nếu bạn không nuôi con bằng sữa mẹ thì núm vú sẽ không có dịch tiết. Nếu có dịch tiết ra, đặc biệt khi không cần bóp núm vú hay mô vú, bạn nên cho bác sĩ biết.[13]
- Sưng - Ung thư vú tăng triển và xâm lấn cũng khiến ngực, khu vực quanh xương đòn hay nách sưng. Trong một số trường hợp, sưng xảy ra trước khi bạn sờ thấy có cục u.[14]
- Trũng - Khối u trong vú gần bề mặt da hay núm vú có thể khiến hình dạng vú thay đổi, chẳng hạn tạo chỗ trũng hay nếp nhăn trên da (giống như vỏ quả cam). Chú ý khi núm vú mới bị lõm vào, đây cũng là dấu hiệu đáng lo ngại.[15] (Một số phụ nữ có núm vú lõm tự nhiên, đây không phải là điều đáng lo, chỉ khi nào có sự thay đổi với trạng thái bình thường mới cần quan tâm.)
- Ửng đỏ, ấm hay ngứa - ung thư vú thể viêm là dạng hiếm gặp nhưng là loại ung thư tăng triển, có biểu hiện triệu chứng tương tự với nhiễm trùng vú: cảm giác ấm nóng, ngứa hay ửng đỏ.[14]
-
Tự
kiểm
tra
vú
bằng
mắt.
Bạn
có
thể
tiến
hành
kiểm
tra
bất
kì
khi
nào
muốn,
mặc
dù
tốt
hơn
là
sau
khi
hết
kinh,
lúc
đó
vú
bạn
ít
đau
khi
sờ
và
cũng
ít
sưng.
Cố
gắng
kiểm
tra
hằng
tháng
vào
cùng
một
thời
điểm.
Thậm
chí
bạn
nên
ghi
chú
vào
nhật
ký
mỗi
khi
kiểm
tra
để
tiện
theo
dõi.[16]
- Ngồi hoặc đứng trước gương, không mặc áo ngoài hay áo ngực. Nâng và hạ thấp cánh tay. Tìm những thay đổi về kích cỡ, hình dạng, cảm giác đau khi sờ và tình trạng bề ngoài của mô vú, sau đó sử dụng các dấu hiệu này để đánh giá.
- Tiếp theo đặt hai lòng bàn tay lên hông và uốn cong cơ ngực, tìm điểm trũng, vết nhăn hoặc những bất thường khác.
-
Tự
kiểm
tra
vú
bằng
tay.
Mỗi
tháng
dành
một
thời
điểm
nhất
định
để
kiểm
tra
vú
bằng
tay.
Nếu
bạn
còn
có
kinh
nguyệt
thì
thời
gian
tốt
nhất
là
vài
ngày
sau
khi
hết
kinh,
lúc
đó
vú
bạn
ít
đau
khi
sờ
nhất.[17]
Bạn
nên
tiến
hành
kiểm
tra
khi
nằm
vì
với
tư
thế
này
mô
vú
giãn
ra
nhiều
hơn
nên
sẽ
mỏng
và
dễ
dàng
cảm
nhận
bằng
tay.[18]
Một
cách
khác
là
kiểm
tra
khi
đang
tắm
dưới
vòi
sen,
khi
đó
xà
phòng
với
nước
giúp
bạn
di
chuyển
các
ngón
tay
trên
da
mượt
hơn
.
Bạn
có
thể
kiểm
tra
bằng
cả
hai
phương
pháp
để
tối
đa
hóa
độ
chính
xác.[19]
Thực
hiện
theo
các
bước
sau:
- Nằm thẳng và đặt bàn tay phải dưới đầu. Sử dụng ba ngón tay đầu tiên của bàn tay trái sờ mô cơ của vú phải. Nhớ sử dụng mặt trong các ngón tay, không chỉ dùng đầu ngón. Tìm bất kì thứ gì cảm thấy cứng và tròn bên trong vú.[19]
- Bắt đầu tại vùng nách và tiến dần đến điểm giữa của mỗi vú. Di chuyển tay ngang qua phần giữa của cơ thể cho đến khi bạn sờ thấy xương ức.[19]
- Sử dụng ba cấp độ lực khác nhau để sờ vú: ép nhẹ trên bề mặt kiểm tra vùng mô ngay dưới da, ép vừa phải để kiểm tra mô ở giữa vú và ép mạnh hơn để cảm nhận mô gần sát thành ngực.[18] Bạn phải kiểm tra từng khu vực với đúng lực ép trước khi tiếp tục.[19]
- Sau khi kiểm tra xong một bên vú, tiếp tục thực hiện với bên còn lại. Đặt bàn tay trái dưới đầu và tiến hành kiểm tra tương tự trên vú trái.
- Bóp nhẹ mỗi núm vú để xem có dịch tiết ra không.[18]
- Nhớ rằng mô vú kéo dài tới khu vực gần nách, tại đây cũng có thể phát triển khối u hay ung thư nên bạn cũng phải xem xét trong khi kiểm tra bằng tay.[20]
Lên lịch khám lâm sàng tuyến vú[sửa]
-
"Khám
sức
khỏe
tổng
quát"
hằng
năm.
Mỗi
năm
bạn
thường
có
một
lần
khám
sức
tổng
quát
bao
gồm
khám
vùng
chậu
với
bác
sĩ
đa
khoa
và
bác
sĩ
phụ
khoa.
Bạn
nên
tham
gia
lần
khám
sức
khỏe
định
kỳ
này
cho
dù
vẫn
cảm
thấy
khỏe
mạnh
bình
thường.
Điều
này
đặc
biệt
quan
trọng
vì
khi
tuổi
tác
tăng
thì
rủi
ro
phát
triển
một
số
bệnh
ung
thư
bao
gồm
ung
thư
vú
sẽ
tăng
theo.
- Lúc mới vào khám bạn nên cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh mới nhất của mình. Ung thư vú thường mang tính di truyền vì vậy khám vú sẽ càng cần thiết hơn nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt ở mẹ hay chị em gái.
-
Khám
lâm
sàng
tuyến
vú.
Trong
lần
khám
sức
khỏe
tổng
quát
định
kỳ
bác
sĩ
thường
sẽ
kiểm
tra
vú
bạn
bằng
tay
để
tìm
các
cục
u
đáng
ngờ
hoặc
bất
kì
thay
đổi
nào.
Nếu
bác
sĩ
không
làm
thì
bạn
nên
yêu
cầu.
Họ
biết
cách
kiểm
tra
vú
thế
nào,
hiểu
cần
phải
tìm
cái
gì
và
biết
điều
gì
cần
phải
bận
tâm.
Đó
là
lý
do
vì
sao
bạn
không
bao
giờ
được
thay
thế
lần
khám
sức
khỏe
này
bằng
cách
tự
mình
kiểm
tra.[16]
- Nếu cảm thấy ngại bạn có thể nhờ một y tá hay người nhà cùng có mặt trong buổi khám. Nếu bạn khám bệnh với bác sĩ nam thì đây là quy trình thường áp dụng.
-
Đánh
giá
bề
ngoài
vú.
Trước
tiên
bác
sĩ
xem
xét
bên
ngoài
vú,
họ
sẽ
yêu
cầu
bạn
nâng
cao
cánh
tay
qua
đầu,
sau
đó
để
thõng
hai
tay
trong
khi
kiểm
tra
kích
cỡ
và
hình
dạng
vú.
- Họ không nhận xét bất kì đặc điểm thẩm mỹ nào của vú bạn, mà chỉ kiểm tra xem hai bên vú có kích cỡ bằng nhau và giống nhau không, hoặc xem có khu vực nào đáng lo ngại không.
- Kiểm tra sức khỏe tuyến vú. Trong khi bạn nằm trên bàn khám bệnh, bác sĩ dùng mặt trong các ngón tay kiểm tra toàn bộ vùng ngực, bao gồm nách và xương đòn. Thời gian khám chỉ kéo dài vài phút.[21]
-
Giữ
bình
tĩnh
và
hít
thở.
Nếu
cảm
thấy
bồn
chồn
bạn
nên
hít
thở
sâu
và
tự
nhủ
mình
rằng
đây
là
một
quá
trình
cần
thiết
để
duy
trì
và
nắm
thế
chủ
động
đối
với
tình
hình
sức
khỏe.
- Nên nhớ ung thư vú có tỷ lệ điều trị thành công cao hơn nếu được phát hiện sớm, trước khi bệnh lây lan sang các cơ quan khác, mô và xương.
- Bạn luôn luôn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ để biết lý do vì sao họ thực hiện một động tác thăm khám nào đó. Nếu cảm thấy căng thẳng hoặc không thoải mái bạn nên cho bác sĩ biết.
Chụp ảnh tầm soát tuyến vú[sửa]
-
Chụp
ảnh
tuyến
vú
hằng
năm
khi
bạn
bước
sang
tuổi
40.
Quỹ
Ung
thư
Vú
Quốc
gia
khuyến
cáo
phụ
nữ
nên
chụp
ảnh
tầm
soát
tuyến
vú
mỗi
1-2
năm
khi
bước
qua
tuổi
40.
Nếu
bạn
từng
mắc
bệnh
ung
thư
vú,
gia
đình
có
tiền
sử
mắc
bệnh
này
hoặc
cảm
thấy
có
cục
u
khi
tự
kiểm
tra,
bạn
nên
bắt
đầu
chụp
ảnh
tầm
soát
tuyến
vú
trước
khi
đến
40
tuổi.[22]
- Chụp ảnh tầm soát tuyến vú đối với phụ nữ từ 75 tuổi trở lên tùy thuộc vào sức khỏe tổng quát của họ. Nếu có vấn đề về sức khỏe thì cho dù phát hiện được ung thư, họ cũng không phải là đối tượng để có thể điều trị được. Vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về khám bệnh tầm soát nếu đã qua tuổi 75.[9]
- Qua kiểm tra di truyền, nếu bạn mang gen đột biến gây ung thư (gen BRCA1 và BRCA2) thì nên khám bệnh tầm soát từ tuổi 25, và kết hợp chụp MRI mô vú bên cạnh chụp ảnh x-quang tuyến vú.[9]
-
Hiểu
lợi
ích
của
chụp
x-quang
tuyến
vú.
Đây
là
kỹ
thuật
chụp
sử
dụng
tia
x-quang
cường
độ
thấp
và
cho
phép
bác
sĩ
thấy
được
mô
vú.
Qua
ảnh
chụp
người
ta
thường
phát
hiện
được
khối
u
trong
vú
trước
khi
bạn
sờ
thấy
chúng.[22]
- Mặc dù bác sĩ thường chủ đích tìm các khối u có thể gây ung thư nhưng ảnh chụp còn giúp phát hiện hiện tượng vôi hóa, u sợi tuyến và u nang trong vú.[23]
-
Chuẩn
bị
trước
khi
chụp
x-quang
tuyến
vú.
Hỏi
bác
sĩ
để
biết
các
yêu
cầu
cần
làm
trước
khi
chụp
x-quang.
Bạn
không
nên
sử
dụng
chất
khử
mùi,
nước
hoa
hay
dầu
dưỡng
thể
vào
ngày
chụp
x-quang
vì
có
thể
ảnh
hưởng
đến
chất
lượng
ảnh
chụp.[24]
- Mặc áo phông rộng rãi để dễ dàng cởi ra trước khi chụp.
- Nếu lo lắng bạn nên tìm hiểu thêm về kỹ thuật chụp x-quang để cảm thấy an tâm hơn. Thủ thuật này tạo cảm giác hơi khó chịu nhưng chỉ diễn ra trong vài phút.
- Nói chuyện với bác sĩ về ảnh chụp x-quang tuyến vú. Họ cần biết liệu bạn đã phẫu thuật nâng ngực chưa hoặc bạn có đang hành kinh không.[24]
-
Tiến
hành
chụp.
Với
thủ
thuật
này
bạn
phải
đặt
vú
lên
trên
một
mặt
phẳng
và
sau
đó
mô
vú
được
ép
dạt
ra
bởi
cánh
đẩy
bên
trên,
giữ
mô
cố
định
trong
khi
chụp
và
tạo
điều
kiện
để
tia
x-quang
cường
độ
thấp
xuyên
qua.
- Bạn thường cảm thấy áp lực và hơi khó chịu trong khi chụp nhưng chỉ là tạm thời.
- Chụp x-quang tuyến vú được thực hiện trên cả hai vú để bác sĩ có thể so sánh.
-
Chờ
kết
quả.
Nếu
ảnh
chụp
cho
thấy
khả
năng
ung
thư
vú,
bạn
có
thể
phải
xét
nghiệm
bổ
sung,
chẳng
hạn
siêu
âm
để
tìm
u
nang
hoặc
chụp
MRI
để
đánh
giá
và
phân
biệt
được
khối
u
đáng
ngờ
với
khối
u
lành
tính.[22]
- Nếu ảnh chụp x-quang và MRI phát hiện có khối u, bác sĩ sẽ đề nghị làm sinh thiết dưới sự chỉ dẫn của siêu âm để xác định loại tế bào khối u và cách điều trị cần thiết (phẫu thuật, hóa học trị liệu, phóng xạ và v.v...). Để làm sinh thiết họ phải lấy mô từ khu vực nghi ngờ ung thư trong vú và phân tích trong phòng thí nghiệm. Thủ thuật làm sinh thiết vú thường là ngoại trú và bạn không phải nằm lại viện qua đêm.[25]
Nhận biết yếu tố rủi ro[sửa]
-
Tìm
hiểu
các
yếu
tố
rủi
ro
cơ
bản
của
bệnh
ung
thư
vú.
Là
nữ
giới
chính
là
yếu
tố
rủi
ro
hàng
đầu,
tuy
nhiên
cũng
có
một
số
yếu
tố
khác
làm
tăng
nguy
cơ
phát
triển
ung
thư
vú,
bao
gồm:
- Tuổi tác: Rủi ro tăng theo tuổi tác. Đa số những người bị ung thư vú đều trên 45 tuổi. Rủi ro mắc bệnh của bạn sẽ tăng gấp 10 lần sau mỗi thập niên kể từ khi bạn bước qua tuổi 50.
- Kinh nguyệt: Nếu bạn bắt đầu có kinh nguyệt trước năm 12 tuổi hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh sau khi qua tuổi 55, rủi ro của bạn sẽ hơi cao hơn. Trong cả hai trường hợp này chu kỳ rụng trứng nhiều hơn chính là nguyên nhân khiến rủi ro tăng.
- Mang thai: Mang thai sớm hoặc mang thai nhiều lần đều giảm rủi ro mắc ung thư vú. Không sinh con hoặc mang thai sau tuổi 40 sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Liệu pháp thay thế hóc môn (HRT): Hiện tại hoặc đã từng sử dụng liệu pháp này trong hơn 10 năm có thể tăng rủi ro ung thư vú.
-
Lối
sống
cũng
ảnh
hưởng
đến
khả
năng
mắc
bệnh.
Béo
phì,
hút
thuốc
lá,
uống
rượu
bia
và
làm
việc
theo
ca,
tất
cả
đều
là
các
yếu
tố
rủi
ro.[26]
- Để biết mình có quá cân hay béo phì không bạn có thể sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI được tính bằng cách chia khối lượng cơ thể (kg) cho bình phương chiều cao (m). BMI từ 25-29,9 được xem là quá cân và trên 30 là béo phì. BMI trên 30 được xem là yếu tố rủi ro dẫn đến ung thư vú vì tế bào mỡ tiết ra estrogen, là nội tiết tố nuôi dưỡng tế bào ung thư vú.
- Gần đây có một số bằng chứng cho thấy hút thuốc lá nhiều trong thời gian dài có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú. Rủi ro đặc biệt cao đối với một số nhóm người cụ thể, chẳng hạn những phụ nữ bắt đầu hút thuốc trước khi sinh con lần đầu. Hiện tại người ta vẫn đang nghiên cứu để xác định mối quan hệ chính xác giữa hút thuốc lá và ung thư vú.
- Rượu bia cũng liên quan đến khả năng tăng rủi ro phát triển ung thư vú, bạn uống càng nhiều thì rủi ro càng cao. Phụ nữ uống từ 700-1750 ml bia (5% cồn) mỗi ngày có rủi ro cao hơn 1,5 lần phụ nữ không uống.
- Nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ làm việc ca đêm (như y tá) có thể có nguy cơ ung thư vú cao hơn vì mức melatonin thay đổi. Tuy nhiên người ta cần phải nghiên cứu thêm để có thể chính thức kết luận những phát hiện này.
-
Tiền
sử
bệnh
của
bản
thân
và
gia
đình.
Cũng
có
một
số
yếu
tố
rủi
ro
liên
quan
đến
chính
bản
thân
bạn,
tiền
sử
bệnh
gia
đình
và
gen
di
truyền,
bao
gồm:[26]
- Tiền sử bệnh cá nhân: Nếu trước đây bạn từng được chẩn đoán ung thư vú, rủi ro phát triển ung thư tại vú đó hoặc vú bên kia cao hơn 3-4 lần.
- Tiền sử gia đình: Ung thư vú có khả năng xảy ra cao hơn nếu bạn có một hay nhiều người thân cận huyết trong gia đình đã mắc ung thư vú, buồng trứng, tử cung hay đại tràng. Rủi ro tăng gấp đôi nếu bạn có một người thân cận huyết (chị em gái, mẹ, con gái) mắc bệnh này, và tăng gấp ba nếu có hai người mắc.
- Gen: Khiếm khuyết về di truyền xảy ra trên các gen BRCA1 và BRCA2 cũng tăng rủi ro phát triển ung thư vú đáng kể. Muốn biết mình có các gen đột biến này hay không bạn có thể liên hệ với dịch vụ lập bản đồ gen. Nói chung có xấp xỉ 5-10% các ca bệnh có liên quan đến di truyền.
- Nên nhớ đa số phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú KHÔNG có yếu tố rủi ro nào. Đa số không biểu hiện bất kì yếu tố nào vừa được đề cập và cũng không có nhiều hay ít khả năng mắc ung thư vú hơn những người khác. Vì vậy quan trọng là họ phải thực hành các hướng dẫn trên đây về sức khỏe vú và thông báo cho bác sĩ biết nếu phát hiện bất kì thay đổi nào ở vú.[27]
Lời khuyên[sửa]
- Nhớ rằng tất cả các cách kiểm tra vú bao gồm tự kiểm tra, khám lâm sàng hay chụp x-quang tuyến vú đều không hoàn hảo. Chúng có thể cho kết quả dương tính hoặc âm tính giả. Nhờ bác sĩ tư vấn về tất cả những lựa chọn điều trị và khả năng thành công.
- Chụp x-quang tuyến vú hay khám bệnh tầm soát thường không có ích cho đàn ông. Tuy nhiên, nếu bạn là nam giới và gia đình có nhiều người mắc ung thư vú, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để học cách tự kiểm tra tìm các dấu hiệu cảnh báo sớm.[2]
Cảnh báo[sửa]
- Luôn luôn nhờ bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bạn không thể chẩn đoán ung thư vú ở nhà hoặc dựa trên các cách tự kiểm tra. Vì vậy bạn không nên lo lắng quá nhiều trước khi tìm ra câu trả lời chính xác để có quyết định đúng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.cdc.gov/cancer/breast/index.htm
- ↑ 2,0 2,1 http://www.cancer.org/cancer/breastcancerinmen/detailedguide/breast-cancer-in-men-detection
- ↑ http://www.who.int/cancer/detection/breastcancer/en/index3.html
- ↑ 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/breast-exam/basics/risks/prc-20020418
- ↑ http://www.healthywomen.org/content/ask-expert/1293/uneven-breasts
- ↑ http://thewebelongproject.com/how-to-do-a-self-breast-exam/
- ↑ http://www.uspreventiveservicestaskforce.org/Page/Topic/recommendation-summary/breast-cancer-screening
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC81193/
- ↑ 9,0 9,1 9,2 MARIA TRIA TIRONA, MD,Breast Cancer Screening Update American Fam Physician. 2013 Feb 15;87(4):274-2780
- ↑ http://www.cdc.gov/cancer/breast/basic_info/screening.htm
- ↑ Tiffany L. Allen, MSN, FNP-BC, WHNP, Brittany J. Van Groningen, MSN, WHNP,Debra J. Barksdale, PhD, FNP-BC, CNE, FAANP et al The Breast Self-Examination Controversy: What Providers and Patients Should Know, Journal of Nurse Practitioners, June 2010Volume 6, Issue 6, Pages 444–451.
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/breast-cancer/basics/symptoms/con-20029275
- ↑ http://www.idph.state.il.us/about/womenshealth/factsheets/breast_cancer_facts.htm
- ↑ 14,0 14,1 http://www.cancer.org/cancer/news/breast-cancer-symptoms-what-you-need-to-know
- ↑ http://www.breastcancer.org/questions/bc_signs
- ↑ 16,0 16,1 http://www.nationalbreastcancer.org/breast-cancer-symptoms-and-signs
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/breast-exam/basics/how-you-prepare/prc-20020418
- ↑ 18,0 18,1 18,2 http://www.hopkinsmedicine.org/healthlibrary/conditions/breast_health/how_to_perform_a_breast_self-examination_bse_85,P00135/
- ↑ 19,0 19,1 19,2 19,3 http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/breast-exam/basics/what-you-can-expect/prc-20020418
- ↑ http://www.breastcancer.org/symptoms/testing/types/self_exam
- ↑ http://www.nationalbreastcancer.org/clinical-breast-exam
- ↑ 22,0 22,1 22,2 http://www.nationalbreastcancer.org/mammogram
- ↑ http://www.breastcancer.org/symptoms/testing/types/mammograms/mamm_show
- ↑ 24,0 24,1 https://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/mammograms.html
- ↑ http://www.nationalbreastcancer.org/breast-cancer-biopsy
- ↑ 26,0 26,1 http://www.cancer.org/cancer/breastcancer/detailedguide/breast-cancer-risk-factors
- ↑ CDC Recommendations for Breast Cancer Screening, 2015.