Làm sạch giầy

Từ VLOS
(đổi hướng từ Làm sạch Giầy)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cho dù bạn làm nghề gì đi chăng nữa, chắc chắn đôi giầy của bạn cũng sẽ bị dơ trong quá trình sử dụng, và hiển nhiên chẳng ai muốn đi đôi giầy trông vừa bẩn vừa cũ. Dưới đây là một phương pháp đơn giản để loại bỏ bụi bẩn giúp đôi giầy của bạn luôn trông sạch sẽ.

Các bước[sửa]

Sử dụng Máy giặt[sửa]

  1. Tháo dây giầy và tấm lót đế giầy. Tốt nhất là bạn nên tháo dây và tấm đế lót trong ra khỏi giầy để giặt riêng, như vậy giầy sẽ khô nhanh hơn sau khi giặt.
    • Bạn cũng có thể giặt chung giầy và dây trong máy giặt, nhưng với tấm đế lót thì không nên vì nước có thể lưu trong đó nhiều ngày sau khi giặt.
  2. Giặt sạch dây giầy. Bạn có thể mua mới nếu dây giầy đã quá nhàu và dơ, nếu không bạn vẫn có thể giặt sạch bằng bàn chải và xà phòng, hay giặt chung với giầy trong máy giặt. Sau đó phơi khô hoàn toàn trước khi xỏ vào giầy.[1]
    • Ngoài ra cũng có thể cho dây giầy vào bao gối hay cột hai đầu dây với nhau rồi giặt chung với giầy. Như vậy dây sẽ không bị kẹt vào lỗ xả máy giặt.[1][2]
    • Nếu bạn đi giầy màu có dây trắng, có thể giặt riêng dây thường xuyên hơn bằng cách giặt chung với quần áo trắng.
  3. Giặt sạch và khử mùi đế lót giầy. Hãy hòa xà phòng dạng lỏng với nước và chà sạch nó bằng bàn chải mềm hay vải lau. Cuối cùng dùng tấm mút để hút sạch phần nước xà phòng còn lại trên đế lót, phơi khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào giầy.[2]
    • Nếu phần đế lót trong này vẫn còn mùi khó chịu, hãy sử dụng muối nở rải lên và cho vào bao lắc đều, để qua đêm.[2]
    • Nếu mùi chưa hết, còn một cách nữa là ngâm đế lót giầy trong hỗn hợp dấm và nước với tỉ lệ 2:1 trong vài giờ. Sau đó rửa bằng nước có pha muối nở với một loại tinh dầu như tinh dầu trà xanh hay dầu thông.[2]
  4. Lau sạch các vết bẩn bám nhiều và chặt. Sử dụng bàn chải đánh răng hay bàn chải mềm (như bàn chải đánh giầy) để loại bỏ các vết dơ do bùn hay bụi dính trên bề mặt.
    • Đối với các dấu vết khác (ví dụ các vết dính trên bề mặt phần nhựa) có thể dùng bàn chải chà sạch với nước và/hay chất tẩy rửa dạng kem bôi trên vải hay giấy lau.
    • Nếu bàn chải không thể làm sạch mọi ngóc ngách thì bạn có thể sử dụng tăm xỉa răng hay tăm bông (loại Niva chẳng hạn).[1]
  5. Cho giầy vào bao gối. Sau đó đóng nửa miệng bao bằng khoảng 3 cây kim ghim để nước vẫn có thể chảy ra vào dễ dàng.
    • Nếu muốn giặt luôn dây giầy cùng lúc, thì bạn cột hai đầu dây lại và cho chung vào bao gối với giầy.
    • Bạn cũng có thể sử dụng túi giặt đồ thay cho bao gối.
  6. Cho bao gối vào lồng giặt cùng với một hoặc hai chiếc khăn tắm. Những chiếc khăn này sẽ ngăn không cho đôi giầy va vào lồng máy giặt trong khi quay, nếu không có thể sẽ làm hỏng máy giặt hay hỏng đôi giầy của bạn.[2]
    • Hãy nhớ sử dụng khăn tắm cũ vì khăn mới thường bị bung xơ vải và màu nhuộm, vì vậy dùng khăn mới có thể làm lem màu lên giầy.[2]
    • Hầu hết các loại giầy thể thao đều khá bền và có thể giặt bằng máy, nhưng bạn hãy nhớ tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất vì những nhà sản xuất như Nike thường khuyến khích giặt bằng tay.[3]
  7. Hãy sử dụng xà phòng dạng lỏng. Lý do không thể dùng xà phòng bột vì các hạt xà phòng có thể mắc kẹt vào các ngách của giầy. Bạn cũng có thể thêm vào ít dấm hay dầu thông để khử mùi.[2]
    • Nhưng nếu dùng dầu thông thì sản phẩm đó phải có thành phần dầu thông nguyên chất chiếm từ 80% trở lên.[2]
  8. Cài đặt và khởi động máy giặt. Cài đặt máy giặt ở chế độ giặt nhẹ, vắt chậm hay không vắt, và không được sấy. Vì khi sấy đôi giầy sẽ bị cong vênh khi gặp nhiệt độ cao, còn nếu đặt chế độ vắt nhanh có thể làm hỏng đôi giầy hay thậm chí cả máy giặt.[2]
  9. Lấy giầy ra phơi khô. Lấy giầy ra khỏi bao gối và phơi khô sau khi máy giặt xong, không nên sấy bằng máy vì có thể sẽ làm cong đế giầy.[2]
    • Nhồi khăn giấy hay giấy báo vào giầy sẽ giúp khô nhanh hơn và cũng là để giầy không bị biến dạng.[1]
    • Phơi đôi giầy (cũng như dây và đế lót trong) ở nơi có ánh sáng nhẹ. Không được phơi trực tiếp ngoài nắng hay để gần nguồn nhiệt (ví dụ bếp ga) vì có thể hỏng giầy.
    • Hãy nhớ lên kế hoạch trước khi giặt vì có thể phải mất nhiều giờ hay thậm chí vài ngày giầy mới khô hoàn toàn.[1]
    • Do đó nếu bạn đang vội ‘’cần phả’’ sấy bằng máy thì hãy quấn đôi giầy trong khăn tắm và đặt máy sấy ở chế độ sấy “nhẹ”, và nhớ vài phút kiểm tra một lần để tránh giầy quá nóng.[2]
  10. Thế là bạn đã có một đôi giầy “như mới”! Xỏ lại dây và lắp lại đế lót trong sau khi chúng đã khô hoàn toàn, và sử dụng! Chắc chắn đôi chân bạn sẽ trông sáng sủa hơn và không còn mùi nữa!

Giặt bằng Tay[sửa]

  1. Tháo và giặt riêng dây giầy. Tháo dây giầy ra và đặt trên tấm ván giặt đồ, dùng bàn chải và nước xà phòng để chà sạch. Sau đó phơi dây khô hoàn toàn trước khi xỏ lại vào giầy. Nếu dây đã quá nhàu thì tốt nhất bạn nên thay mới.[1]
  2. Tháo và giặt riêng đế lót trong. Tạo dung dịch xà phòng ít bọt bằng cách pha xà phòng dạng lỏng với nước, sau đó dùng bàn chải mềm hay vải lau chà nhẹ đế lót. Cuối cùng dùng tấm mút để hút sạch phần nước xà phòng còn lại trên tấm đế giầy, phơi khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào giầy.
  3. Loại bỏ chất bẩn bám nhiều trên đế giầy. Sử dụng bàn chải nhựa như bàn chải đánh giầy hay bàn chải đánh răng để chà sạch lớp bẩn dính bên ngoài đế giầy. Có thể bạn phải dùng tăm xỉa răng hay tăm bông để làm sạch các khe hẹp.[1][3]
  4. Pha chế dung dịch xà phòng. Hiện nay nhiều loại dung dịch tẩy rửa giầy có bán trên thị trường, nhưng chỉ cần pha xà phòng lỏng với nước là có thể tạo ra một hỗn hợp rửa khá tốt cho mặt ngoài đôi giầy.[3]
  5. Chà sạch giầy. Cho một ít hỗn hợp dung dịch xà phòng đã pha vào tấm xốp hay vải mềm, hoặc cũng có thể dùng bàn chải để chà bên ngoài giầy. Nếu giầy của bạn quá dơ thì có lẽ phải tốn hơi nhiều công sức đấy![3]
    • Ở những chỗ chất bẩn bám quá chặt, hãy để hỗn hợp xà phòng thấm một vài phút rồi hãy chà.[1]
  6. Thấm sạch xà phòng. Sử dụng một tấm xốp, vải mềm hay một cây bàn chải khác để thấm nước sạch và lau sạch xà phòng còn dính trên giầy.[3]
  7. Phơi khô tự nhiên. Phơi khô giầy tự nhiên (bao gồm dây và đế lót trong) ở nơi có ánh sáng nhẹ và nhiệt độ phòng. Không được phơi trực tiếp ngoài nắng hay để gần nguồn nhiệt (ví dụ bếp ga) vì có thể hỏng giầy.[3]
    • Bạn không nên dùng máy sấy để làm khô giầy vì có thể đế giầy sẽ bị cong vênh.[2]

Chăm sóc Giầy công sở[sửa]

  1. Khử mùi. Dùng muối nở hay bã cà phê rắc trực tiếp lên giầy, và luôn làm như vậy bất kì khi nào bạn không sử dụng giầy để mùi khó chịu không thể sinh ra. Mỗi lần cần sử dụng bạn chỉ cần giũ sạch giầy là xong.[4]
    • Còn có một cách khác gọn gàng hơn là cho bã cà phê hay muối nở vào một chiếc túi, sau đó bỏ túi vào trong giầy. Bạn có thể dùng một cặp vớ để làm túi, cho muối nở hay bã cà phê vào rồi cột đầu vớ lại.[4]
  2. Lau “giầy da” công sở. Nếu đi hằng ngày thì bạn nên lau giầy 2-3 lần một tuần. Khi lau hãy dùng vải mềm với hỗn hợp xà phòng ít bọt để lau sạch lớp bụi hay bẩn dễ thấy. Cuối cùng dùng dầu bóng (tốt nhất là dùng loại dầu bóng tự nhiên hay sáp) và đánh lên giầy bằng vải mềm cho tới khi đạt độ bóng mong muốn.[5]
  3. Lau giầy công sở loại làm bằng "da lộn”. Nếu đi hằng ngày thì bạn nên lau loại giầy làm bằng da lộn từ 2-3 lần một tuần, khi lau dùng loại bàn chải dùng cho da lộn để đánh sạch vết bẩn.[5]
    • Nếu là giầy mới mua hay sau mỗi lần lau chùi bạn nên phun chất bảo vệ da lộn, vì như vậy giầy sẽ khó dính bẩn hơn và dễ lau chùi hơn sau này.[5]

Cảnh báo[sửa]

  • Hãy cẩn thận khi sử dụng máy sấy tóc để sấy giầy vì nhiệt độ cao có thể làm cong đế giầy.
  • Vì giầy có thể bị hỏng nếu giặt bằng máy, nên tốt nhất mỗi năm chỉ giặt một lần hay khi giầy quá dơ.
  • Nên tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi lau giầy vì một số loại giầy đòi hỏi cách lau đặc biệt.
  • Nếu giầy thuộc loại đắt tiền hay mỏng manh dễ hỏng, bạn nên giặt bằng tay hay đưa tới nhân viên chuyên chăm sóc giầy.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Máy giặt
  • Xà phòng
  • Bàn chải đánh răng hay bàn chải cứng
  • Bao gối
  • Kim ghim
  • Một hoặc hai khăn tắm
  • Khăn giấy hay báo giấy
  • Tăm bông hay tăm xỉa răng
  • Muối nở

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này