Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Làm teo khối u xơ tử cung
Từ VLOS
U xơ tử cung, theo thuật ngữ y khoa gọi là u mềm cơ trơn, là những khối u lành tính hình thành trên tử cung.[1] Có tới 70% số phụ nữ sẽ phát triển u xơ tử cung vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.[2] Thông thường u xơ không gây ra bất kì triệu chứng nào, nhưng đôi khi nó có thể gây đau và chảy máu âm đạo nhiều. Nếu bệnh gây đau hoặc có các triệu chứng khác, bạn nên đi khám bệnh trước khi cố gắng làm teo chúng theo cách tự nhiên.
Mục lục
Các bước[sửa]
Áp dụng phương pháp tự nhiên[sửa]
-
Phương
pháp
"quan
sát
và
chờ
đợi".
Trước
đây
bác
sĩ
thường
chủ
động
điều
trị
u
xơ
bằng
các
thủ
thuật
xâm
lấn
không
cần
thiết.
Tuy
nhiên
ngày
nay
hầu
hết
họ
đều
sẽ
khuyên
bạn
"quan
sát
và
chờ
đợi"
khi
khối
u
nhỏ
chưa
gây
ra
vấn
đề
đáng
kể
nào,
như
chảy
máu
bất
thường,
vô
sinh
hoặc
đau
khi
có
kinh
nguyệt.
Theo
thời
gian
nhiều
khối
u
tự
động
co
ngót
lại.[3]
- U xơ tử cung có khuynh hướng hình thành vào độ tuổi sinh sản, phát triển lớn hơn khi mang thai và co lại sau khi mãn kinh. Giải pháp chờ đợi nhiều năm thường được ưu tiên hơn so với uống thuốc (gây ra tác dụng phụ tiêu cực) hoặc phẫu thuật.
- Đa số các trường hợp u xơ tử cung không bao giờ trở thành ung thư, vì vậy bạn không cần tác động tới những khối u này chừng nào chúng chưa gây ra vấn đề gì. Cho dù khối u phát triển ở khu vực bất thường mà bạn có thể sờ thấy khi ấn tay, hoặc nhìn thấy khi quan sát gần, có thể bạn không cần phải cắt bỏ chúng trừ khi việc này tuyệt đối cần thiết.
- Trước khi áp dụng phương pháp chờ và quan sát, bạn nên đi khám bệnh để chắc chắn đó là u xơ tử cung. Các loại khối u khác cần phải can thiệp y khoa ngay lập tức.
-
Uống
trà
xanh
hoặc
sử
dụng
chiết
xuất
trà
xanh.
Trong
thử
nghiệm
lâm
sàng,
chiết
xuất
trà
xanh
(chất
chống
ôxi
hóa
EGCG)
đã
giảm
đáng
kể
độ
nặng
của
triệu
chứng
u
xơ.
Những
phụ
nữ
dùng
chiết
xuất
trà
xanh
nhận
thấy
triệu
chứng
giảm
bớt
và
trung
bình
kích
thước
khối
u
co
bớt
32,6%.[4][5]
- Nhưng cũng cần lưu ý là các nghiên cứu này khá nhỏ, và cũng không có thử nghiệm ngẫu nhiên nào tìm hiểu về tính hiệu quả của biện pháp điều trị.
- Phụ nữ sử dụng chiết xuất trà xanh điều trị u xơ tử cung không thấy tác dụng phụ nghiêm trọng nào, nhưng nếu bạn nhạy cảm với caffein thì phải giám sát lượng trà tiêu thụ. Trà xanh chứa caffein gây cảm giác bứt rứt, bồn chồn và buồn nôn.[6]
- Nhiều nghiên cứu chứng minh trà xanh hạn chế sự phát triển khối u ở chuột. Ngoài ra trà xanh có thể ngăn chặn các khối u mới phát triển, nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.[2][7]
-
Nhờ
bác
sĩ
tư
vấn
về
thuốc
Bắc.
Một
số
nghiên
cứu
cho
thấy
thuốc
Bắc
có
tác
dụng
co
ngót
khối
u
xơ
tử
cung
và
giải
trừ
triệu
chứng
bệnh.
Vì
nhiều
loại
thảo
dược
có
thể
tương
tác
với
thuốc
tây
hoặc
các
tình
trạng
sức
khỏe
khác,
bạn
nên
hỏi
ý
kiến
bác
sĩ
trước
khi
uống
bất
kì
thảo
dược
nào.[8]
- Bạn nên biết cơ chế dược học của thuốc Bắc không được thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, một quy trình mà tất cả các thuốc được FDA chứng nhận đều phải trải qua. Liều dùng thuốc Bắc cũng không nhất quán, vì vậy tính hiệu quả và rủi ro khi dùng thuốc là khá lớn.
- Một nghiên cứu phát hiện thảo dược Keishi-bukuryo-gan (KBG) có thể giảm kích thước khối u ở 60% số người tham gia nghiên cứu.[9]
- Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy chiết xuất cây lôi công đằng có khả năng làm teo u xơ tử cung tốt hơn thuốc mifepristone.[10]
- Công thức thảo dược Guizhi Fuling (gồm 5 loại thảo mộc: cành quế con phơi khô, phục linh, đào nhân, xích thược hoặc bạch thược, đơn bì) khi sử dụng cùng với thuốc mifepristone có tác dụng giảm kích thước khối u rất hiệu quả.[11] Thảo dược Guizhi Fuling kết hợp với mifepristone cho hiệu quả cao hơn so với sử dụng riêng rẽ.[10]
-
Làm
việc
với
chuyên
gia
vật
lý
trị
liệu.
Một
nghiên
cứu
phát
hiện
vật
lý
trị
liệu
có
khả
năng
làm
co
ngót
và
chữa
trị
triệu
chứng
u
xơ
đối
với
một
số
phụ
nữ.
Bạn
nên
thảo
luận
với
bác
sĩ
để
biết
vật
lý
trị
liệu
có
phù
hợp
với
mình
hay
không.[12][13]
- Nhớ rằng vật lý trị liệu có thể giải quyết được đau và triệu chứng bệnh, nhưng nó không thể loại bỏ nguyên nhân đằng sau gây ra u xơ tử cung.
-
Cân
nhắc
châm
cứu.
Một
nghiên
cứu
cho
thấy
châm
cứu
có
thể
cải
thiện
hiệu
quả
triệu
chứng
u
xơ
ở
một
số
phụ
nữ.
Tuy
nhiên
châm
cứu
có
một
số
tác
dụng
phụ
và
bạn
chỉ
nên
cân
nhắc
phương
pháp
này
khi
các
cách
điều
trị
khác
không
phát
huy
tác
dụng.[12][13]
- Bạn chỉ được điều trị với chuyên gia châm cứu có chứng chỉ hành nghề. Nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn một người, và thông báo cho họ biết bất kì phương pháp điều trị bổ sung nào bạn đang sử dụng.
Tìm hiểu các lựa chọn điều trị khác[sửa]
-
Tìm
hiểu
về
thuốc.
Đa
số
thuốc
điều
trị
u
xơ
tử
cung
được
thiết
kế
để
thay
đổi
mức
hóc
môn.
Cơ
chế
hoạt
động
của
thuốc
là
tác
động
lên
các
hóc
môn
gây
ra
khối
u
xơ
đó,
giúp
kích
thước
khối
u
teo
lại
theo
thời
gian.
- Hóc môn giải phóng gonadotropin (Gn-RH) là thuốc thường được kê nhất để làm co ngót khối u. Thuốc này tạm thời đưa cơ thể vào thời kỳ hậu mãn kinh, do đó ngăn cản quá trình sản xuất estrogen. Tuy nhiên thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn và dài hạn.[14]
- Letrozole là thuốc làm giảm mức estrogen, qua nghiên cứu người ta thấy letrozole giúp giảm 46% kích thước khối u.[15]
- Ngoài ra còn có một số thuốc khác có tác dụng tương tự.
- Tìm hiểu về thuốc ngừa thai giúp giảm chảy máu âm đạo. Thuốc ngừa thai bằng hóc môn có thể giảm chảy máu kinh nhưng không thể thay đổi kích thước khối u. Các thuốc ngừa thai phổ biến được sử dụng để giảm chảy máu kinh là thuốc ngừa thai dạng uống hay vòng tránh thai chứa hóc môn progestin.[14]
-
Tìm
hiểu
phương
pháp
phẫu
thuật
bằng
công
nghệ
năng
lượng
sóng
siêu
âm
hội
tụ
dưới
sự
hướng
dẫn
của
cộng
hưởng
từ
(FUS-MRI).
Đây
là
thủ
thuật
không
xâm
lấn
và
không
yêu
cầu
phải
mổ.
Họ
sử
dụng
sóng
siêu
âm
để
định
vị,
gia
nhiệt
và
phá
hủy
khối
u
trong
khi
bạn
đang
nằm
trong
máy
quét
MRI.[14]
- Công nghệ này khá mới nên có thể nhiều bệnh viện không có, vì thế các dữ liệu về hiệu quả dài hạn của phương pháp này cũng không nhiều.
- Vì kỹ thuật sóng siêu âm hội tụ MRI và thuyên tắc động mạch chọn lọc còn khá mới nên chưa có nghiên cứu dài hạn nào về tính an toàn của chúng đối với những phụ nữ mang thai sau khi điều trị. Một số báo cáo cho biết nếu phụ nữ mang thai sau khi điều trị, tỷ lệ xuất hiện biến chứng sẽ cao hơn. Nếu bệnh u xơ tử cung có biểu hiện triệu chứng và người bệnh mong muốn mang thai sau này, phẫu thuật cắt bỏ khối u và không động tới tử cung (thủ thuật cắt bỏ u cơ) vẫn là "tiêu chuẩn vàng" cần tuân theo.
-
Hỏi
bác
sĩ
về
những
thủ
thuật
ít
xâm
lấn.
Đây
là
các
thủ
thuật
ngoại
trú
có
thể
bao
gồm
một
cách
can
thiệp
thực
thể
nào
đó,
nhưng
phá
hủy
được
khối
u
mà
không
cần
phẫu
thuật.
Hiệu
quả
của
chúng
khá
tốt
và
giúp
bệnh
nhân
tránh
phải
trải
qua
phẫu
thuật
lớn.
- U xơ tử cung có thể điều trị bằng cách thuyên tắc động mạch tử cung (tiêm các phần tử nhỏ để cắt đứt tuần hoàn máu tới khối u), hoặc hủy cơ khối u bằng dòng điện hay tia laser.[14]
- Thủ thuật cắt bỏ u cơ bằng rô-bốt hoặc nội soi bụng được thực hiện mà không tác động tới tử cung.[14]
- Trong phương pháp thuyên tắc tử cung, người ta tiêm một chất nào đó vào động mạch tử cung để chặn nguồn cung cấp máu cho khối u.
- Cân nhắc xem phẫu thuật có phải là lựa chọn tốt nhất. Đối với các ca nặng, phẫu thuật lớn có thể là cách tốt nhất để loại bỏ khối u. Qua đó u xơ được điều trị vĩnh viễn bằng thủ thuật cắt bỏ u cơ hay cắt hẳn tử cung.[14]
Hiểu về u xơ tử cung[sửa]
-
U
xơ
tử
cung
là
gì?
Đây
là
các
khối
u
đàn
hồi
phát
triển
trên
thành
tử
cung,
xảy
ra
nhiều
nhất
ở
phụ
nữ
trong
độ
tuổi
sinh
sản,
đặc
biệt
là
sau
35
tuổi.
Đa
phần
những
khối
u
lành
tính
này
ổn
định
ở
kích
thước
nhỏ
và
hầu
như
không
bao
giờ
phát
triển
thành
ung
thư.
Tuy
nhiên
với
nhiều
người,
u
xơ
tử
cung
tác
động
đáng
kể
đến
chất
lượng
cuộc
sống.[16]
- U xơ thường được phân loại thành ba nhóm: U xơ dưới niêm mạc phát triển trong buồng tử cung, u xơ trong vách phát triển trên vách tử cung, u xơ dưới thanh mạc phát triển ở mặt ngoài tử cung.[17]
-
Nhận
biết
triệu
chứng
của
u
xơ
tử
cung.
Nhiều
phụ
nữ
có
u
xơ
nhưng
không
biết
vì
bệnh
này
không
gây
ra
triệu
chứng
nào,
không
làm
khó
chịu
hay
phát
sinh
vấn
đề
về
sức
khoẻ.
Tuy
nhiên,
u
xơ
tử
cung
gây
đau
hoặc
làm
suy
nhược
cơ
thể
ở
một
số
người.
Nếu
bạn
gặp
bất
kì
triệu
chứng
nào
dưới
đây
thì
nên
đi
khám
bệnh:[18][19][20]
- Chảy máu kinh nhiều và/hoặc kéo dài. Bệnh u xơ làm vách tử cung dày hơn bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt, và do đó máu cũng ra nhiều hơn bình thường. Một số trường hợp máu ra rất nhiều và gây thiếu máu.[21]
- Thay đổi đáng kể khi hành kinh (ví dụ, đau và/hoặc chảy máu nhiều hơn hẳn).
- Đau vùng chậu hoặc có cảm giác “nặng nề” hay “đầy” ở vùng chậu. U xơ có kích thước đa dạng, từ rất nhỏ (nhỏ hơn hạt giống cây) tới rất lớn (bằng quả bưởi). Thậm chí khối u lớn có thể làm bụng bạn trông giống như đang mang thai.
- Đau khi giao hợp.
- Đi tiểu nhiều lần và/hoặc khó tiểu.
- Táo bón. Khối u xơ có thể nở rộng và khiến tử cung ép vào bàng quang hay ruột, dẫn tới táo bón.
- Đau lưng
- Vô sinh. Trường hợp này rất hiếm nhưng đôi khi u xơ làm giảm khả năng làm tổ của phôi thai, dẫn tới vô sinh.[22]
-
Nguyên
nhân
gây
ra
u
xơ
tử
cung.
Mặc
dù
các
nhà
khoa
học
không
chắc
chắn
lắm
về
nguyên
nhân
dẫn
tới
u
xơ
tử
cung,
nhưng
có
một
số
yếu
tố
dường
như
có
vai
trò
ảnh
hưởng.
Biết
về
các
yếu
tố
này
giúp
bạn
xác
định
được
phương
pháp
điều
trị
thích
hợp.[23]
- Có khả năng những bất thường về mạch máu trong tử cung khiến u xơ xuất hiện.
- Gen di truyền làm tế bào cơ tử cung phát triển nhanh hơn cũng có thể là nguyên nhân.
- U xơ dường như có liên quan đến chu kỳ sinh sản ở phụ nữ, hiếm khi xảy ra trước đợt hành kinh đầu tiên và thường tăng nhanh trong thời gian mang thai. Một số nhà khoa học nghi ngờ hóc môn estrogen và progesterone có vai trò trong vấn đề này.
-
Hiểu
về
sự
hạn
chế
của
các
nghiên
cứu
hiện
nay.
Đáng
tiếc
là
có
rất
ít
bằng
chứng
khoa
học
ủng
hộ
cho
việc
điều
trị
u
xơ
bằng
phương
pháp
tự
nhiên.[24]
Ngay
cả
trong
trường
hợp
nghiên
cứu
có
kết
quả
khả
quan,
nhưng
những
nghiên
cứu
như
vậy
vẫn
còn
nhiều
hạn
chế
hoặc
có
nguy
cơ
mắc
lỗi
lâm
sàng.
Thực
tế
chưa
có
một
phương
pháp
nào
được
nghiên
cứu
đầy
đủ,
dù
là
điều
trị
bằng
cách
điều
chỉnh
chế
độ
ăn,
phương
pháp
vi
lượng
đồng
căn,
tập
thể
dục
và
v.v...
- Điều đó có nghĩa nếu bạn mắc u xơ tử cung và tình trạng trở nên khó chịu hoặc gây hại cho sức khoẻ, bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn điều trị chuẩn mực. Tuy nhiên, nếu bệnh không gây đau hoặc không cản trở đáng kể tới cuộc sống hằng ngay, bạn có thể thử áp dụng một số cách điều trị tự nhiên mà người ta vẫn hay truyền miệng.
- Để an toàn hơn thì bạn nên cho bác sĩ biết về cách điều trị mình muốn thử, loại trừ khả năng phương pháp đó mang lại tác dụng xấu.
Cảnh báo[sửa]
- Một số thông tin không đáng tin cậy cho rằng bạn có thể “chữa” hay điều trị u xơ tử cung bằng chế độ ăn, điều này không được bằng chứng khoa học xác nhận. Ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều thịt đỏ và tiêu thụ rau hay thực phẩm giàu vitamin D có thể khống chế sự phát triển của u xơ. Tuy nhiên không có bằng chứng nào chứng minh chất xơ, một số thực phẩm “đặc biệt” nào đó hay liệu pháp vi lượng đồng căn có hiệu quả trong việc điều trị u xơ tử cung.[25]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://report.nih.gov/nihfactsheets/viewfactsheet.aspx?csid=50
- ↑ 2,0 2,1 https://nwhn.org/fibroids
- ↑ http://www.health.harvard.edu/womens-health/what_to_do_about_fibroids
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23950663
- ↑ http://report.nih.gov/nihfactsheets/Pdfs/UterineFibroids%28NICHD%2cORWH%29.pdf
- ↑ http://www.cancer.org/treatment/treatmentsandsideeffects/complementaryandalternativemedicine/herbsvitaminsandminerals/green-tea
- ↑ http://www.lef.org/Newsletter/2010/2/Green-Tea-Compound-Reduces-Fibroid-Growth-In-Laboratory-Studies/Page-01?checked=1
- ↑ http://www.fibroidsecondopinion.com/treatment-for-fibroids/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1471615
- ↑ 10,0 10,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23633329
- ↑ http://www.biomedcentral.com/1472-6882/14/2
- ↑ 12,0 12,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25445104
- ↑ 13,0 13,1 http://www.sciencedirect.com.proxy-remote.galib.uga.edu/science/article/pii/S0301211514004722
- ↑ 14,0 14,1 14,2 14,3 14,4 14,5 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-fibroids/basics/treatment/con-20037901
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24151065
- ↑ http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/uterine-fibroids.html?from=AtoZ#k
- ↑ http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/uterine-fibroids.html?from=AtoZ#k
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/uterine_fibroids-health/page5_em.htm#What Increases Your Risk
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-fibroids/basics/symptoms/con-20037901
- ↑ http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Uterine_Fibroids
- ↑ http://www.womenshealth.gov/publications/our-publications/fact-sheet/uterine-fibroids.html?from=AtoZ#e
- ↑ http://obgyn.ucla.edu/body.cfm?id=326
- ↑ http://www.medicinenet.com/uterine_fibroids/page2.htm#what_causes_uterine_fibroids_and_how_common_are_they
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-fibroids/basics/alternative-medicine/con-20037901
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25826470