Lý do càng về già chiều cao càng giảm đi
Một lý do làm chiều cao cơ thể bị giảm, đặc biệt ở phụ nữ, là chứng loãng xương, một căn bệnh mà y học có thể ngăn ngừa và chữa trị được.
Loãng xương nghĩa là xương trở nên xốp và yếu đi. Do các xương của cột sống bị trọng lượng cơ thể ép lên nên nó ngắn lại - vì thế mà chiều cao của chúng ta giảm đi.
Nhưng lý do phổ biến nhất cho sự giảm chiều cao lúc về già không phải là bệnh loãng xương. Các đĩa đệm cột sống nằm giữa các đốt xương sống giống như các miếng cao su. Những cái đĩa này co lại một cách tự nhiên và thay đổi hình dạng khi chúng ta già đi - chủ yếu do mô và nước bị mất. Và khi các đĩa này co rút thì các đốt xương sống xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, cột sống chúng ta không thẳng tắp như một cái que. Thật ra nó là một chuỗi các đường cong ở vùng cổ, phần ngực trên và lưng dưới. Những đoạn cong này của cột sống tăng lên khi chúng ta về già, có thể vì các bắp thịt trở nên yếu hơn. Và các cơ xung quanh cột sống trở nên ít linh hoạt hơn - vì thế thật khó mà đứng thẳng người.
Như vậy chính xách chiều cao giảm từ năm nào? Chúng ta đều biết, khi bước qua tuổi 20, chiều cao của mỗi người hầu như sẽ ngừng phát triển.
Trên thực tế, hiện chưa có một nghiên cứu cụ thể nào xác định chính xác độ tuổi của người bị suy giảm chiều cao. Các nhà khoa học chỉ mới nhận định rằng: Con người sẽ trở nên lùn đi từ khi bước vào giai đoạn trung niên (khoảng 40 tuổi) và nguy cơ này sẽ đến rất cao đối với phụ nữ thời kì tiền mãn kinh.
Theo Everydayhealth, nếu bạn làm việc đúng tư thế thì có thể sẽ hạn chế được việc giảm chiều cao. Làm việc đúng tư thế là một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc duy trì chiều cao. Các bài tập kéo dãn cơ, bài tập sức mạnh, yoga hoặc tập vật lý trị liệu cũng có thể có ích.
Nguồn[sửa]
- Một thế giới