Loài nguy cấp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Siberischer tiger de edit02.jpg
Hổ Siberi, một phân loài hổ hiếm, có tình trạng cực kỳ nguy cấp. Hổ nhìn chung là một loài nguy cấp.

Nguy cấp (tiếng Anh: endangered) là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc nòi bị coi là Nguy cấp (Endangered, viết tắt EN) khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered, CE).

Đến năm 2012, có 3079 loài thú và 2655 loài thực vật được xếp vào loài nguy cấp, so với năm 1998 là 1102 loài thú và 1197 loài thực vật.[1]

Tình trạng bảo tồn[sửa]

Xem chi tiết: Tình trạng bảo tồn

Tình trạng bảo tồn của một loài ám chỉ khả năng loài đó sẽ tuyệt chủng. Nhiều yếu tố được xem xét khi đánh giá tình trạng bảo tồn của một loài như thống kê về số cá thể còn lại, số lượng tăng hay giảm trong quần thể theo thời gian, tỷ lệ sinh thành công, hoặc những yếu tố đe dọa biết được.[2] Loài nguy cấp theo Sách Đỏ IUCN là tình trạng bảo tồn nổi tiếng trên toàn cầu.[3]

Hơn 40% số loài được ước tính ở mức đe nguy cơ tuyệt chủng.[4] Trên quy mô quốc tế, 199 quốc gia đã ký kết thỏa thuận lập ra Dự án hành động đa dạng sinh học, dự án này nhằm mục đích bảo vệ các loại đi đe dọa và nguy cấp. Ở Hoa Kỳ kết hoạch này thường được gọi là Dự án Phục hồi loài.

Biến đổi khí hậu[sửa]

Trước khi sự ấm lên toàn cầu do con người, các loài chủ yếu chịu áp lực ở mức khu vực như săn bắn quá mức và phá hủy sinh cảnh. Cùng với tác động của ấm lên toàn cầu kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, biến đổi khí hậu bắt đầu ảnh hưởng đến sự an toàn của các loài. Nigel Stork, itorng bài viết "Re-assessing Extinction Rate" giải thích, "nguyên nhân chính gây tuyệt chủng là biến đổi khí hậu, và đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ hơn là chỉ có tác nhân phá rừng." Stork tin rằng biến đổi khí hậu là vấn để chính làm cho các loài trở nên nguyên cơ tuyệt chủng. Stork cho rằng sự gia tăng nhiệt độ quy mô khu vực và toàn cầu đang làm cho các khói khó sinh sản hơn. Khi sự ấm lên toàn cầu tiếp diễn, các loài không còn khả năng sống sót.[5]

Tham khảo[sửa]

  1. “IUCN Red List version 2012.2: Table 2: Changes in numbers of species in the threatened categories (CR, EN, VU) from 1996 to 2012 (IUCN Red List version 2012.2) for the major taxonomic groups on the Red List” định dạng (PDF). IUCN (2012). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  2. “NatureServe Conservation Status”. NatureServe (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  3. “Red List Overview”. IUCN (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  4. “Threatened Species”. Conservation and Wildlife. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. Stork, Nigel (Feb 2010). Re-assessing Current Extinction Rates. http://search.proquest.com/docview/222360277?accountid=14214.