Loại bỏ cơn đau bụng kinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tử cung là một cơ trong cơ thể co thắt lại trong kỳ kinh nguyệt. Đôi khi, tử cung co thắt có thể vô tình chèn ép lên các mạch máu khác, làm đứt nguồn cung cấp oxy trong giây lát và gây cơn co thắt đau đớn. Mặc dù hầu hết cơn đau bụng kinh đều không nghiêm trọng và không phải dấu hiệu của vấn đề bất ổn của cơ thể nhưng cơn đau có thể khiến bạn bực bội. Để loại bỏ cơn đau bụng kinh, bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid NSAID như Ibuprofen và miếng giữ nhiệt để xử lý cơn đau tức thời, đồng thời trao đổi với bác sĩ về các cách giảm đau bụng kinh về sau.

Các bước[sửa]

  1. Uống thuốc NSAID để giảm đau tức thời nếu thuốc phù hợp với cơ thể. NSAID hay thuốc kháng viêm không steroid rất hiệu quả trong việc chống lại cơn đau bụng kinh. Thuốc Ibuproben có sẵn ở dạng không kê đơn với nhiều tên gọi khác nhau như Advil, Genpril, IBU-200,…Thuốc gốc được gọi đơn giản là "Ibuprofen" có giá rẻ hơn nhiều.
    • Uống Ibuprofen ngay và theo hướng dẫn trên nhãn thuốc tùy vào độ tuổi và/hoặc cân nặng. Không uống quá liều 1600 mg trong vòng 24 tiếng nếu không có sự giám sát của bác sĩ.
    • Nếu đang mắc bệnh lý khiến cơ thể nhạy cảm với thuốc NSAID, bạn nên tránh dùng Ibuprofen vì thuốc có thể làm loãng máu hoặc gây ra các biến chứng khác.
    • Các sản phẩm như Midol (được cấu tạo đặc biệt dùng điều trị cơn đau bụng kinh) có chứa Acetaminophen. Những sản phẩm này có thể gây suy thận nhưng là lựa chọn thay thế hiệu quả cho người nhạy cảm với Ibuprofen.
  2. Điều trị bằng nhiệt. Các bác sĩ khuyến nghị dùng nhiệt như một cách giảm đau do đau bụng kinh, cũng như giúp cơn co thắt tự thuyên giảm. Có nhiều cách điều trị bằng nhiệt tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
    • Chuẩn bị một chai nước nóng rồi chườm lên bụng hoặc bụng dưới. Chờ 15-20 phút để xem cơn co thắt có khá hơn không.
    • Nếu không, bạn có thể thử tắm bồn nước nóng hòa với một cốc (hoặc nhiều hơn) muối Epsom - chất làm giãn cơ dịu nhẹ. Ngâm người hoàn toàn trong hỗn hợp muối Epsom và giữ cho nước luôn ấm bằng cách mở vòi nước nếu cần thiết.
  3. Bổ sung vitamin. Vài ngày trước khi kỳ kinh nguyệt đến, bạn cần đảm bảo bổ sung đủ và đúng loại vitamin, bao gồm:
    • Vitamin E. Bổ sung 500 đơn vị quốc tế (IU) vitamin E mỗi ngày và tiếp tục trong hai ngày đầu xuất huyết.[1]
    • Một số bằng chứng (mặc dù chưa được chứng minh bằng khoa học một cách nghiêm ngặt) cho rằng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B1, vitamin B6 và dầu cá có thể giúp kiểm soát cơn đau khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.[1]
  4. Tạo lập thói quen tập thể dục thường xuyên. Nghiên cứu cho thấy người tập thể dục thường xuyên ít bị đau bụng kinh hơn.[2][1] Dù chỉ là 30 phút đi bộ, 5 lần mỗi tuần thì việc tập thể dục điều độ còn hơn là không tập.
  5. Tránh xenoestrogen và phytoestrogen. Mặc dù bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa xenoestrogen, phytoestrogen với cơn đau bụng kinh còn chưa chắc chắn nhưng các nhà nghiên cứu biết chắc rằng xenoestrogen và phytoestrogen gây ra nguy cơ sức khỏe đáng kể và nên tránh nếu có thể.[3]
    • Suy nghĩ về mối liên quan giữa xenoestrogen và phytoestrogen với cơn đau bụng kinh đó là: chúng gây ra sự thiếu hụt magiê và vitamin B, từ đó dẫn đến co thắt.
  6. Trao đổi với bác sĩ về việc bắt đầu sử dụng thuốc uống ngừa thai. Thuốc ngừa thai khiến niêm mạc tử cung mỏng đi. Khi niêm mạc tử cung mỏng đi vào lúc kỳ kinh nguyệt sắp đến, khả năng co thắt và bong tróc niêm mạc tử cung sẽ giảm. Đối với cơn đau bụng kinh, các bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc tránh thai.
    • Trao đổi với bác sĩ về loại thuốc đặc biệt khiến kỳ kinh nguyệt xuất hiện mỗi 3 tháng thay vì hàng tháng. Mặc dù có thể xuất hiện đốm máu ngoài ý muốn giữa các kỳ kinh nguyệt nhưng chu kỳ 3 tháng một lần này có thể là lựa chọn phù hợp nếu kinh nguyệt khiến bạn mệt mỏi về thể chất.
  7. Trao đổi với bác sĩ về thuốc tránh thai dạng tiêm. Thuốc tránh thai dạng tiêm cũng có thể hữu ích trong việc giảm đau bụng kinh. Thuốc được tiêm 3 tháng một lần tại phòng khám của bác sĩ và làm mỏng niêm mạc tử cung (giống như thuốc uống). Nhiều người đã giảm xuất huyết đáng kể sau 6 tháng sử dụng.
  8. Trao đổi với bác sĩ về vòng tránh thai nội tiết hay IUD. Vòng tránh thai nội tiết là một dạng dụng cụ tránh thai khác giúp giảm đáng kể cơn đau bụng kinh.[4]
  9. Thử các phương pháp cơ bản khác trước khi từ bỏ. Mặc dù có vẻ không phải nhưng đây là các phương pháp được bác sĩ khuyến nghị:
    • Nằm xuống, đưa chân lên cao và cố gắng nghỉ ngơi ít nhất 20 phút. Nghỉ ngơi là liều thuốc giảm đau tự nhiên.
    • Giãn cơ nhẹ nhàng. Thử tập tư thế Sphinx Pose trong Yoga để giãn cơ tử cung.
    • Tránh xa thuốc lá và thức uống chứa cồn. Không những có hại cho sức khỏe vì nhiều lý do khác nhau, hai yếu tố này có khiến kỳ kinh nguyệt trở nên kinh khủng.
    • Mát-xa lưng dưới hoặc bụng dưới. Hoặc tốt hơn nữa là nhờ người khác mát-xa cho bạn.
  10. Đi khám bác sĩ nếu tất cả các phương pháp trên không có tác dụng. Tốt nhất nên đi khám bác sĩ nếu kỳ kinh nguyệt khiến bạn đau dữ dội đến mức phải cuộn người và quên hết mọi thứ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị chứng thống kinh hay đau bụng kinh dữ dội đi khám bác sĩ và phát hiện mắc một bệnh khác khiến cơn đau trở nặng.[2] Bệnh này được gọi là lạc nội mạc tử cung, tức niêm mạc tử cung nằm bên ngoài tử cung. Nếu không chắc chắn nguyên nhân khiến kỳ kinh nguyệt gây đau dữ dội và không thể tìm được lời lý giải cho cơn đau dai dẳng, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ.
  11. Thử dùng liệu pháp thảo mộc để giảm đau bụng kinh: Nhiều loại thảo mộc (được biết đến từ hàng năm trước) rất hữu ích trong việc giảm đau bụng kinh hay chứng thống kinh. Nghiên cứu khoa học về các thảo mộc này còn cho thấy hiệu quả của chúng trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng kinh. Các nhà tư vấn Y học Cổ truyền Ấn Độ có thể hướng dẫn bạn cách kết hợp và phương pháp chuẩn bị các thảo mộc này một cách hiệu quả để kiểm soát cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.
    • Saraca Ashoka (cây vô ưu): Nghiên cứu cho rằng nguyên liệu thảo mộc này hữu ích trong việc điều trị nhiều rối loạn phụ khoa, bao gồm chứng thống kinh. [5]
    • Nardostachys Jatamansi (cây cam tùng): Nghiên cứu cho rằng nguyên liệu thảo mộc này có thể giúp giảm cơn đau do kinh nguyệt. [6]
    • Zingiber Officinale (gừng): Nghiên cứu cho rằng nguyên liệu thảo mộc này hữu ích trong việc giảm đau do chứng thống kinh.[7]

Lời khuyên[sửa]

  • Xoa bụng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
  • Ăn chuối và các thực phẩm giàu kali khác.
  • Đổ gạo vào vỏ gối rồi đặt vào lò vi sóng khoảng 3 phút. Vỏ gối đựng gạo nóng hoạt động tương tự miếng giữ nhiệt.
  • Uống 1-2 viên Paracetamol nếu cần thiết và nằm nghỉ ngơi trong chăn ấm.
  • Giãn cơ co thắt bằng cách nằm úp người và nhẹ nhàng chống đẩy bằng cánh tay khoảng 30 giây.
  • Đi bộ. Cách này rất hữu ích và bạn không cần phải đi quá xa.
  • Co cơ đùi sau khoảng 30 giây trong khi hít thở thật sâu và chậm. Nghỉ 10 giây giữa từng quãng 30 giây.
  • Một số người nhận thấy chườm khăn hoặc giẻ ẩm, lạnh lên bụng có thể giúp xoa dịu cơn đau.
  • Uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt nếu xuất huyết quá nhiều.
  • Pha nước ấm hòa đường nâu. Hỗn hợp này giúp giảm cơn co thắt nhanh hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Đảm bảo không chườm chai nước nóng quá thường xuyên và quấn chai trong khăn để tránh bị bỏng. Bạn chỉ cần cảm thấy hơi nóng và không nên để bị đau.
  • Tránh uống sữa và thức uống chứa caffeine vì các thức uống này khiến cơn đau bụng kinh trở nặng.
  • Đảm bảo tuân thủ hướng dẫn trên nhãn của bất kỳ loại thuốc nào mà bạn uống.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]