Loại bỏ mùi ẩm mốc cho khăn lau

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những chiếc khăn ẩm ướt đã qua sử dụng trong nhà bạn thường có mùi rất khó chịu. Thông thường, tác nhân chính gây ra những mùi này là do nấm mốc phát triển sau quá trình sử dụng và chúng rất khó để khử sạch. Giặt khăn vài lần theo cách thông thường có thể khử bớt những mùi khó chịu nhưng không đủ để loại bỏ hoàn toàn mùi ẩm mốc. Bạn có thể tham khảo một vài cách đơn giản dưới đây để khử sạch mùi ẩm mốc trên khăn lau bằng các chất tẩy rửa có sẵn trong nhà.

Các bước[sửa]

Giặt Khăn với Giấm và Muối nở[sửa]

  1. Giặt khăn. Cho những chiếc khăn có mùi khó chịu của bạn vào máy giặt và chạy chế độ giặt nước nóng và cho thêm một nắp giấm trắng và một nắp bột nở.[1]
    • Lúc này, không cần cho thêm bột giặt hay nước xả làm mềm vải.
    • Bạn cũng có thể giặt khăn với chỉ giấm hoặc muối nở nếu bạn không có cả hai chất này.[2]
  2. Ngâm khăn trong máy giặt. Ngưng máy khi khăn đã được quay và giũ đều. Sau đó, để nguyên khăn để ngấm dung dịch giấm và muối nở trong một giờ đồng hồ. Sau một giờ, tiếp tục chế độ giặt đến khi kết thúc.
  3. Thêm giấm và bột giặt. Tiếp theo, bạn sẽ cần phải giặt thêm một lần nữa. Lần này, bạn sẽ thêm một nắp giấm và loại bột giặt vẫn thường sử dụng. Cho vào máy lượng bột giặt như thông thường và giặt đến khi kết thúc quy trình, chọn chế độ giặt với nhiều vòng quay.
    • Bạn có thể chọn chế độ “nhiều vòng quay” nếu máy của bạn có tính năng này hoặc chạy thêm một lần nữa sau khi vòng quay đầu tiên kết thúc.
  4. Chuyển khăn sang máy sấy ngay sau khi giặt xong. Khi vòng quay thứ hai kết thúc, lấy khăn ra và bỏ ngay vào máy sấy. Đặt chế độ nhiệt cao nhất và chạy máy đến khi khăn khô hoàn toàn. Sau đó, tiếp tục sấy lần thứ hai.

Ngâm Khăn trong Nước nóng và Bột giặt[sửa]

  1. Dùng2/3 nắp dung dịch Oxiclean. Nếu biện pháp giặt với giấm và muối nở không hiệu quả, bạn có thể thử ngâm khăn trong nước nóng và Oxiclean. Để bắt đầu, đổ 2/3 nắp dung dịch Oxiclean vào chậu giặt lớn.
    • Nên đeo găng tay để bảo bệ tay của bạn khỏi dung dịch.
  2. Thêm nước nóng vào chậu giặt. Nếu nước từ vòi không đủ nóng, bạn có thể đun sôi nước và đổ vào chậu giặt. Nhẹ nhàng lắc chậu giặt qua lại để hòa Oxiclean vào nước khi bạn đổ nước nóng vào chậu. Cẩn thận không để nước sánh ra ngoài chậu.
  3. Cho khăn vào chậu. Sau khi đổ đầy một nửa chậu với nước nóng, cho khăn tắm vào chậu. Chắc chắn rằng bạn nhúng khăn ngập trong nước.
    • Ngâm khăn trong chậu trong vòng 48 giờ.
  4. Giặt khăn trong máy giặt. Sau khi hoàn tất bước ngâm khăn, lấy khăn ra khỏi chậu và vắt khô. Cho khăn vào máy giặt và chạy chế độ nước nóng nhất, thêm bột giặt và nước xả vải.
    • Bạn cũng có thể thêm Oxiclean vào máy giặt.[3]
  5. Sấy khô khăn. Chuyển khăn sang máy sấy ngay khi giặt xong. Chọn nhiệt độ cao để sấy đến khi khăn khô hoàn toàn. Khăn của bạn nên có mùi thơm như mới sau khi áp dụng phương pháp này.
    • Nếu mùi hôi không biến mất, bạn có thể cần phải thay khăn mới.

Loại bỏ Nấm mốc trong Máy giặt[sửa]

  1. Kiểm tra máy giặt để chắc chắn không có hỏng hóc. Nếu nước không được xả hết khỏi máy giặt sau mỗi lần giặt, mùi nấm mốc có thể phát sinh từ đó. Nước cũng có thể tích tụ đâu đó trong máy giặt mà bạn không biết. Trong trường hợp đó, bạn cần phải liên hệ thợ chuyên nghiệp để sửa chữa hoặc cân nhắc một chiếc máy giặt mới.
  2. Lau chùi gioăng cao su trong máy giặt. Đôi khi đây chính là tác nhân gây ra mùi ẩm mốc cho những chiếc khăn của bạn. Gioăng cao su có tác dụng ngăn không cho nước rò rỉ ra ngoài khi máy giặt hoạt động. Lau chùi bộ phận này là một mẹo quan trọng để loại bỏ mùi ẩm mốc trong máy giặt. Bạn có thể lau chùi bằng xà phòng và giẻ lau hoặc xịt chất tẩy nấm mốc. Bạn cũng có thể sử dụng chất tẩy rửa có chứa 50% nước và 50% thuốc tẩy.
    • Bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải cũ để lau sạch mọi ngóc ngách của chiếc gioăng cao su.
    • Hãy chắc rằng bạn đã lau chùi toàn bộ các ngóc ngách trên tấm gioăng cao su. Bạn có thể sẽ phải lật ngược tấm gioăng cao su lên để làm sạch được những nếp gấp cao su nhỏ nhất. [4]
  3. Vệ sinh ngăn chứa xà phòng giặt. Tháo ngăn chứa xà phòng ra khỏi máy giặt và lau chùi bằng xà phòng pha với một chút nước rửa bát và nước. Lượng xà phòng còn sót lại và đọng trong ngăn chứa xà phòng cũng có thể khiến máy giặt của bạn có mùi khó chịu.
    • Nếu bạn không thể tháo ngăn chứa xà phòng ra khỏi máy giặt, hãy cố gắng lau chùi phía trong ngăn chứa bằng giẻ hoặc que nhỏ. [4]
  4. Bật chế độ tự làm sạch. Chạy chế độ giặt lâu nhất, không quần áo và với mức nước nóng nhất có thể. Nếu mùi ẩm mốc vẫn còn sau khi giặt, hãy chạy chế độ thêm một lần nữa. Mùi nấm mốc có thể được loại trừ sau một vài lần chạy. [4] Bạn có thể thêm một trong những chất sau vào nước giặt:[4]
    • 1 nắp chất tẩy
    • 1 nắp muối nở
    • 1/2 nắp bột enzim rửa bát
    • 1/2 nắp chất tẩy rửa công nghi
    • 1 nắp giấm
  5. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Nếu các phương pháp trên không thể loại bỏ được mùi ẩm mốc, bạn có thể phải gọi nhân viên bảo trì chuyên nghiệp đến kiểm tra máy giặt. Có thể có nấm mốc đằng sau trống của máy giặt hoặc do tắc đường ống hoặc lưới lọc.[4]
    • Một thợ sửa chữa có kinh nghiệm có thể phán đoán được vấn đề mà máy giặt gặp phải và có thể tháo máy giặt ra để tìm nguyên nhân nếu cần.
  6. Sử dụng các biện pháp ngăn ngừa mùi ẩm mốc. Một khi bạn đã tìm ra nguyên nhân của những mùi khó chịu, hãy có những biện pháp ngăn ngừa để đảm bảo rằng nấm mốc sẽ không gia tăng nữa. Bạn có thể tham khảo những cách sau:
    • Để khô máy giặt. Hãy để cửa máy giặt mở khi không sử dụng. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận tránh để vật nuôi hoặc trẻ em bị mắc kẹt trong máy..[4]
    • Sử dụng chất giặt tẩy đúng cách. Hãy sử dụng chất giặt tẩy tạo ít xà phòng, điều này sẽ giúp máy giặt hoạt động hiệu quả hơn. Bột giặt thường tạo ít bọt hơn các loại nước giặt. Bên cạnh đó, đừng cho quá nhiều chất tẩy so với mức thông thường. Đôi khi cho ít chất giặt tẩy còn giúp quần áo sạch hơn. [4]
    • Tránh sử dụng chất làm mềm vải. Các chất làm mềm vải thường ở dạng lỏng và thường bị ứ đọng trong ngăn chứa, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Thay vì sử dụng các chất làm mềm vải dạng lỏng, hãy sử dụng bóng giặt để quần áo mềm hơn. [4]
    • Làm khô gioăng cao su. Hãy dùng giẻ lau toàn bộ xung quanh và các rãnh bên trong gioăng cao su. Tốt nhất là bạn nên lau gioăng cao su sau mỗi lần giặt. Nếu không có điều kiện để vệ sinh gioăng cao su sau mỗi lần giặt, bạn vẫn nên vệ sinh chúng mỗi tuần để loại bỏ nấm mốc trong đó.[4]
    • Tẩy rửa định kỳ. Đặt chế độ nước nóng và tẩy rửa máy giặt định kỳ mỗi tháng một lần. Đây là dịp vừa để khử trùng cho máy giặt cũng như giặt những đồ dày và nặng như quần áo lao động hay những chiếc khăn cáu bẩn.[4]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn sống ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, hãy phơi khăn dưới ánh nắng trên các giá phơi quần áo.
  • Sử dụng chất giặt tẩy cùng với các chất tẩy/chất kháng khuẩn. Điều này sẽ tiêu diệt mùi ấm mốc và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
  • Bạn có thể ngăn cho khăn không bị nấm mốc bằng cách phơi khô khăn sau mỗi lần sử dụng. Bạn có thể lắp thêm giá treo khăn nếu như không đủ chỗ treo khăn cho tất cả các thành viên trong nhà.

Cảnh báo[sửa]

  • Không dùng thuốc tẩy và amoniac để giặt đồ cùng một lúc bởi hai chất này sẽ tạo thành khí clo vô cùng độc hại và có thể gây tử vong.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc tẩy, amoniac, giấm và các chất tẩy mạnh có thể khiến các miếng đệm và gioăng cao su trong máy giặt bị rò rỉ. Sử dụng các chất hóa học mạnh cũng làm vô hiệu thời gian bảo hành máy giặt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây