Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Loại trừ ruồi
Từ VLOS
Giữ sạch nhà và nhà bếp. Đậy các thùng đựng phân trộn hữu cơ, cất thức ăn của thú cưng và đậy kín các thùng rác. Tiêu diệt ruồi khi nhìn thấy chúng. Thử sử dụng bẫy ruồi bằng giấm, thuốc xịt pyrethrum hoặc miếng dính ruồi tự tạo. Ngăn không cho ruồi vào nhà. Lắp lưới che các cửa sổ, cửa ra vào và bôi tinh dầu oải hương lên cửa. Cuối cùng, bạn hãy cân nhắc trồng cây có tác dụng xua đuổi ruồi.
Mục lục
-
1
Các
bước
- 1.1 Dùng nước xịt Windex
- 1.2 Dọn sạch các thứ hấp dẫn ruồi
- 1.3 Che tối nhà
- 1.4 Dùng giấm
- 1.5 Dùng bình xịt hóa chất pyrethrum
- 1.6 Dùng miếng dính ruồi tự tạo
- 1.7 Bắt ruồi bằng dây thừng
- 1.8 Dùng vỉ đập ruồi hoặc đèn bắt ruồi
- 1.9 Ngăn không cho ruồi vào nhà
- 1.10 Trồng cây xua đuổi ruồi
- 1.11 Dùng máy hút bụi hút ruồi
- 1.12 Dụ ruồi ra khỏi nhà
- 2 Lời khuyên
- 3 Cảnh báo
- 4 Những thứ bạn cần
- 5 Nguồn và Trích dẫn
Các bước[sửa]
Dùng nước xịt Windex[sửa]
- Xịt ruồi bằng nước rửa kính. Nước rửa kính Windex xịt vào ruồi không những làm ruồi không bay lên được mà còn làm sạch chỗ ruồi đậu. Bạn hãy nhắm vào ruồi và xịt; dung dịch Windex sẽ làm ruồi ướt cánh và rơi xuống đất. Lưu ý, dung dịch này không giết được ruồi, nhưng bạn có thể dùng khăn giấy nhặt ruồi và giội nước cho chúng trôi đi. Tốt hơn nữa, bạn có thể cho cồn isopropyl (95% là tốt nhất) vào bình xịt Windex đã dùng hết để xịt chết ruồi. Dung dịch này diệt ong rất hiệu quả, có thể giết chết ong gần như ngay lập. Một con ruồi có thể bị tiêu diệt trong vòng 15 giây. Tuy nhiên cồn isopropyl không có hiệu quả lắm khi dùng để diệt ruồi giấm (ruồi giấm thích hoa quả lên men, do đó chúng hầu như miễn nhiễm với cồn).
Dọn sạch các thứ hấp dẫn ruồi[sửa]
-
Lau
rửa
bếp
thật
sạch.
Loại
bỏ
mọi
nguồn
thức
ăn
thừa
hoặc
ngăn
chặn
đường
tiếp
cận
đến
thức
ăn
bỏ
đi.
Ruồi
sẽ
lảng
vảng
quanh
bếp
nếu
đánh
hơi
thấy
nguồn
thức
ăn,
do
đó
bạn
cần
cất
hoặc
đậy
kỹ
các
thức
ăn
như
bánh
ngọt,
hoa
quả
đã
cắt
gọt,
bất
cứ
thực
phẩm
nào
không
cần
dùng
ngay
để
chế
biến
món
ăn,
v.v…
- Rửa bát đĩa ngay sau khi sử dụng.
- Sau khi ăn, bỏ hết các mẩu vụn và thức ăn thừa vào thùng rác.
- Dạy con dọn rửa sau khi sử dụng nhà bếp để chế biến thức ăn hoặc ăn uống. Mọi nỗ lực của bạn có thể bị phá hỏng chỉ vì một người không biết giữ gìn nhà bếp sạch sẽ.
- Bỏ thức ăn hỏng vào nơi chứa phân trộn hữu cơ. Lũ ruồi có thể đẻ trứng vào hoa quả thối rữa.
- Đậy kín các thùng chứa phân trộn hữu cơ. Mọi mẩu vụn để ủ phân hữu cơ cần phải được đậy kỹ khi ở trong bếp. Đây là nguồn hấp dẫn chính của ruồi và có thể sinh ra giòi trong nhà nếu lũ ruồi tiếp cận được.
-
Cất
thức
ăn
của
thú
cưng.
Đậy
hoặc
cất
thức
ăn
của
thú
cưng
chưa
ăn
đến.
Thức
ăn
của
thú
cưng
sẽ
thu
hút
ruồi
khi
để
ở
ngoài.
Ngay
cả
thức
ăn
khô
cũng
hấp
dẫn
những
con
ruồi
đói
ngấu.
Luôn
giữ
sạch
bát
đựng
thức
ăn
của
thú
cưng;
chỉ
vài
mẩu
vụn
thức
ăn
cũng
đủ
để
mời
lũ
ruồi
ở
lại
trong
nhà.
- Khen ngợi chó hoặc mèo khi chúng ăn ruồi. Thú cưng có thể là nguồn hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát dịch hại nếu chúng có hứng thú!
-
Đậy
kín
mọi
thùng
rác.
Thùng
rác
ở
đây
bao
gồm
cả
thùng
vứt
tã
lót
em
bé.
Bất
cứ
thứ
gì
bốc
mùi
hôi
thối
đều
quyến
rũ
lũ
ruồi.
Đậy
kín
các
thùng
rác,
và
nếu
vẫn
thấy
bốc
mùi,
bạn
nên
đem
ra
ngoài
đổ
ngay.
- Giữ sạch các thùng rác bằng cách dọn rửa và sát trùng thường xuyên.
Che tối nhà[sửa]
Trước khi thử dùng các giải pháp gợi ý dưới đây, bạn hãy thử xem có thể xua lũ ruồi ra khỏi nhà bằng cách dụ chúng bay theo ánh sáng không.
- Che các cửa sổ. Kéo tất cả các loại rèm và mành cửa sổ xuống. Nếu có thể, bạn hãy đóng các cửa dẫn vào các phòng không có ruồi (trước tiên bạn cần đảm bảo các phòng đó không có ruồi).
- Chọn một lối ra cho ruồi. Đó sẽ là nơi chúng bắt đầu khởi hành. Chiếu ánh sáng vào nơi đó để dụ ruồi đi theo hướng bạn muốn, có thể là cửa trước hoặc cửa sau, hay một trong các cửa sổ.
- Đập ruồi theo hướng ra. Nếu lũ ruồi không chịu ra, bạn có thể đập khi chúng bay lởn vởn quanh vùng sáng. (Xem cách đập ruồi bên dưới).
Dùng giấm[sửa]
Xua đuổi ruồi với một số liệu pháp dùng giấm dưới đây.
- Đun sôi giấm mạch nha. Rót một lượng giấm mạch nha vừa đủ vào nồi hoặc chảo có đáy dày. Đun sôi lên và chờ cho ruồi bay đi. Nhược điểm ở đây là bạn phải canh chừng, vì giấm sẽ cháy và bốc mùi khét khi đun cạn. Vì vậy, bạn phải cẩn thận, hoặc dùng cách khác.
-
Làm
bẫy
ruồi
bằng
giấm.[1]
- Dùng lọ sạch đổ giấm táo đầy nửa lọ.
- Đục vài lỗ trên nắp lọ. Các lỗ phải đủ rộng để ruồi có thể chui lọt.
- Vặn nắp lọ.
- Đặt lọ ở nơi ruồi thường bay tới.
- Chờ cho ruồi bò vào trong lọ. Chúng không đủ thông minh để tìm cách bò ngược trở ra, và giấm táo sẽ xử lý lũ ruồi. Thường xuyên thay mới.
Dùng bình xịt hóa chất pyrethrum[sửa]
-
Mua
bình
xịt
hóa
chất
pyrethrum.
Tuân
thủ
hướng
dẫn
và
sử
dụng
đúng
theo
khuyến
cáo.
Một
số
sản
phẩm
được
xịt
vào
phòng
bằng
cách
xịt
từng
nhát
ngắn.
- Nhớ rằng dù được cho là hóa chất tự nhiên, pyrethrum vẫn là chất độc. Bạn cần cẩn thận và chỉ nên dùng hạn chế.
- Tự làm bình xịt pyrethrum. Thỉnh thoảng xịt vào cửa ra vào nếu phát hiện có ruồi lảng vảng xung quanh.
Dùng miếng dính ruồi tự tạo[sửa]
- Làm miếng dính để bẫy ruồi. Trộn 60 ml xi-rô vàng hoặc một loại xi-rô đường khác như xi-rô ngô với 60 ml đường. Món này phải ngọt để dụ lũ ruồi!
- Cắt nhiều mảnh bìa mỏng. Vỏ hộp bánh là lý tưởng nhất. Đục lỗ trên tấm bìa, xỏ dây qua và thắt nút lại thành một vòng dây để treo.
- Phết hỗn hợp đường và xi-rô lên tấm bìa. Phết hỗn hợp lên nhiều tấm bìa rời. Để cho khô.
- Treo ở nơi có nhiều ruồi bay tới. Chúng sẽ dính vào đó và bạn chỉ cần vứt bỏ những tấm bìa khi thấy “ngứa mắt” – một số người vứt đi ngay khi chỉ thấy một con ruồi, số khác thì chịu được đến 20 con!
Bắt ruồi bằng dây thừng[sửa]
Dây bắt ruồi có thể là một cách hiệu quả để xử lý lũ ruồi lởn vởn trong nhà.[2]
- Mua tinh dầu mastic. Đây là chất dính của một loại cây vùng Địa Trung Hải. Bạn cần thêm một mẩu nhựa cây, một ít dầu hướng dương, và tất nhiên là một đoạn dây dài khoảng 50 cm.
- Đun sôi nhựa cây trong nước. Cho lượng nước vừa đủ ngập miếng nhựa cây và đun sôi cho đến khi nhựa cây tan ra. Lấy ra và để nguội bớt.
- Thêm dầu hướng dương. Thêm một lượng dầu hướng dương bằng một nửa lượng hỗn hợp nhựa cây, sau đó thêm vài giọt dầu mastic.
- Nhúng sợi dây vào hỗn hợp. Ngâm khoảng một tiếng đồng hồ cho đến khi hỗn hợp thấm đẫm sợi dây.
- Lấy sợi dây ra. Treo trên trần nhà hoặc lối ra vào, nơi ruồi thường lui tới. Chúng sẽ bị thu hút và dính vào sợi dây. Thay sợi dây khác khi sợi cũ bắt đầu trông “gớm ghiếc”.
Dùng vỉ đập ruồi hoặc đèn bắt ruồi[sửa]
-
Mua
vỉ
đập
ruồi.
Làm
công
việc
mà
người
ta
đã
làm
từ
xưa
đến
nay
là:
gặp
ruồi
thì
đập.
Có
thể
bạn
cần
thực
hành
một
thời
gian,
nhưng
một
khi
bạn
đã
chơi
những
môn
thể
thao
dùng
vợt
rồi
thì
đây
chỉ
là
chuyện
nhỏ
(và
có
thể
cũng
là
cách
thực
hành
tốt
để
bắt
đầu
môn
tennis!)
Nếu
không
mua
vỉ
đập
ruồi,
bạn
cũng
có
thể
cuộn
một
tờ
báo
hoặc
cuốn
tạp
chí
và
đập
ruồi.
Gom
xác
ruồi
lại
và
vứt
bỏ.
Dùng
chổi
và
hót
rác
nhỏ
để
đưa
lũ
ruồi
chết
vào
thùng
rác.
Hoặc
bạn
cũng
có
thể
đi
găng
tay
dùng
một
lần
để
nhặt
xác
ruồi
và
vứt
cả
ruồi
lẫn
găng
tay
vào
thùng
rác.
Cách
xử
lý
sau
không
dùng
cho
người
khó
tính!
- Để khiến lũ ruồi choáng váng cho dễ đập, bạn có thể xịt thứ gì đó như keo xịt tóc, cồn xoa bóp hoặc hồ dính.[3]
- Dùng đèn bắt ruồi. Nếu bạn không ngại công nghệ cao và nhu cầu thay pin, một chiếc đèn bắt côn trùng có thể là câu trả lời tốt. Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Dọn dẹp xác ruồi tương tự như bước trên.
Ngăn không cho ruồi vào nhà[sửa]
-
Dùng
lưới
che
cửa
sổ
và
cửa
ra
vào.
Bạn
nên
gắn
lưới
vào
các
cửa
sổ
và
cửa
ra
vào
nếu
ruồi
thường
xuyên
quấy
nhiễu.
Lưới
có
tác
dụng
ngăn
ruồi
hiệu
quả
hơn
bình
xịt
ruồi,
bẫy
ruồi
và
những
thứ
tương
tự.
- Bảo dưỡng lưới. Sửa chữa ngay khi có lỗ thủng trên lưới. Các lỗ nhỏ sẽ chẳng mấy chốc to đủ để ruồi chui lọt và sẽ được tận dụng khi lũ ruồi phát hiện ra.
- Dùng màn cửa ngăn ruồi. Bạn vẫn thường thấy các dải nhựa nhiều màu treo trên cửa các cửa hàng bán thức ăn đem đi ở những nơi ruồi hoành hành. Màn cửa kiểu này khá lòe loẹt, vì vậy nếu bạn định sử dụng thì phải đảm bảo nó hợp với gu trang trí của bạn!
-
Bôi
chất
xua
đuổi
ruồi
lên
cửa
ra
vào
và
cửa
sổ.
Có
nhiều
thứ
bôi
lên
khu
vực
lối
vào
giúp
xua
đuổi
ruồi.
Phương
pháp
này
đòi
hỏi
phải
bôi
lại
thường
xuyên,
và
bạn
nên
bôi
thử
lên
những
chỗ
khuất
trước
để
đảm
bảo
các
chất
bạn
dùng
không
làm
hỏng
bề
mặt
đồ
đạc.
Bạn
cũng
nên
cân
nhắc
dùng
kết
hợp
phương
pháp
này
với
các
phương
pháp
khác
mô
tả
trong
bài
viết
này.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào giẻ lau. Lau lên cửa sổ và cửa ra vào nơi ruồi thường bay vào.[4]
- Bôi nước ép hành lên cửa ra vào. Đây là cách xua đuổi ruồi truyền thống từ xưa.[4] Tuy nhiên việc ép nước củ hành đòi hỏi nhiều công sức – bạn sẽ phải cắt hành, ép hành, lau nước mắt rồi bôi lên ô cửa!
Trồng cây xua đuổi ruồi[sửa]
-
Đặt
cây
xua
đuổi
ruồi
ở
cửa
ra
vào.
Một
số
cây
và
thảo
mộc
có
thể
xua
đuổi
ruồi
chỉ
bằng
cách
mọc
gần
cửa
ra
vào.
Bạc
hà
là
một
loại
cây
như
vậy.
Bạn
hãy
trồng
cây
trong
các
chậu
rộng
và
đặt
cạnh
cửa
trước
và
cửa
sau
để
làm
vật
cản
ruồi.[4]
Tuy
không
đảm
bảo
loại
trừ
ruồi
nhưng
ít
nhất
đây
cũng
là
một
cách
xua
đuổi
ruồi.
- Lá bạc hà nghiền đặt trên bàn làm bếp có thể giúp xua ruồi để chúng khỏi đậu vào nơi chuẩn bị thức ăn. Cây húng quế đang trồng cũng có thể đuổi chúng khỏi căn bếp.[5]
- Các loài cây khác có tác dụng tốt nếu được giã nhỏ bao gồm lá oải hương, cúc ngải, bạc hà hăng hoặc cửu lý hương cắm trong bình.[5] Dầu thầu dầu và cây cà chua cũng được cho là có tác dụng đuổi ruồi.[2] Cây ngải bụi, một nguồn cung cấp pyrethrum,[4] có thể dùng để xua đuổi ruồi. Cắm một bó ngải bụi vào bình hoa và để trong nhà. Cây ngải bụi có mùi hương rất dai, vì vậy bạn có thể để dành những cành lá khô.
-
Làm
các
túi
thơm
chống
ruồi.
Nếu
bạn
thích
kết
hợp
các
loại
hoa
cỏ
khô
thì
đây
có
thể
là
một
cách
hay
để
đuổi
ruồi,
miễn
là
chúng
được
thay
mới
thường
xuyên
trong
những
tháng
ấm
áp.[3]
- Trộn chung lá khuynh diệp, nguyệt quế và đinh hương.
- Cho hỗn hợp vào túi lưới và treo ở những nơi ruồi thường vo ve.
- Thỉnh thoảng nghiền lá cây trong túi lưới để tinh dầu tỏa ra.
- Vài tháng thay túi thơm một lần bằng hoa lá và gia vị mới.
- Dùng dầu oải hương để đuổi ruồi. Đun sôi ít nước. Đặt miếng bọt biển vào đĩa. Thêm vào 1 thìa cà phê dầu oải hương và 2 thìa canh nước sôi để làm ẩm bọt biển. Để có hiệu quả hơn, mỗi ngày rót một ít nước nóng vào đĩa và bổ sung thêm tinh dầu mỗi tuần một lần.[4]
Dùng máy hút bụi hút ruồi[sửa]
- Mua một máy hút bụi loại rẻ. Bạn có thể mua máy hút bụi trên eBay với giá 500 ngàn đến 800 ngàn đồng. Nên mua loại máy bắt đầu từ mức nhẹ nhất. Ống của máy hút bụi loại này thường bằng nhựa mỏng manh, nhưng như vậy nó sẽ không làm hại cửa sổ. Máy hút bụi có trọng lượng nhẹ sẽ dễ dùng hơn. Có thể bạn cần loại tự động cuốn dây điện để dễ cắm điện và rút điện. Nên chọn loại công suất cao.
- Săn ruồi vào sáng sớm hoặc tối muộn. Đây là giờ ruồi ngủ hoặc đang uể oải.
- Bật máy hút bụi. Đưa đầu ống hút về phía trước mặt con ruồi. Ruồi có thể nhìn được phía sau. Chúng nhạy cảm với vật đang chuyển động hơn các vật tĩnh, và chúng luôn bay tới trước.
- Di chuyển đầu máy hút bụi về phía con ruồi. Đến khi cách con ruồi khoảng 15 cm, bạn cần chú ý đưa đầu máy hút bụi thẳng về phía con ruồi, không lắc qua lắc lại. Như vậy con ruồi sẽ không nhận thấy đó là vật đang chuyển động. Từ từ tiến lại gần.
- Từ từ đưa đến gần hơn. Ở khoảng cách khoảng 5 cm - 8 cm, con ruồi sẽ bắt đầu khoan khoái tỉa tót trước luồng gió. Bộ não tí xíu của nó không thể cùng lúc vừa tập trung tỉa tót vừa thoát khỏi nguy hiểm.
- Hướng đầu máy hút bụi trên đầu con ruồi. Để ruồi tỉa tót khoảng 20 giây, sau đó đưa đầu máy hút bụi lại gần khoảng 4 cm. Thông thường con ruồi sẽ bị hút khỏi tường hoặc sẽ bay lên và lao thẳng vào đầu ống hút bụi.
- Đưa đầu máy hút bụi vòng quanh con ruồi nếu cần. Hoặc bạn có thể nhanh tay dùng đầu máy hút bụi xúc con ruồi. Khả năng bắt được là rất cao.
- Kỹ thuật này chỉ dùng ở trên bề mặt cứng. Nói chung, bạn không thể bắt được ruồi đang bay với kỹ thuật này. Tuy nhiên nếu bạn dùng đầu máy hút bụi quấy nhiễu con ruồi khoảng 1 phút, nó sẽ hết năng lượng và đậu lại trên tường hay các bề mặt khác, sau đó bạn có thể dùng kỹ thuật trên. Tuy nhiên ruồi sẽ rất nhanh chóng liên hệ tiếng ồn của động cơ với sự phiền nhiễu, do đó bạn đừng tắt máy và chỉ thực hiện việc này một đợt liên tục không nghỉ.
Dụ ruồi ra khỏi nhà[sửa]
-
Làm
sao
cho
nhà
của
bạn
kém
hấp
dẫn
lũ
ruồi.
Bạn
hãy
cố
gắng
khiến
lũ
ruồi
không
ưu
tiên
chọn
nhà
của
bạn
để
ghé
thăm.
Đặt
bẫy
ngoài
trời
và
cho
chúng
một
sân
chơi
với
bữa
đại
tiệc
bằng
xương
và
máu
động
vật
ngon
lành:
- Mua loại phân bón bằng máu khô và xương động vật ở vườn ươm hoặc cửa hàng bán đồ làm vườn.
- Đổ một ít vào túi nhựa có khóa kéo.
- Kéo khóa túi lại.
- Chọc vài lỗ nhỏ trên túi. Các lỗ này phải đủ lớn để cho ruồi có thể chui vào, nhưng không lớn quá.
- Treo túi lên cây – chọn cây tương đối xa nhà và các cửa ra vào mà bạn thường đi. Dưới tác động của thời tiết, túi phân bón sẽ thối rữa và trở thành niềm vui sướng của lũ ruồi xung quanh. Nếu may mắn, chúng sẽ ở đó thay vì vào trong nhà.
-
Lấp
kỹ
rác
rưởi
bên
ngoài.
Đừng
thu
hút
thêm
ruồi
đến
không
gian
nhà
bạn.
- Đậy kín bất cứ thứ gì đang thối rữa như phân trộn hữu cơ và các loại phân bón đang ủ khác.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu lũ ruồi bay vo ve xung quanh đầu khi bạn ngồi ăn tối hoặc xem tivi, bạn có thể cân nhắc chải vài giọt tea-tree lên tóc (nếu bạn không ngại mùi của nó). Cách này không những ngăn chặn lũ ruồi lao xuống tấn công mà còn có thể giúp bạn loại bỏ gàu, ve và chấy rận nữa! Tuy nhiên cách này chỉ thích hợp cho người lớn, vì có lo ngại rằng tea-tree không tốt cho trẻ em, mặc dù kết quả nghiên cứu còn có nhiều mâu thuẫn.
- Vài giọt dầu khuynh diệp nhỏ vào nước sôi có thể đuổi ruồi ra khỏi nhà.
- Bạn có thể gói đinh hương trong mảnh vải mỏng, buộc lại và treo trên chao đèn tỏa nhiệt. Mùi hương tỏa ra sẽ xua đuổi lũ ruồi – chúng không chịu được mùi đinh hương.
- Ruồi hoạt động mạnh nhất vào mùa hè hoặc khi trời ấm áp. Nơi lai vãng ưa thích của chúng là thức ăn và thùng rác. Điều này nói cho bạn biết thứ gì trong nhà cần kiểm soát.
- Người ta ghét ruồi vì chúng thường đậu ở những chỗ bẩn và ăn các thứ mà không ai muốn nghĩ đến như phân, vết thương và các thứ thối rữa. Nhưng trước khi hoàn toàn kết tội ruồi, bạn cũng nên nhớ là chúng cũng đậu trên hoa và cây cối; chúng thực sự là tác nhân thụ phấn cho nhiều loài thực vật, một số trong đó là mùa màng của con người. Không có gì tuyệt đối tốt hoặc xấu trong thế giới kiểm soát dịch hại!
- Nếu muốn ủ phân hữu cơ, bạn phải đảm bảo không để trong nhà. Nó sẽ mời gọi lũ ruồi ghé thăm.
Cảnh báo[sửa]
- Khi dùng hóa chất độc, bạn luôn phải đọc nhãn thuốc và làm theo hướng dẫn thật cẩn thận. Cân nhắc kỹ khi dùng bất cứ thứ gì mạnh hoặc chất độc – có nhiều các khác để xua đuổi ruồi mà không gây hại cho sức khỏe của bạn, của gia đình và thú cưng của bạn; những cách này cần được ưu tiên thử thực hiện trước. Ngoài ra, đừng quên rằng việc giữ nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ rác và thức ăn thừa là cách để giảm đáng kể khả năng lây truyền bệnh.
- Tránh dùng các sản phẩm hóa chất phun diệt côn trùng trong phòng ngủ của em bé, người già và người có hệ miễn dịch kém. Giữ an toàn bao giờ cũng tốt hơn là gây rủi ro mắc bệnh hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm căn bệnh của mọi người.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Vật chứa để nấu hoặc trộn
- Một số loại cây
- Giá treo hoặc nồi đựng chất xua đuổi ruồi
- Thuốc xịt/ bình xịt
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ L&K Designs, Vinegar: 1001 Practical Household Uses, p. 15, (2007), ISBN 978-1-84397-806-0
- ↑ 2,0 2,1 Reader's Digest, Hints and Tips from Times Past, p. 195, (2000 ), ISBN 0-276-42559-6
- ↑ 3,0 3,1 Household Hints for Dummies, p. 260, (1999 ) ISBN 0-7645-5141-8
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 Molly Dye's Survival Manual, p. 27, (1990s), ISBN 0-646-14456-1
- ↑ 5,0 5,1 AWW, The Household Manual: Essential Hints & Handy Tips, p. 88, (1990), ISBN 0-949892-79-3
- Wendyl Nissen, Shoo Fly, NZ Gardener, p. 105 - research source
- AWW, The Household Manual: Essential Hints & Handy Tips, p. 88, (1990), ISBN 0-949892-79-3 – research source
</ref> __SUMMARIZED_-