Mô hình cấu trúc năng lực
Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng những năng lực đó. Các năng lực còn là những đòi hỏi của các công việc, các nhiệm vụ, và các vai trò vị trí công việc. Vì vậy, các năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và những đòi hỏi của công việc. Từ hiểu biết về năng lực như vậy, ta có thể thấy các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng những mô hình năng lực khác nhau trong tiếp cận của mình:
Mục lục
Các mô hình[sửa]
(1) Mô hình dựa trên cơ sở tính cách và hành vi cá nhân của cá nhân theo đuổi cách xác định “con người cần phải như thế nào để thực hiện được các vai trò của mình”;
(2) Mô hình dựa trên cơ sở các kiến thức hiểu biết và các kỹ năng được đòi hỏi theo đuổi việc xác định “con người cần phải có những kiến thức và kỹ năng gì” để thực hiện tốt vai trò của mình;
(3) Mô hình dựa trên các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi việc xác định con người “cần phải đạt được những gì ở nơi làm việc”.
Các thành phần cấu trúc của năng lực[sửa]
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau.
Mô hình của các nhà sư phạm nghề Đức[sửa]
Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:
- Xem chi tiết: Mô hình năng lực theo các nhà sư phạm nghề Đức
Mô hình năng lực theo OECD[sửa]
Trong các chương trình dạy học hiện nay của các nước thuộc OECD, người ta cũng sử dụng mô hình năng lực đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.
Nhóm năng lực chung bao gồm:
- Khả năng hành động độc lập thành công;
- Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;
- Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất.
Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt.
Ví dụ nhóm năng lực chuyên môn trong môn Toán bao gồm các năng lực sau đây:
- Giải quyết các vấn đề toán học;
- Lập luận toán học;
- Mô hình hóa toán học;
- Giao tiếp toán học;
- Tranh luận về các nội dung toán học;
- Vận dụng các cách trình bày toán học;
- Sử dụng các ký hiệu, công thức, các yêu tố thuật toán.
Ở Việt Nam từ năm 2008 trong lĩnh vực dạy nghề đã tiến hành nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn năng lực nghề trên cơ sở phân tích nghề, từ đó đó thiết kế chương trình khung hoặc chương trình đào tạo chi tiết.
Chú thích[sửa]
- Các tiểu mục trong bài được thêm vào bởi thành viên Nguyễn Thế Phúc.
Nguồn[sửa]
- Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (Chuyên đề bồi dưỡng sư phạm), TS. Nguyễn Văn Tuấn - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, 2010