Muối (hóa học)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Calcium carbonate.jpg
Muối CaCO3 hay còn được gọi là đá vôi

Trong hóa học, muối là một khái niệm chung dùng để chỉ một hợp chất được tạo bởi phản ứng trung hòa của axít. Có 2 loại muối khác nhau: Muối trung hoà và muối axit. Muối có công thức hoá học gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (Na,Cu,Al,...) hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với một hay nhiều gốc axit (Cl-,SO42-,PO43-,...). Tuy vậy đó chỉ là với muối trung hoà, đối với muối axit trong hợp chất ngoài việc có cấu tạo trên, nó còn có một hoặc nhiều nguyên tử hidro.

Khi các muối hòa tan trong nước, chúng được gọi là chất điện phân, và có khả năng dẫn điện, một đặc điểm giống với các muối nóng chảy. Hỗn hợp của nhiều ion khác nhau ở dạng hòa tan trong tế bào chất của tế bào, trong máu, nước tiểu, nhựa cây nước khoáng — thường không tạo nên muối sau khi nước bốc hơi hết. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong chúng được tính theo lượng ion có mặt trong đó.

Tính chất[sửa]

Muối tác dụng với chỉ thị màu[sửa]

  • Đổi màu thành xanh
Khi một kim loại mạnh kết hợp với một gốc axit yếu thì dung dịch muối đó sẽ chuyển màu quỳ tím thành xanh
VD: Na2CO3, KBr,...
  • Đổi màu thành đỏ
Khi một kim loại yếu kết hợp với một gốc axit mạnh thì dung dịch muối đó sẽ chuyển màu quỳ tím thành đỏ
VD: AgNO3, PbSO4,...
  • Không đổi màu
Khi một kim loại mạnh kết hợp với một gốc axit mạnh thì dung dịch muối đó sẽ không đổi màu quỳ tím
VD: KNO3, NaCl,...

Muối tác dụng với các loại hợp chất[sửa]

  • Muối tác dụng với dung dịch axit: Muối khi tác dụng với axit sẽ cho ra muối mới và axit mới
Điều kiện: Cả axit và muối tham gia phải tan. Axit mới phải yếu hơn axit đã cho, nếu không thì muối mới phải kết tủa
VD: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 (kết tủa) + 2HCl
CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O [H2CO3 -> CO2 + H2O (tham khảo ở bài axit)]
  • Muối tác dụng với dung dịch bazơ: Muối khi tác dụng với bazơ sẽ cho ra muối mới và bazơ mới
Điều kiện: Cả bazơ và muối tham phải tan. Ít nhất một trong 2 muối mới và bazơ mới phải kết tủa
VD: Ca(OH)2 + Na2CO3 -> CaCO3 (kết tủa) + 2NaOH
Ngoại lệ: NH4Cl + NaOH -> NaCl + NH3 + H2O
  • Muối tác dụng với kim loại: Kim loại riêng lẻ sẽ đẩy kim loại trong muối ra ngoài
Điều kiện: Kim loại riêng lẻ phải đứng trước kim loại trong muối trong dãy điện hoá
VD: Mg + CuSO4 -> MgSO4 + Cu
  • Muối tác dụng với muối: Muối khi tác dụng với muối sẽ cho ra 2 muối mới
Điều kiện: Cả 2 muối tham gia phải tan. Ít nhất một trong 2 muối mới phải kết tủa
VD: BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4(kết tủa) + 2NaCl

Nhiệt phân muối[sửa]

Một vài loại muối khi nung nóng (nhiệt phân) sẽ cho ra các hợp chất khác nhau
  • Muối nitrat:
    • Của các kim loại kiềm (Li,Na,K,...): Cho ra muối nitric và oxi
VD: 2KNO3 -> 2KNO2 + O2
    • Của các kim loại từ Mg đến Cu trong dãy điện hoá (Mg,Al,Zn,Fe,Cu,...): Cho ra oxit bazơ, khí nitơ đioxit và oxi
VD: 2Cu(NO3)2 -> 2CuO + 4NO2 + O2
Lưu ý:4Fe(NO3)2 -> 2Fe2O3 + 8NO2 + O2 (Sau khi tạo ra sắt (II) oxit, nó tác dụng tiếp với oxi tạo sắt (III) oxit)
    • Của các kim loại đứng sau Cu (Ag,Hg,Au,...): Cho ra kim loại, khí nitơ đioxit và oxi
VD: 2AgNO3 -> 2Ag + 2NO2 + O2

Tính tan của muối[sửa]

Xem bài Bảng tính tan

Mùi vị[sửa]

Tuy nhiều người nghĩ rằng muối mặn nhưng thật ra muối có rất nhiều mùi vị
  1. Vị mặn: NaCl
  2. Vị ngọt: Pb(CH3COOH)2
  3. Vị chua: KC4H5O6
  4. Vị đắng: MgSO4
  5. Vị bùi: C5H8NNaO4

Màu sắc[sửa]

Tập tin:CopperSulphate.JPG
Dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh lam
  • Cu2+: màu xanh lam
  • Fe3+: màu vàng nâu
  • Ag+
-Cl-: màu trắng
-PO43-: màu vàng

Các muối tiêu biểu[sửa]

NaCl[sửa]

  • NaCl (hay còn được gọi là muối ăn) được dùng làm gia vị, điều chế các loại hoá chất như:
-Na (Natri) để điều chế NaOH,...
-NaOH (Natri hidroxit) để làm xà phòng,...
-Cl2 (Khí Clo) để lọc nước hồ bơi,...

CaCO3[sửa]

CaCO3 (đá vôi) được dùng để điều chế vôi sống, là thành phần chính của đá phấn

KNO3[sửa]

KNO3 dùng để làm phân bón

NaHCO3[sửa]

NaHCO3 (bột nở)được dùng trong thực phẩm

Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây