Axít

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Zn reaction with HCl.JPG
Kẽm, một kim loại điển hình, đang phản ứng với axit clohydric, một axit điển hình

Axít (bắt nguồn từ tiếng Pháp: acide)[1] là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và có vị chua, thông thường biểu diễn dưới dạng công thức tổng quát HxAy.Từ "acide" trong tiếng Pháp bắt nguồn từ từ tiếng Latin acidus/acēre, có nghĩa là chua.[2]

Thông thường, axít là bất kỳ chất nào tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7 khi nó hòa tan trong nước. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh. Các chất có đặc tính giống axit được gọi là có tính axit.

Về mặt khoa học, axít là các phân tử hay ion có khả năng nhường prôton (ion H+) cho bazơ, hay nhận (các) cặp điện tử không chia từ bazơ. Phản ứng giữa axít và bazơ được gọi là phản ứng trung hòa, sản phẩm của phản ứng này là muối nước.

Tính chất chung[sửa]

Tính chất vật lí[sửa]

  • Vị giác: có vị chua khi hòa tan trong nước
  • Xúc giác: có cảm giác nhói đau (với các axít mạnh).
  • Độ dẫn điện: Là các chất điện li nên có khả năng dẫn điện.

Tính chất hóa học[sửa]

Ví dụ:
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
  • Tác dụng với bazơ (tạo thành muối và nước)
Ví dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + H2O
  • Tác dụng với oxit bazơ (tạo thành muối và nước)
Ví dụ:
CuO + 2HCl CuCl2+ H2O
  • Tác dụng với muối (tạo axit mới và muối mới)
Ví dụ:
H2SO4 + ZnCl2 ZnSO4 + 2HCl

Tính điện li[sửa]

Trong nước phản ứng sau diễn ra giữa axít (HA) và nước, là chất đóng vai trò của một bazơ:

HA+H_{{2}}O\rightleftharpoons A^{{-}}+H_{{3}}O^{{+}}

Hằng số axít (hay hằng số phân li của axít) là hằng số cân bằng cho phản ứng của AH với nước:

K_{a}={[A^{-}]\cdot [{\mbox{H}}_{3}{\mbox{O}}^{+}] \over [HA]}

Các axít mạnh có giá trị Ka lớn (có nghĩa là cân bằng của phản ứng nghiêng về bên phải, có rất nhiều ion H3O+ tồn tại; axít gần như điện ly hoàn toàn). Ví dụ, giá trị của Ka đối với axít clohiđric (HCl) là 107.

Các axít yếu có giá trị Ka nhỏ (có nghĩa là ở mức cân bằng thì có một lượng đáng kể của AH và A- tồn tại cùng nhau trong dung dịch; các ion H3O+ tồn tại ở mức vừa phải; axít chỉ điện ly một phần). Ví dụ, giá trị của Ka cho axít axêtic là 1,8 x 10−5.

Các axít mạnh bao gồm các axít của các halôgen như HCl, HBr, và HI. (Tuy nhiên, axít flohiđric (HF) lại tương đối yếu.) Các axít chứa ôxy, có xu hướng với các nguyên tử trung tâm ở các trạng thái ôxi hóa cao, được bao quanh bởi ôxy, cũng là các axít mạnh chẳng hạn HNO3, H2SO4, HClO4. Phần lớn các axít hữu cơ là axít yếu.

Chú ý:

  • Thuật ngữ "ion hiđrô" và "prôton" được sử dụng tương đương; cả hai đều chỉ tới H+.
  • Trong các phản ứng hóa học H+ thông thường được viết tuy rằng trong nước nó thực sự là H3O+.
  • Cường độ axít được đo bằng giá trị Ka của nó. Độ pH đo xem có bao nhiêu ion hiđrô tồn tại, điều này phụ thuộc vào dạng axít (bazơ) và phụ thuộc vào lượng của nó trong dung dịch.
  • Cường độ axít được định nghĩa bằng pKa= - log(Ka).

Phản ứng trung hòa[sửa]

Phản ứng trung hòa là phản ứng hóa học giữa axít và bazơ. Sản phẩm tạo thành là muối và nước. Vì thế nó còn được gọi là phản ứng tạo nước. Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Dạng phản ứng này tạo thành nền tảng của các phương pháp thử chuẩn độ để phân tích axít, trong đó các chất chỉ thị độ pH chỉ ra điểm trung hòa.

Bậc điện li axít[sửa]

Một số phân tử axít có thể cung cấp nhiều hơn một ion H+ (prôton). Các axít mà chỉ có thể cho một ion H+ trên một phân tử được gọi là axít mônôprôton, các phân tử axít nào mà có thể cung cấp hai ion H+ axít điprôton, các phân tử axít nào có thể cho ba ion H+ axít triprôton, v.v. Một axít mônôprôton chỉ có một nấc điện li (đôi khi gọi là ion hóa) như sau và đơn giản chỉ có một hằng số điện li:

HA+H_{{2}}O\rightleftharpoons A^{{-}}+H_{{3}}O^{{+}}              Ka

Một axít điprôton (được ký hiệu tượng trưng là AH2) có thể có một hoặc hai nấc điện ly phụ thuộc vào các điều kiện môi trường (tức pH). Mỗi nấc điện li có hằng số điện li riêng, là Ka1 và Ka2.

H_{{2}}A+H_{{2}}O\rightleftharpoons HA^{{-}}+H_{{3}}O^{{+}}        Ka1
HA^{{-}}+H_{{2}}O\rightleftharpoons A^{{2-}}+H_{{3}}O^{{+}}         Ka2

Thông thường hằng số điện li thứ nhất lớn hơn so với hằng số điện li thứ hai; hay Ka1 > Ka2. Ví dụ, axít sulfuric (H2SO4) có thể cho một ion H+ để tạo ra một anion bisulfat (HSO4-), với hệ số Ka1 là rất lớn; sau đó nó có thể cho tiếp ion H+ thứ hai để tạo ra anion sulfat (SO4−2) trong đó Ka2 là có giá trị trung bình. Giá trị lớn của Ka1 cho nấc điện li thứ nhất làm cho sulfuric là một axít mạnh. Tương tự, axít yếu và không ổn định như axít cacbonic (H2CO3) có thể mất một ion H+ để tạo ra anion bicacbonat (HCO3-) và mất tiếp ion H+ thứ hai để tạo ra anion cacbonat (CO32-). Cả hai giá trị Ka đều nhỏ, nhưng Ka1 > Ka2.

Tương tự, một axít triprôton (H3A) có thể có 1, 2, 3 nấc điện li và có ba hằng số điện li, trong đó Ka1 > Ka2 > Ka3.

H_{{3}}A+H_{{2}}O\rightleftharpoons H_{{2}}A^{{-}}+H_{{3}}O^{{+}}            Ka1
H_{{2}}A^{{-}}+H_{{2}}O\rightleftharpoons HA^{{2-}}+H_{{3}}O^{{+}}         Ka2
HA^{{2-}}+H_{{2}}O\rightleftharpoons A^{{3-}}+H_{{3}}O^{{+}}             Ka3

Một ví dụ của axít triprôton vô cơ là axít octhophốtphoric(H3PO4), thông thường gọi là axít phốtphoric. Ba nguyên tử H của nó có thể kế tiếp nhau mất đi như là ion H+ (hay H3O+ trong nước) để sinh ra H2PO4-, sau đó là HPO42−, và cuối cùng là PO43−, ion octhophốtphat mang điện tích -3, thông thường gọi là phốtphat. Ví dụ của axít triprôton hữu cơ là axít xitric, nó cũng có thể kế tiếp nhau mất ba ion H+ để cuối cùng tạo ra ion citrat mang điện tích -3. Mặc dù vị trí của cả ba nguyên tử H trong phân tử gốc có thể là tương đương, nhưng các giá trị Ka kế tiếp nhau sẽ giảm dần do về mặt năng lượng, nó càng khó mất ion H+ hơn nếu ion mang điện tích âm cao dần lên và thường giảm khoảng 1000 lần qua mỗi bậc.

Các định nghĩa khác[sửa]

Từ axít có nguồn gốc từ tiếng Latinh acidus có nghĩa là "chua". Trong hóa học thuật ngữ axít có nhiều nghĩa khác biệt. Mỗi định nghĩa được áp dụng hiệu quả trong một phạm vi xác định

Nhà hóa học người Thụy Điển Svante Arrhenius định nghĩa axít, theo thuyết điện li, là chất cho các ion (H+) khi hòa tan trong nước (sản phẩm của dung dịch, H2O + H+, gọi là ion hiđrôni, H3O+) và anion gốc axit; bazơ là chất cho các ion hiđrôxít (OH-). Định nghĩa này giới hạn axít và bazơ chỉ là những chất có thể hòa tan trong nước. Sau này, Brønsted Lowry định nghĩa axít là chất cung cấp prôton và bazơ là chất nhận prôton. Theo định nghĩa này thì các chất mặc dù có thể không hòa tan trong nước, nhưng cũng có thể là axít hay bazơ. Định nghĩa chung nhất của axít và bazơ là định nghĩa Lewis, được đưa ra bởi nhà hóa học người Mỹ Gilbert N. Lewis. Thuyết Lewis định nghĩa "Axít Lewis" như là chất nhận cặp điện tử và "Bazơ Lewis" như là chất cho cặp điện tử. Theo định nghĩa này thì các chất không chứa một nguyên tử hiđrô nào, chẳng hạn như clorua sắt(III) cũng là một axít. Phản ứng axit-bazơ.khác với phản ứng oxi hóa − khử ở chỗ không xảy ra sự thay đổi số õxi hóa. Định nghĩa Lewis có thể giải thích với thuyết quỹ đạo phân tử. Nói chung, axít có thể nhận cặp điện tử vào trong quỹ đạo rỗng thấp nhất (LUMO) từ quỹ đạo chiếm cao nhất (HOMO) của bazơ. Điều này có nghĩa là HOMO từ bazơ và LUMO từ axít tổ hợp thành quỹ đạo phân tử liên kết.

Định nghĩa Brønsted-Lowry, trong đó axít được coi như chất cho proton, là khiếm khuyết trong nhiều trường hợp. Trong trường hợp này, proton (H+) là axít thực sự và độ axít của hợp chất cấp proton, chẳng hạn như axít hữu cơ, được xác định bởi độ ổn định của nó khi nó cho các proton vào dung dịch mà nó được hòa tan. Vì thế nếu axít hữu cơ ưa cho proton đi, nó sẽ có độ axít cao vì nó cấp các proton với các quỹ đạo phân tử rỗng vào dung dịch. Điều này giải thích tại sao các axít hữu cơ chẳng hạn như các axít cacboxylic hoạt động. Ở đây Định nghĩa Brønsted có tính định lượng cao nhất được sử dụng chủ yếu cho phản ứng trung hòa và phản ứng thuỷ phân trong môi trường nước; Định nghĩa Lewis được sử dụng cho phản ứng tạo phức còn Định nghĩa Ubanovich được sử dụng chủ yếu cho phản ứng pha rắn.

Chỉ số axít[sửa]

Chỉ số này được sử dụng để định lượng số lượng axít tồn tại, chẳng hạn như trong dầu điêzen sinh học. Nó là lượng bazơ, biểu diễn theo lượng miligam hiđrôxít kali (KOH), cần phải có để trung hòa các thành phần axít trong 1 g mẫu thử.

AN = (Veq - beq) × N × 56,1 / Wdầu.

Veq là lượng chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi một mẫu dầu mỏ và 1 ml (spiking solution??) ở điểm tương đương, và beq là lượng chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 1 ml (spiking solution??) ở điểm tương đương.

Nồng độ phân tử gam của chất thử chuẩn (N) được tính như sau:

N = 1000 × WKHP / (204,23 × Veq).

Trong đó, WKHP là lượng (g) của KHP trong 50 ml dung dịch KHP tiêu chuẩn, và Veq là lượng của chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 50ml dung dịch KHP tiêu chuẩn ở điểm tương đương.

Chỉ số axít (mg KOH/g dầu) cho dầu điêzen sinh học được ưa chuộng phải thấp hơn 3.

Tên gọi[sửa]

Các axít được đặt tên phù hợp với aion của chúng. Phần cuối của ion bị bỏ đi và thay thế với các hậu tố mới theo bảng dưới đây.

Phần cuối anion Hậu tố axít
at axít+ ic
it axít + ơ
ua axít + hiđric

Ví dụ:

  • sulfat --> axít sulfuric
  • sulfit --> axít sulfurơ
  • sulfua --> axít sulfuhiđric
  • peclorat --> axít pecloric
  • clorua --> axít clohiđric

a) Axit không có oxi[3]

Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.

Vd: HCl: axit clohiđric; H2S: axit sunfuhiđric

Gốc axit tương ứng là: -Cl: clorua; =S: sùnfua.

b) Axit có oxi[4]

-Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên của phi kim + ic.

Vd:HNO3: axit nitric; H2SO4: axit sunfuric; H3PO4: axit photphoric

- NO3 : nitrat; = SO4: sunfat; = PO4: photphat.

-Axit có ít nguyên tử oxi:[4]

Tên axit: axit + tên phi kim + ơ.

Vd: H2SO3: axit sunfurơ

= SO3: sunfit.

Các axít thông dụng[sửa]

Axit được phân thành 2 loại lớn có cấu tạo phân tử rất khác nhau: axit hữu cơ axit vô cơ.

Axít vô cơ mạnh[sửa]

Axít vô cơ yếu hay trung bình[sửa]

Axít hữu cơ yếu[sửa]

Axít trong chế biến thực phẩm[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Yoonjung Kang, Andrea Hòa Phạm, Benjamin Storme. French loanwords in Vietnamese: the role of input language phonotactics and contrast in loanword adaptation. Trang 7.
  2. Merriam-Webster's Online Dictionary: acid
  3. Sgk hóa học lớp 8 (tr.126)
  4. 4,0 4,1 Sgk hóa học lớp 8 (tr.127)
  5. [Axit flohydric “HF”].


Liên kết ngoài[sửa]

Hóa học
Hóa vô cơ Hóa hữu cơ Hóa dược Điện hóa Hóa phân tích Hóa học lượng tử Hóa lý Hóa keo Hóa sinh Hóa polyme Quang hóa học Tinh thể học Hóa dầu Dược phẩm Hóa hạt nhân Hóa lý thuyết Hóa môi trường Hóa vũ trụ Hóa thực phẩm Hóa nhiệt Hóa từ Hóa tin học Hóa siêu phân tử Khoa học vật liệu

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.