Hóa vô cơ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hóa vô cơ hay hóa học vô cơ là một ngành hóa học nghiên cứu việc tổng hợp và ứng xử của các hợp chất vô cơ và hữu cơ kim loại. Lĩnh vực này bao gồm tất cả các hợp chất hóa học trừ các hợp chất hữu cơ là đối tượng của hóa hữu cơ.

Phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ[sửa]

Có thể chia các phản ứng hóa học trong hóa vô cơ thành hai loại là phản ứng không có sự thay đổi số ôxy hóa và phản ứng có sự thay đổi số ôxy hóa.

Phản ứng không thay đổi số ôxy hoá[sửa]

  • Phản ứng hóa hợp là phản ứng tạo thành một chất mới từ hai chất khác nhau. Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3
  • Phản ứng phân hủy là trong đó 1 chất bị phân tích thành 2 hay nhiều chất khác nhau. Ví dụ: CaCO3 → CaO + CO2
  • Phản ứng thế là phản ứng giữa một kim loại mạnh với một muối của kim loại yếu hơn, trong đó nguyên tử kim loại mạnh này thay thế kim loại yếu. Ví dụ: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
  • Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện ly là phản ứng giữa các ion dương (cation) với các ion âm (anion) tạo thành các chất kết tủa, chất dễ bay hơi và các chất điện ly yếu. Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl

Phản ứng trao đổi bao gồm các phản ứng sau:

  1. Phản ứng trung hòa giữa axit và bazơ. Ví dụ: NaOH + HCl = NaCl + H2O
  2. Phản ứng thủy phân là phản ứng của một muối (trong thành phần có gốc axit yếu hay bazơ yếu) với nước trong đó gốc axit yếu kết hợp với ion H+ tạo thành axit yếu này và gốc bazơ yếu kết hợp với ion OH- tạo thành bazơ yếu này.

Phản ứng có thay đổi số ôxy hoá[sửa]

Ví dụ 1: 2 H2 + O2 → 2H2O

Ví dụ 2: Fe + 6 HNO3 → Fe(NO3)3 + 3 H2O + 3 NO2

Các nhánh của hóa vô cơ[sửa]

Các nhánh chính của hóa vô cơ bao gồm:

Xem thêm[sửa]


Hóa học
Hóa vô cơ Hóa hữu cơ Hóa dược Điện hóa Hóa phân tích Hóa học lượng tử Hóa lý Hóa keo Hóa sinh Hóa polyme Quang hóa học Tinh thể học Hóa dầu Dược phẩm Hóa hạt nhân Hóa lý thuyết Hóa môi trường Hóa vũ trụ Hóa thực phẩm Hóa nhiệt Hóa từ Hóa tin học Hóa siêu phân tử Khoa học vật liệu


Tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây