
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Mục lục
[ẩn]
Năng lực chung[sửa]
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp, năng lực vận động…. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.
Có 8 năng lực sau đây được khá nhiều nước[1] đề xuất/lựa chọn:
- Tư duy phê phán, tư duy logic
- Sáng tạo, tự chủ
- Giải quyết vấn đề
- Làm việc nhóm - quan hệ với người khác
- Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ
- Tính toán, ứng dụng số
- Đọc - viết (literacy)
- Công nghệ thông tin- truyền thông (ICT)
Năng lực chuyên biệt[sửa]
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hõn của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao...
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt[sửa]
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt đều được hình thành và phát triển thông qua các môn học, hoạt động giáo dục; năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu, vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy học, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung.
Chú thích[sửa]
- Nhảy lên ↑ Nguyễn Thế Phúc: "Khá nhiều nước" là những nước nào? Chỗ này nhóm biên soạn mà có dẫn nguồn thì người đọc sẽ có thêm nhiều thông tin liên quan hơn.

Nguồn[sửa]
- Tài liệu tập huấn Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông; môn Sinh học; Vụ Giáo dục trung học; 2014