Ngừng co giật mí mắt

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn Co Giật Mí Mắt)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tật giật mí mắt có thể khiến bạn lúng túng, cảm thấy bất tiện và hết sức khó chịu. Nếu bạn chưa từng trải qua, bạn có thể thấy tật này đáng sợ. Giật mí là sự co cơ không có chủ ý, có thể có nhiều nguyên nhân như mỏi mắt, khô mắt, sử dụng quá nhiều chất kích thích (như cà phê hay thuốc), mất nước, hoặc uống quá nhiều rượu, nhưng nguyên nhân chính là do mệt mỏi, căng thẳng. Bất kể là vì nguyên nhân gì, đừng lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một vài cách có thể giúp ngăn chặn tình trạng này.

Các bước[sửa]

Ngừng Co Giật Mí Mắt[sửa]

  1. Đầu tiên hãy thử chớp mắt. Nhắm mắt lại càng chặt càng tốt. Sau đó mở to mắt tới mức đối đa. Tiếp tục chớp mắt như thế cho đến khi bạn bắt đầu chảy nước mắt.[1] Hãy ngừng chớp mắt lập tức nếu mắt bị đau hoặc nếu tình trạng co giật trở nên trầm trọng hơn.
    • Chớp mắt nhanh và liên tục sẽ giúp màng nước mắt nhanh chóng lan đều. Bằng cách này, mắt sẽ được dưỡng ẩm, cơ mắt cũng như cơ mặt được giãn ra, tăng sự lưu thông dịch, nhờ vậy có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  2. Thư giãn đôi mắt bằng cách mát xa. Xoa nhẹ mí mắt dưới của bạn theo chuyển động tròn bằng ngón tay giữa. Mát xa mí mắt bị co giật trong khoảng ba mươi giây. Để phòng tránh bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, việc đầu tiên bạn nên làm là rửa mặt và tay thật sạch.[2]
    • Phương pháp này đã cho thấy bằng thực nghiệm rằng sự lưu thông được tăng lên kèm theo việc giúp kích thích và tăng cường các cơ.[2]
  3. Chớp mắt ba mươi giây. Hãy cố gắng chớp mắt trong 30 giây một cách nhẹ nhàng với tốc độ thích hợp. Hãy tưởng tượng lông mi của bạn là đôi cánh bướm. Quá trình chớp mắt cực kỳ quan trọng với đôi mắt của bạn bởi nó giúp thư giãn hầu hết các cơ mắt, bôi trơn và làm sạch nhãn cầu, đồng thời có thể giúp ngăn chặn sự co giật.[3] Bạn cần dừng chớp mắt ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau hoặc nếu tình trạng co giật trở nên trầm trọng hơn.
  4. Khép mí mắt xuống một nửa. Bạn sẽ thấy mí mắt trên co giật không ngừng. Hãy cố gắng giữ cho mi mắt ngừng rung.
    • Bằng cách nheo mắt và giúp tăng tối đa thị lực, bạn có thể giúp mắt bớt căng thẳng. Điều này có thể giúp ngăn chặn co giật do mắt mệt mỏi.[4][5]
  5. Vận động mắt bằng cách nhắm nghiền mắt hoàn toàn trong một phút. Trong thời gian đó, hãy cố gắng nhắm thật chặt mắt rồi từ từ thả lỏng nhưng không mở mắt. Lặp lại động tác này ba lần trước khi mở mắt.
    • Bài tập này có thể giúp tăng cường độ ẩm bằng cách tăng tiết nước mắt. Ngoài việc giúp ngăn co giật, bạn có thể sử dụng để “tập thể dục” cho mắt, giữ cho cơ mắt được khỏe mạnh.[6]
  6. Tự bấm huyệt. Xác định vị trí các điểm bấm huyệt xung quanh mắt như hình trên. Mát-xa mỗi điểm nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong vòng 5-10 giây trước khi chuyển đến huyệt tiếp theo. Hãy bắt đầu lại từ huyệt đầu tiên sau một lượt mát-xa. Lặp lại trong khoảng hai phút.[7]
    • Một cách bấm huyệt tương tự khác là đặt ngón trỏ và ngón giữa lên trên lông mày của bạn. Ấn nhẹ và xoay chúng theo viền xương hốc mắt trong năm phút.[8]
    • Phương pháp bấm huyệt này giúp ngăn co giật mắt bằng cách tăng lưu thông mắt, trong khi đó, khép mí mắt cho phép màng nước mắt làm ẩm mắt.
    • Để tránh bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, bạn nên rửa tay và mặt thật sạch trước khi mát-xa.
  7. Thử dùng kỹ thuật chữa bệnh bằng nước (thủy liệu pháp). Hãy nhắm mắt rồi luân phiên táp nước lạnh và nước ấm lên vùng mắt. Nước lạnh giúp co mạch máu trong khi nước ấm giúp làm các mạch này giãn ra.[9] Quá trình này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn cũng như lưu lượng máu dẫn đến mắt, do đó có thể giúp ngăn co giật.
    • Bạn cũng có thể đặt một cục đá lạnh lên trên mi mắt trước khi táp nước ấm lên mặt thay cho việc táp luân phiên giữa nước ấm và nước lạnh. Lặp lại quá trình này 7-8 lần.[10]

Các Nguyên nhân Có thể Xảy ra[sửa]

  1. Hạn chế cafein và các chất kích thích khác. Việc sử dụng quá nhiều cà phê, soda hay thuốc kích thích có thể dẫn tới chứng co giật mắt. [11][12] Hãy cố gắng cắt giảm lượng chất kích thích bạn vẫn dùng. Nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng của bất cứ thuốc theo đơn nào..
  2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Mất nước có thể gây ra co giật mắt. Hãy thử uống nước nhiều hơn. Bạn có thể tự đặt ra mục tiêu là phải uống 8-10 ly nước mỗi ngày.
  3. Ngủ nhiều hơn. Mệt mỏi nói chung có thể gây ra tình trạng mắt bị khô, mệt mỏi và dẫn đến việc bị co giật mắt một cách thường xuyên hơn.[11][12] Hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng màn hình điện tử như TV, thiết bị di động, và màn hình máy tính trước khi ngủ.
  4. Đi khám mắt. Một trong các triệu chứng sau đây đều có thể cho thấy rằng bạn đang gặp tình trạng nghiêm trọng hơn và cần tới gặp chuyên gia về mắt:[11][13]
    • Co giật kéo dài hơn một tuần
    • Co giật khiến một mí hoàn toàn bị nhắm lại
    • Co giật có liên quan đến các cơ mặt khác
    • Da bị đỏ, sưng, hoặc chảy mủ từ một mắt
    • Một mí mắt trên trĩu xuống
    • Co giật mắt đi kèm với đau đầu hoặc nhìn thấy ảo ảnh
    • Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng các triệu chứng trên gây ra bởi rối loạn não hay rối loạn dây thần kinh (như bệnh Parkinson, hội chứng Tourette), bác sĩ sẽ kiểm tra thêm các dấu hiệu thông thường khác. Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia khác nếu cần thiết.
    • Hãy nhớ đưa ra thông tin về các sản phẩm bổ sung, thuốc, chế độ tập thể dục, và chế độ ăn uống hiện tại của bạn khi bạn tới gặp bác sĩ.
  5. Thảo luận về các sản phẩm bổ sung. Bác sĩ có thể chạy thử nghiệm để đo lượng vitamin, khoáng chất và các chất điện giải có trong cơ bạn bởi những thiếu hụt nhất định (như thiếu canxi) có thể gây ra co giật mắt. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể kê cho bạn một toa thuốc đơn giản mà bạn có thể mua tại các nhà thuốc để bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt.
  6. Thảo luận về các phương pháp điều trị. Nếu bạn bị co giật mắt thường xuyên nhưng lành tính, bác sĩ có thể đưa ra một số phương án điều trị. Chất Botulinum toxin (Botox ™ hoặc Xeomin) thường hay được các bác sĩ khuyên dùng.[14][11] Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc như Clonazepam, Lorazepam, trihexyphenidyl, hoặc một vài thuốc giãn cơ khác.[11]
    • Nếu các phương pháp điều trị khác không có tác dụng, bác sĩ cũng có thể đưa ra phướng án phẫu thuật. Khoảng 75-85% bệnh nhân bị co giật mắt lành tính đều khỏi nhờ thủ thuật cắt bỏ u cơ (myectomy). Đối với phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một số các cơ và dây thần kinh ở mí mắt bị ảnh hưởng.[11] Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị phổ biến, thông thường chỉ cần tiêm chất botulinum toxin là đủ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây