Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngăn ngừa rụng tóc
Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn ngừa Rụng Tóc)
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây rụng tóc, trong đó bao gồm chế độ dinh dưỡng kém, thiếu hụt khoáng chất, dùng thuốc, stress hoặc ốm nặng, tình trạng ô nhiễm và gien di truyền. Có đến một phần ba dân số mắc chứng rụng tóc, và trong đó là hàng ngàn phụ nữ.[1] Không có gì đảm bảo rằng bạn có thể ngăn ngừa chứng rụng tóc thường được định sẵn do gien di truyền hoặc do những yếu tố vượt khỏi vòng kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể làm điều tốt nhất để giúp tóc khỏe đẹp và không sớm ra đi.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tránh Làm Tổn thương Tóc[sửa]
-
Hạn
chế
dùng
máy
sấy
tóc.
Sức
nóng
làm
yếu
protein
trong
tóc.
Việc
liên
tục
dùng
nhiệt
làm
khô
tóc
có
thể
dẫn
đến
tóc
giòn,
yếu
và
dễ
rụng
mà
có
lẽ
không
xảy
ra
nếu
không
dùng
máy
sấy
tóc.[2]
Để
khô
tự
nhiên
là
tốt
nhất
cho
tóc,
do
đó
bạn
nên
cố
gắng
làm
thế
hơn
là
dùng
nhiệt
để
làm
khô
tóc.
- Các máy làm nóng tóc khác như máy uốn nóng, lược điện và máy duỗi tóc cũng có tác động tương tự.
- Nếu phải dùng các dụng cụ nhiệt, bạn nhớ cẩn thận, vì da đầu liên tục bị đốt nóng có thể làm tổn hại vĩnh viễn nang tóc![2]
- Tránh uốn, duỗi tóc. Uốn tóc và duỗi tóc bằng hóa chất đều có thể làm tổn thương tóc. Hoạt động của quá trình uốn duỗi tóc là bẻ gãy các liên kết bên trong tóc và sau đó định hình tóc theo cách khác để duỗi thẳng hoặc uốn quăn. Quá trình này làm yếu tóc, khiến tóc xỉn màu, khô và giòn.[3] Qua thời gian, tóc khô và giòn có thể góp phần làm rụng tóc.
- Bớt nhuộm tóc bằng hóa chất. Việc thường xuyên sử dụng hóa chất nhuộm tóc làm tăng nguy cơ tóc bị tổn thương nghiêm trọng. Không bao giờ nên nhuộm tóc nhiều hơn bốn đến sáu tuần một lần.[4] Khi tóc bắt đầu bạc, bạn cứ để tóc chuyển màu muối tiêu hơn là nhuộm. Như vậy tốt cho tóc của bạn hơn.
- Không tẩy tóc. Quá trình tẩy tóc là làm mất đi sắc tố tự nhiên của tóc khi các hóa chất xâm nhập vào bên trong biểu bì tóc. Quá trình này làm thay đổi cấu trúc của tóc và khiến tóc dễ bị thương tổn. Khi tẩy tóc là bạn đang làm cho tóc yếu đi, do đó tẩy tóc kèm với sấy khô và tạo kiểu có thể thực sự làm hại tóc.[3]
-
Không
kéo
tóc
quá
căng.
Một
số
kiểu
tóc
đòi
hỏi
phải
kéo
căng
và
dây
thun
hay
cặp
tóc
có
thể
là
nguyên
nhân
gây
rụng
tóc
nếu
sử
dụng
hàng
ngày.
Ví
dụ
những
kiểu
như
buộc
đuôi
ngựa
chặt,
tết
tóc
chặt,
tết
bím
nhỏ
kiểu
châu
Phi,
tết
tóc
đuôi
sam
có
thể
khiến
tóc
rụng
nếu
bạn
thực
hiện
hàng
ngày.[2]
Cuốn
tóc
chặt,
nhất
là
cuốn
bằng
lô
cuốn
tóc
nóng
cũng
có
thể
gây
rụng
tóc.[2]
- "Traction alopecia" là thuật ngữ chỉ tình trạng rụng tóc do tạo kiểu quá chặt. Tình trạng này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được, vì nguyên nhân gây ra ở ngay trong đó![5]
Tích cực Chăm sóc Tóc[sửa]
- Gội đầu với dầu gội nhẹ dịu. Tình trạng tóc rụng có thể ngăn ngừa được nhờ gội đầu, vì gội đầu làm sạch tóc và da đầu (ngăn nguy cơ nhiễm trùng có thể gây rụng tóc). Không nên gội mỗi ngày, vì dầu gội có thể lấy đi chất dầu tự nhiên của tóc – tốt nhất là nên gội cách ngày. Khi dùng dầu gội nhẹ dịu, mái tóc sạch trông sẽ dày bồng bềnh hơn mái tóc bẩn, vì tóc bẩn thường bết dính hơn.[6]
-
Chọn
loại
dầu
gội
đầu
phù
hợp
với
loại
tóc
của
bạn.
Dầu
gội
tốt
giúp
bạn
có
mái
tóc
khỏe,
vì
vậy
bạn
hãy
dành
thời
gian
tìm
loại
dầu
phù
hợp
với
loại
tóc
của
mình.[7]
Hãy
cân
nhắc
xem
tóc
của
bạn
thuộc
loại
tóc
mềm,
tóc
khô,
tóc
dầu
hay
tóc
thường
và
thử
vài
loại
dầu
gội
để
tìm
ra
loại
có
hiệu
quả
nhất.
Nếu
tóc
có
gàu
hoặc
tóc
nhuộm,
bạn
hãy
mua
loại
dầu
gội
dành
riêng
cho
loại
tóc
đó.[8]
- Các loại dầu gội và dầu xả tăng cường protein làm dày tóc có thể tạm thời khiến tóc mềm và dày hơn, vì chúng lấp đầy các khe hở trên thân tóc, nhưng không chữa được tóc đã bị tổn hại.[2]
-
Xem
thành
phần
để
tìm
loại
dầu
gội
nhẹ
dịu.
Dùng
dầu
gội
nhẹ
có
thể
giúp
bạn
duy
trì
da
đầu
và
mái
tóc
khỏe.
Việc
kiểm
tra
thành
phần
trên
chai
dầu
có
thể
giúp
bạn
biết
đó
có
phải
là
dầu
gội
nhẹ
hay
không.
Bạn
nên
tránh
loại
dầu
có
chứa
sulfate,
parabens,
và/hoặc
sulfonate.
Thay
vào
đó
mà
hãy
chọn
loại
có
isethionate
hoặc
glucoside
là
thành
phần
thứ
hai
sau
nước.[9]
- Nguyên liệu phổ biến trong dầu gội nhẹ gồm có sulfosuccinates, sultaines và amphodiacetates.
- Silicones, polyquaterniums, và chất “guar” có thể là những nguyên liệu dưỡng tóc tốt.[9]
-
Dùng
loại
lược
tốt.
Cách
chải
đầu
có
tác
động
lớn
đến
tình
trạng
tóc.
Bạn
hãy
dùng
loại
lược
mềm
làm
từ
sợi
tự
nhiên,
và
không
chải
từ
trên
xuống
dưới,
mà
phải
chải
từ
bên
dưới
tóc
ra
ngoài.[10]
Cố
gắng
nhẹ
nhàng
hết
sức
có
thể,
và
đừng
kéo
căng
quá.
- Tốt nhất bạn không nên dùng lược kiểu bàn chải để chải khi tóc ướt mà chỉ nên dùng lược thường.[7]
-
Thử
mát-xa
da
đầu.
Việc
mát-xa
da
đầu
với
dầu
dưỡng
(như
dầu
dừa,
dầu
hương
thảo,
dầu
oải
hương
và
dầu
hạnh)[11]
sẽ
tăng
lượng
máu
lưu
thông
lên
bề
mặt
da
đầu
và
nang
tóc.
Chà
xát
và
xoa
bóp
da
đầu
khiến
da
ấm
lên
và
sự
lưu
thông
máu
tăng
lên,
giúp
các
tế
bào
nang
tóc
nhận
được
nhiều
dinh
dưỡng,
do
đó
tạo
điều
kiện
cho
tóc
phát
triển
tốt
nhất.[11]
- Mát-xa da đầu cũng giúp bạn thư giãn và có lợi cho toàn bộ chức năng cơ thể.[12]
-
Kiểm
tra
để
biết
tình
trạng
rụng
tóc
nếu
bạn
thấy
lo
lắng.
Phương
pháp
kiểm
tra
tình
trạng
rụng
tóc
gọi
là
"kéo
thử".
Nắm
một
chùm
tóc
khoảng
20-30
sợi
giữa
ngón
trỏ
và
ngón
cái
và
từ
từ
kéo
căng
ra.
Nếu
có
trên
6
sợi
tóc
rụng
ra
cùng
lúc
nghĩa
là
bạn
đã
có
vấn
đề
về
tóc
rụng.[13].
- Đây không phải là phép thử đã được kiểm chứng, vì thế để chắc chắn bạn nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia về tóc nếu bạn nghĩ mình bị rụng tóc nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng chúng ta rụng nhiều tóc mỗi ngày là bình thường.
Ăn Đúng cách để Có Mái tóc Khỏe[sửa]
- Có chế độ ăn cân bằng. Áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt để ngăn ngừa rụng tóc cũng là phương pháp đơn giản và phổ biến để giúp cho tóc, da đầu và cơ thể khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh có nhiều khả năng cho mái tóc khỏe hơn một cơ thể yếu ớt. Tình trạng rụng tóc có thể chậm lại nhờ chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau và hoa quả.[14] Một số vitamin và khoáng chất đặc biệt (được liệt kê ở các bước tiếp theo) có thể giúp cho tóc khỏe và do đó ngăn được tình trạng rụng tóc.
-
Nạp
nhiều
chất
sắt.
Sắt
là
một
khoáng
chất
thiết
yếu,
được
biết
đến
dưới
dạng
heme
iron
có
nguồn
gốc
động
vật,
và
non-heme
iron
có
nguồn
gốc
thực
vật.
Thiếu
sắt
có
thể
dẫn
đến
thiếu
máu,
làm
rối
loạn
sự
cung
cấp
dinh
dưỡng
đến
các
nang
tóc
và
tăng
nguy
cơ
rụng
tóc.[15]
Để
tránh
tình
trạng
này,
bạn
phải
đảm
bảo
đưa
các
thực
phẩm
giàu
chất
sắt
vào
thực
đơn
của
mình.
- Thịt đỏ, gà và cá là các nguồn giàu chất sắt.
- Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bó xôi và cải xoăn cũng là những thức ăn nhiều sắt.
-
Ăn
đủ
protein.
Protein
cần
thiết
cho
một
mái
tóc
khỏe.
Thiếu
protein
có
thể
dẫn
đến
tóc
khô,
yếu
và
cuối
cùng
là
rụng.[16]
Lượng
protein
đầy
đủ
sẽ
cung
cấp
amino
a-xít
giúp
tóc
khỏe.
Chất
này
thường
có
trong
dầu
gội
đầu,
nhưng
lượng
protein
trong
chế
độ
ăn
sẽ
giúp
cải
thiện
tình
trạng
tóc
và
ngăn
tóc
rụng
nếu
bạn
ăn
đủ
số
lượng.
- Nạp protein vào cơ thể bằng cách ăn hải sản, gia cầm, sữa, phô mai, sữa chua, trứng, đậu, thịt lợn thăn, đậu nành, thịt bò nạc và thanh protein.[17]
- Người ăn chay, người không ăn sữa và những người khác có thể hấp thụ protein không có nguồn gốc động vật từ bánh đậu tương, đậu phụ, bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt, bơ đậu phộng, gạo lứt, đậu lăng, hạt quinoa, quả hạch, mì căn, các loại đậu và bông cải xanh.[18]
-
Nạp
vitamin
C.
Thức
ăn
giàu
vitamin
C
giúp
hấp
thu
sắt,
vì
vậy
bạn
cố
gắng
kết
hợp
các
thức
ăn
giàu
chất
sắt
với
thức
ăn
nhiều
vitamin
C
để
có
thể
hấp
thụ
tối
đa
chất
sắt.
Vitamin
C
cũng
giúp
cơ
thể
sản
xuất
collagen,
làm
vững
chắc
các
mao
dẫn
cung
cấp
chất
dinh
dưỡng
cho
thân
tóc.[15]
Những
nguồn
giàu
vitamin
C
bao
gồm:
- Hoa quả họ cam quít, cải xoăn, bông cải xanh, cải mầm Brussels, khoai tây nướng và cà chua.[19]
- Quả việt quất, mâm xôi và dâu tây cũng là những nguồn giàu vitamin C.
-
Đảm
bảo
nạp
đủ
a-xít
béo
Omega-3.
Chất
béo
này
giúp
tóc
khỏe
và
có
vai
trò
ngăn
ngừa
tóc
khô
và
giòn.[14]
Chất
này
có
trong
các
tế
bào
dưới
da
đầu,
giúp
giữ
ẩm
cho
tóc
và
da
đầu.
Đó
là
những
chất
béo
quan
trọng
mà
cơ
thể
không
thể
tự
sản
sinh
được,
nhưng
có
thể
lấy
từ
nguồn
thức
ăn.[16]
- Đưa cá biển chứa nhiều Omega 3 vào thực đơn của bạn, ví dụ như cá ngừ, cá hồi và cá thu.
- Bạn cũng có thể lấy nguồn a-xít trên qua các loại hạt và quả hạch, đặc biệt là hạt lanh, hạt bí và quả óc chó.
-
Ăn
thức
ăn
giàu
biotin.
Biotin
là
một
loại
vitamin
B
tan
trong
nước.
Biotin
đặc
biệt
quan
trọng
cho
tóc,
vì
tóc
có
thể
trở
nên
giòn
và
dễ
rụng
nếu
thiếu
chất
này.[14]
Các
nguồn
cung
cấp
biotin
gồm
có
ngũ
cốc
nguyên
hạt,
gan,
lòng
trắng
trứng,
bột
đậu
nành,
quả
óc
chó
và
men
bia.
- Ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn cung cấp kẽm. Thiếu kẽm có thể khiến da đầu trở nên khô, ngứa và rụng tóc.[16]
- Cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, tuy nhiên bạn cũng có thể cân nhắc uống thực phẩm bổ sung để ngăn rụng tóc. Đó là loại thực phẩm bổ sung có thành phần biotin, inositol, sắt, vitamin C, và cây cọ lùn.[20] Tác dụng ngăn rụng tóc của những chất này chưa được kiểm nghiệm, nhưng một số kinh nghiệm thực tế cho thấy có hiệu quả.
-
Biết
những
thức
ăn
nên
tránh.
Ngoài
việc
biết
nên
ăn
gì,
bạn
cũng
nên
biết
thức
ăn
nào
nên
tránh.
Nguyên
tắc
cơ
bản
của
chế
độ
dinh
dưỡng
cân
bằng
luôn
cần
được
áp
dụng,
nhưng
có
một
số
thứ
đặc
biệt
góp
phần
làm
rụng
tóc.
Chất
tạo
ngọt
nhân
tạo
aspartame
được
cho
là
nguyên
nhân
khiến
tóc
mỏng
và
rụng.
Các
chất
phụ
gia
thực
phẩm
cũng
có
tác
động
tiêu
cực.[21]
- Lòng trắng trứng sống có chứa chất liên kết với biotin, do đó nó ngăn cản sự hấp thu của biotin.[14]
- Đảm bảo nạp đủ calorie. Một chế độ dinh dưỡng ít calorie có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời. Cơ thể cần vitamin và khoáng chất (như được liệt kê ở trên) để xây dựng và duy trì tóc. Giảm lượng thức ăn nạp vào có thể làm thiếu đi một số dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, cắt giảm quá nhiều calorie có thể dẫn tới áp lực lớn, khiến tóc bạn ngừng mọc, hoặc bước vào giai đoạn không phát triển.[22][23] Bạn nên tránh các chế độ ăn kiêng tăng cường, nếu không thì khi giảm cân bạn sẽ thấy tóc mình cũng giảm theo.
Tìm kiếm Trợ giúp Y tế khi Rụng tóc[sửa]
-
Biết
khi
nào
nên
đến
bác
sĩ.
Điều
quan
trọng
là
bạn
phải
biết
khi
nào
tình
trạng
rụng
tóc
có
thể
là
triệu
chứng
của
vấn
đề
sức
khỏe
nghiêm
trọng
hơn
và
cần
đến
bác
sĩ.
Hãy
liên
lạc
với
bác
sĩ
nếu
bạn
bị
rụng
tóc
một
cách
bất
thường,
hoặc
tóc
rụng
nhanh
khi
còn
trẻ,
ở
độ
tuổi
dưới
20
hoặc
dưới
30.[24]
Những
triệu
chứng
khác
phải
chú
ý
là:
- Đau và ngứa kèm rụng tóc hoặc da đầu đỏ, có vảy.
- Có những chỗ trụi ở râu hoặc lông mày.
- Phụ nữ có dấu hiệu bị hói như ở nam giới hoặc có chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
- Tăng cân, mệt mỏi, yếu cơ hoặc không chịu được lạnh.[24]
-
Chuẩn
bị
cho
cuộc
hẹn
gặp
bác
sĩ.
Trước
khi
đến
gặp
bác
sĩ,
bạn
nên
suy
nghĩ
về
những
triệu
chứng
xảy
ra
để
có
thể
mô
tả
rõ
ràng
–
tóc
bắt
đầu
rụng
khi
nào,
và
hiện
tượng
rụng
tóc
xảy
ra
từng
đợt
hay
liên
tục.[25]
Bạn
cũng
nên
tự
hỏi:
- Bạn có để ý thấy tóc mọc kém, gãy và rụng?
- Có người nào trong gia đình bạn cũng bị rụng tóc?
- Bạn có đang uống thuốc hoặc thực phẩm bổ sung nào không? [25]
-
Điều
trị
cho
nam
giới.
Hói
đầu
di
truyền
là
nguyên
nhân
thường
gặp
nhất
gây
rụng
tóc
ở
nam
giới.
Đặc
điểm
rụng
tóc
thường
thấy
ở
nam
giới
là
tóc
lùi
dần
lên
tạo
thành
hình
chữ
M.
Mặc
dù
đây
không
phải
là
bệnh
và
có
nguyên
nhân
di
truyền,
nhưng
vẫn
có
một
số
cách
điều
trị
mà
bác
sĩ
vẫn
có
thể
kê
toa
cho
bạn.[26]
Hai
loại
thuốc
phổ
biến
nhất
là:
- Minoxidil (Rogaine) là một loại dung dịch bôi lên da đầu để kích thích nang tóc.
- Finasteride (Propecia, Proscar) là một loại thuốc uống can thiệp vào việc sản sinh testosterone có liên quan đến chứng hói đầu.[27]
-
Điều
trị
cho
nữ
giới.
Khoảng
một
phần
ba
số
phụ
nữ
bị
rụng
tóc
ở
mức
độ
nào
đó.
Hai
phần
ba
số
phụ
nữ
tuổi
mãn
kinh
trải
qua
tình
trạng
tóc
thưa
hoặc
trụi
từng
mảng.
Phụ
nữ
hiếm
khi
bị
hói
trước
trán,
nhưng
hay
gặp
tình
trạng
tóc
thưa
ở
đường
rẽ
ngôi
lan
lên
phần
tóc
trên
đỉnh
đầu.[28]
Một
số
thuốc
điều
trị
rụng
tóc
ở
phụ
nữ
gồm
có:
- Minoxidil (Rogaine) được thoa lên da đầu và mát-xa.
- Anti-androgens là loại thuốc ức chế hiếm khi được kê toa.
- Thực phẩm bổ sung sắt được kê toa cho một số phụ nữ, đặc biệt cho người ăn chay, người có tiền sử thiếu máu hoặc người bị chảy nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt.[28]
Lời khuyên[sửa]
- Tránh phơi tóc lâu ngoài nắng.
- Tránh dùng dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt vì chúng làm hại tóc, có thể khiến tóc chẻ ngọn và gãy.
- Tết tóc khi đi ngủ tốt hơn là xõa tóc. Tóc sẽ ít bị kéo căng khi bạn trở mình khi ngủ.
- Tránh dùng gel và các sản phẩm tương tự vì chúng thường khiến tóc nhanh rụng, gãy và hư tổn.
- Ưu tiên dùng dầu gội và dầu xả nhẹ dịu; loại dầu này nhẹ nhàng hơn cho tóc và có hiệu quả dưỡng tóc toàn diện. Đồng thời tránh dùng xà phòng mạnh, nhất là loại có chất khử mùi, vì loại này làm hại da đầu.
- Bệnh celiac có thể gây rụng tóc; hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về vấn đề này.
- Người ta thường rụng 100 sợi tóc mỗi ngày.[23] Nhiều sợi tóc không thực sự rụng ra cho đến khi bạn đi tắm. Bạn cũng nên lưu ý nếu tóc rụng nhiều hơn bình thường, ngay cả khi vẫn chưa thấy mảng tóc nào bị trụi.
- Một số bệnh (như bệnh tuyến giáp) và việc dùng thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến rụng tóc, do đó việc giữ gìn một thể trạng tốt sẽ giúp bạn có khả năng chống lại tác động của bệnh lên tóc.
- Khi mang thai, bạn đừng hoảng hốt nếu bị rụng tóc sau sinh. Tóc rụng do mang thai có thể khiến bạn lo lắng, nhưng đó là kết quả tự nhiên khi sự thay đổi nột tiết tố do quá trình mang thai làm thay đổi chất lượng và cả độ dày của tóc. Và tóc rụng là dấu hiệu nội tiết tố đang trở lại mức bình thường.[20] Tóc rụng sau sinh thường sẽ mọc lại sau vài tháng.[5]
Cảnh báo[sửa]
- Tóc rụng có thể là dấu hiệu của bệnh tật hoặc sức khỏe kém. Bạn hãy nói với bác sĩ nếu thấy lo lắng, đặc biệt là khi chế độ ăn của bạn không tốt, hệ miễn dịch bị ức chế hoặc nói chung không thấy khỏe.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ Andrew Jose, Love Your Hair, p. 120, (2002), ISBN 0-00-711900-3
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 Dr Margaret Stearn, Embarrassing medical problems, p. 23, (2001), ISBN 1-57826-067-1
- ↑ 3,0 3,1 http://www.webmd.com/beauty/hair-repair/8-ways-youre-damaging-your-hair?page=2
- ↑ http://www.hairfoundation.org/hair-care/hair-care-color-dye.htm
- ↑ 5,0 5,1 Andrew Jose, Love Your Hair, p. 122, (2002), ISBN 0-00-711900-3
- ↑ Dr Margaret Stearn, Embarrassing medical problems, p. 25, (2001), ISBN 1-57826-067-1
- ↑ 7,0 7,1 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hair-loss/understanding-hair-loss-prevention
- ↑ http://www.thehealthsite.com/beauty/revealed-the-art-and-science-of-choosing-the-right-shampoo/
- ↑ 9,0 9,1 http://thebeautybrains.com/2014/09/how-to-pick-a-mild-shampoo/
- ↑ http://www.webmd.com/beauty/advances-skin-care-9/thinning-hair-shampoo
- ↑ 11,0 11,1 http://www.medic8.com/healthguide/hair-loss/treatments/scalp-massage.html
- ↑ http://www.pacificcollege.edu/acupuncture-massage-news/articles/1000-the-benefits-of-scalp-massage-for-hair-loss.html
- ↑ Dr Margaret Stearn, Embarrassing medical problems, p. 22, (2001), ISBN 1-57826-067-1
- ↑ 14,0 14,1 14,2 14,3 Winnie Yu, What to eat for what ails you, p. 159, (2007), ISBN 978-1-59233-236-6
- ↑ 15,0 15,1 http://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/what-eat-healthy-hair
- ↑ 16,0 16,1 16,2 http://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/what-eat-healthy-hair
- ↑ http://www.webmd.com/fitness-exercise/guide/good-protein-sources
- ↑ http://www.vrg.org/nutrition/protein.htm
- ↑ http://www.wikihow.com/Eat-More-Vitamin-C
- ↑ 20,0 20,1 Winnie Yu, What to eat for what ails you, p. 160, (2007), ISBN 978-1-59233-236-6
- ↑ http://www.belgraviacentre.com/blog/foods-that-can-lead-to-hair-loss-104/
- ↑ https://proteinpower.com/drmike/2007/11/02/hair-loss-and-kimkins/
- ↑ 23,0 23,1 http://www.aocd.org/?page=TelogenEffluviumHa
- ↑ 24,0 24,1 http://umm.edu/health/medical/ency/articles/hair-loss
- ↑ 25,0 25,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hair-loss/basics/preparing-for-your-appointment/con-20027666
- ↑ http://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/hereditary-patterned-baldness
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001177.htm
- ↑ 28,0 28,1 http://www.health.harvard.edu/staying-healthy/treating-female-pattern-hair-loss