Ngăn ngừa chảy máu âm đạo khi dùng thuốc tránh thai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chảy máu âm đạo bất thường, còn được gọi là băng huyết, là tình trạng bình thường xảy đến trong một vài tháng sau khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai mới. Chảy máu âm đạo chỉ bao gồm một lượng máu nhỏ và thường không đòi hỏi bạn phải sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ, như băng vệ sinh thông thường hoặc băng vệ sinh dạng ống. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục kéo dài, bạn nên đi khám bệnh.

Các bước[sửa]

Uống thuốc đúng cách[sửa]

  1. Cần biết bạn sẽ bị chảy máu âm đạo trong vài tháng đầu tiên. Tình trạng này thường xảy đến trong khoảng từ 3 – 4 tháng sau khi bạn uống thuốc tránh thai lần đầu tiên. Nó cũng xuất hiện nếu bạn đã từng sử dụng thuốc tránh thai trong quá khứ, ngừng uống thuốc một thời gian, và bây giờ bắt đầu uống lại thuốc, động thời, nó cũng diễn ra trong trường hợp bạn thay đổi nhãn hiệu hoặc loại thuốc bạn dùng.[1]
    • Thuật ngữ “chảy máu âm đạo” đề cập đến giai đoạn âm đạo ra máu nhẹ và không đòi hỏi bạn phải dùng băng vệ sinh thông thường hoặc băng vệ sinh dạng ống.
    • Cụm từ “băng huyết” thường ám chỉ mức độ chảy máu nhiều hơn và bạn phải sử dụng sản phẩm vệ sinh nào đó.
    • Tuy nhiên, những cụm từ này có thể bị hiểu nhầm vì chúng thường thay thế cho nhau, ngay cả trong hướng dẫn y tế.
  2. Uống thuốc vào cùng một thời điểm. Bạn nên thiết lập thời gian biểu phù hợp với để giúp bản thân điều hòa chu kỳ. Thường xuyên uống thuốc tránh thai vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giảm thiểu tình trạng chảy máu âm đạo.[2]
    • Nói chung, thay đổi thời gian khoảng một vài giờ cũng không sao, nhưng nếu sử dụng thuốc trễ hơn bốn giờ, bạn đang thay đổi cách cơ thể hấp thụ thuốc tránh thai và sản xuất hormone một cách tự nhiên.
    • Điều này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo. Nó cũng sẽ giảm thiểu tính hiệu quả của thuốc tránh thai, và từ đó làm tăng cơ hội mang thai trong thời gian ngắn.
    • Lựa chọn thời điểm phù hợp và dễ nhớ nhất. Cố gắng uống thuốc trước khi đi ngủ, vào buổi sáng khi chuẩn bị chải răng, hoặc vào thời điểm mà bạn thường thực hiện hoạt động khác như tắm hoặc đi dạo vào buổi sáng.
    • Nếu bạn không thích thời điểm mà bạn đã lựa chọn, bạn nên chờ cho đến khi bạn bắt đầu vỉ thuốc mới. Điều chỉnh thời gian uống thuốc với vỉ thuốc mới để bảo đảm rằng bạn không phải thỏa hiệp với cách hoạt động của thuốc trong cơ thể. Điều chỉnh thời gian giữa chu kỳ của vỉ thuốc sẽ làm tăng cơ hội chảy máu âm đạo cũng như mang thai.
  3. Giữ thuốc trong hộp chứa ban đầu của nó. Không nên lấy thuốc ra khỏi vỉ, khỏi hộp chứa, hoặc bao bì ban đầu. Bao bì được thiết kế để giúp bạn theo dõi chu kỳ của mình.[3]
    • Nếu vỉ thuốc của bạn có chứa thuốc với nhiều màu sắc khác nhau, bạn cần phải uống chúng theo đúng thứ tự trong vỉ.
    • Thuốc có màu có chứa hormone với sức mạnh khác nhau để cung cấp lượng hormone cơ thể cần vào thời điểm khác nhau trong ngày.
    • Ngay cả khi thuốc của bạn đều có cùng một màu sắc, bạn nên uống chúng theo thứ tự trong vỉ thuốc. Điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ của bạn xác định bất kỳ một vấn đề nào mà bạn có thể đang gặp phải, như chảy máu âm đạo, tại thời điểm cụ thể trong chu kỳ.
  4. Chuẩn bị sẵn sàng phòng trường hợp bạn quên uống thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước tiên để bảo đảm rằng bạn biết rõ bạn cần phải làm gì khi quên uống thuốc. Quên uống một viên thuốc là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng chảy máu âm đạo hoặc băng huyết.[4]
    • Nếu quên uống thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm bạn nên uống liều thuốc mà bạn đã quên và xem liệu bạn có cần phải sử dụng thêm phương pháp tránh thai nào khác không.
    • Tuy nhiên, không có bất kỳ câu trả lời đơn giản nào cho những câu hỏi này. Câu trả lời sẽ khác nhau tùy thuộc vào ba nhân tố chính. Chúng gồm có: loại thuốc mà bạn đang uống, thời điểm của bạn trong chu kỳ khi bạn quên dùng thuốc, và nếu bạn đã quên uống nhiều hơn một viên thuốc.
  5. Tham khảo hướng dẫn chung về vấn đề quên uống thuốc. Luôn nhớ kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn rằng bạn biết rõ điều cần làm khi quên uống thuốc. Hướng dẫn chung được áp dụng cho phụ nữ sử dụng vỉ thuốc mới mỗi tháng, khác với vỉ thuốc được thiết kế để dùng trong chu kỳ ba tháng, chúng bao gồm:[4]
    • Nếu bạn quên uống viên thuốc đầu tiên trong vỉ thuốc mới, bạn nên uống viên thuốc đó ngay khi bạn nhớ ra và uống viên thuốc tiếp theo vào thời điểm thông thường. Sử dụng hai viên thuốc trong một ngày sẽ không gây hại cho bạn. Sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ cho đến khi bạn đã uống đủ bảy viên thuốc đúng giờ.
    • Nếu bạn quên uống một viên thuốc trong suốt chu kỳ, bạn nên uống nó ngay khi nhớ ra. Uống viên thuốc tiếp theo vào thời điểm bình thường. Sử dụng hai viên thuốc trong một ngày sẽ không gây hại cho bạn.
    • Nếu bạn dùng loại thuốc 28 ngày, và bạn quên một liều thuốc trong tuần vừa qua, hoặc viên thuốc nằm trong khoảng ngày 21 đến 28, bạn sẽ không có nguy cơ mang thai. Bạn nên nhớ bắt đầu vỉ thuốc mới như thông thường.
  6. Tuân theo hướng dẫn nếu bạn quên uống nhiều viên thuốc. Mỗi nhà sản xuất đều cung cấp thêm thông tin trên bao bì sản phẩm để hướng dẫn bạn khi bạn quên uống nhiều hơn một viên thuốc trong suốt chu kỳ. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng bạn hiểu rõ điều cần làm. Hãy nhớ là bạn có thể sẽ cần phải sử dụng thêm phương pháp tránh thai khác cho đến khi bạn quay về uống thuốc theo thời điểm thông thường.[3]
    • Nếu bạn quên uống hai viên thuốc liên tục trong tuần lễ thứ nhất hoặc thứ hai, bạn nên uống hai viên thuốc vào ngày bạn nhớ ra và uống thêm hai viên vào ngày tiếp theo. Sử dụng phương pháp ngừa thai khác cho đến khi bạn bắt đầu chu kỳ mới và vỉ thuốc mới.
    • Nếu bạn quên uống hai viên thuốc liên tục trong suốt tuần lễ thứ ba, bạn nên sử dụng phương pháp tránh thai khác cho đến khi bạn bắt đầu vỉ thuốc mới. Bạn có thể bỏ những viên thuốc còn lại trong vỉ đang dùng khi bạn quên uống hai viên thuốc trong giai đoạn sau của chu kỳ.
    • Nếu bạn quên uống ba viên thuốc hoặc nhiều hơn trong bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ, bạn nên sử dụng biện pháp ngừa thai khác và bạn cần phải bắt đầu vỉ thuốc mới.
    • Liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn rõ ràng về thời điểm bạn cần phải bắt đầu vỉ thuốc mới. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần phải chờ cho đến ngày có kinh và sử dụng vỉ thuốc mới như thông thường. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bắt đầu vỉ thuốc mới sớm hơn thời điểm này, tùy thuộc vào loại thuốc ngừa thai mà bạn đang sử dụng và khoảng thời gian còn lại cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu.
    • Bạn nên nhớ sử dụng biện pháp tránh thai khác cho đến khi bạn đã uống đủ bảy ngày của vỉ thuốc mới.

Điều chỉnh lối sống[sửa]

  1. Cai thuốc lá. Nếu bạn không hút thuốc lá thì đừng nên bắt đầu. Hút thuốc lá là yếu tố rủi ro trong việc phát triển vấn đề nghiêm trọng khi được kết hợp với thuốc tránh thai. Hút thuốc lá có thể làm tăng sự chuyển hóa estrogen, kết quả là giảm thiểu lượng estrogen và có thể gây chảy máu âm đạo.[5]
    • Phụ nữ hút hơn 15 điếu thuốc mỗi ngày và lớn hơn 35 tuổi không nên uống thuốc tránh thai.
    • Hút thuốc lá trong khi sử dụng thuốc ngừa thai đã được chứng minh làm gia tăng đáng kể tác dụng phụ nghiêm trọng.
    • Một vài ví dụ của biến chứng nghiêm trọng có thể diễn ra do hút thuốc lá và uống thuốc ngừa thai cùng lúc bao gồm huyết khối, khối u gan và đột quỵ.
  2. Duy trì cân nặng lành mạnh. Tăng cân hoặc giảm cân có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng lượng hormone tự nhiên của cơ thể. Nếu bạn bị tăng cân đáng kể, bạn nên đi khám bệnh để bảo đảm rằng thuốc tránh thai mà bạn sử dụng vẫn phù hợp với bạn.[6]
    • Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hiệu quả của thuốc tránh thai đối với phụ nữ thừa cân và phụ nữ có cân nặng trung bình là như nhau.
    • Vẫn còn những câu hỏi được đặt ra cho sự thay đổi đáng kể trong cân nặng, cho dù là tăng cân hoặc thừa cân, và cách chúng gây biến đổi sự chuyển hóa chung của cơ thể, sự sản xuất hormone bình thường, và ảnh hưởng đến sự hấp thụ cũng như chuyển hóa thuốc tránh thai.
  3. Cẩn thận với vitamin và thực phẩm chức năng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một vài loại vitamin và thực phẩm bổ sung làm từ thảo mộc gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai. Một vài bài thuốc được công bố để xử lý tình trạng chảy máu âm đạo bao gồm uống vitamin hoặc những loại thuốc bổ sung khác để thay đổi lượng hormone, từ đó, ngăn ngừa chảy máu âm đạo.[7]
    • Mặc dù một vài loại vitamin, thực phẩm bổ sung và thậm chí là thực phẩm thông thường, có thể can thiệp vào cách cơ thể hấp thụ hormone trong thuốc tránh thai, tự mình điều chỉnh liều lượng thuốc sẽ không phải là phương pháp được khuyến nghị.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin, thực phẩm chức năng, và một vài loại thức ăn cũng như thức uống để cố gắng thay đổi sự hấp thụ thuốc tránh thai.
    • Những phương pháp này không được tiến hành bởi nghiên cứu khoa học và không được khuyến khích. Có khá nhiều tùy chọn đã được nghiên cứu kỹ để giúp bạn cân bằng lượng hormone trong thuốc tránh thai sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
    • Một vài ví dụ về vitamin, thực phẩm chức năng, và thực phẩm thông thường có khả năng làm thay đổi sự hấp thụ hormone trong thuốc tránh thai bao gồm vitamin C, thảo dược St. John, và nước ép bưởi. Nếu chúng thường có mặt trong đời sống hằng ngày của bạn, bạn nên cho bác sĩ biết.
  4. Kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống. Tình huống căng thẳng khiến cơ thể thay đổi sự phóng thích và hấp thụ hormone căng thẳng có tên gọi là cortisol. Cortisol sẽ làm thay đổi quá trình sản xuất bình thường của loại hormone thông thường, và có thể tác động đến sự hấp thụ và hiệu quả của thuốc tránh thai.[8]
    • Thay đổi trong lượng cortisol sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sử dụng loại hormone có sẵn. Điều này sẽ gây nên những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn và có thể bao gồm chảy máu âm đạo cũng như băng huyết ngay cả khi bạn đang sử dụng thuốc tránh thai.
    • Thực hiện các bước để quản lý căng thẳng trong cuộc sống. Điều này có thể bao gồm thực hiện bài tập thể thao mới hoặc tìm hiểu về công cụ quản lý căng thẳng như yoga, thiền, và bài tập chánh niệm.
    • Tìm hiểu cách để sử dụng kỹ thuật hít thở và thư giãn để kiểm soát tình huống căng thẳng bất ngờ.

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế[sửa]

  1. Đi khám bệnh nếu bạn bị chảy máu âm đạo kéo dài. Nếu bạn trải nghiệm tình trạng chảy máu âm đạo hoặc băng huyết trong một khoảng thời gian dài, bạn nên đi khám bệnh. Bác sĩ cần phải biết nếu bạn có bị chảy máu trong hơn bảy ngày của chu kỳ hay không. Ngoài ra, chảy máu kéo dài hơn bốn tháng có nghĩa là bạn cần phải được chăm sóc y tế.[4]
    • Đi khám bệnh khi phát hiện tình trạng chảy máu âm đạo mới. Chảy máu âm đạo hoặc băng huyết có thể là do yếu tố không liên quan đến thuốc tránh thai.[1]
    • Nếu bạn đang tiếp tục sử dụng cùng một loại thuốc tránh thai nhưng bắt đầu trải nghiệm tình trạng chảy máu ở giữa chu kỳ, đây có thể là triệu chứng của vấn đề khác và cần được bác sĩ đánh giá.
    • Băng huyết có thể là dấu hiệu của vấn đề khác bao gồm mang thai hoặc tình trạng có liên quan đến biến đổi ở cổ tử cung. Nếu bạn đã thực hiện thay đổi lối sống như hút thuốc, hoặc bắt đầu sử dụng loại thuốc mới có thể tương tác với thuốc ngừa thai, nó cũng sẽ gây chảy máu âm đạo.
  2. Cân nhắc dùng loại thuốc ngừa thai khác. Nhiều loại thuốc ngừa thai có chứa liều lượng thấp hết mức có thể của một vài loại hormone. Bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc mà bạn đang dùng thành loại có chứa lượng estrogen cao hơn đôi chút nếu họ biết rằng bạn đang gặp vấn đề với tình trạng chảy máu âm đạo. Thay đổi sang loại thuốc được bào chế từ loại progesterone khác, như levonorgestrel, cũng sẽ giúp ích cho bạn.[1]>
    • Nếu bạn tiếp tục gặp vấn đề với tình trạng chảy máu âm đạo hoặc băng huyết khi đang dùng loại thuốc hiện tại, bạn nên trò chuyện với bác sĩ về việc thay đổi sang loại thuốc khác mạnh hơn, hoặc kéo dài số ngày mà bạn uống viên thuốc có chứa hormone và viên thuốc không chứa hormone (được gọi là viên placebo) tại phần cuối cùng của hầu hết mọi vỉ thuốc.
    • Có khá nhiều loại thuốc đem lại hiệu quả trong việc ngừa thai. Tìm kiếm loại thuốc tốt nhất phù hợp với nhu cầu cung cấp hormone của cơ thể chỉ đơn giản là vấn đề của việc trở nên kiên nhẫn và thử qua nhiều loại thuốc khác nhau.
    • Bác sĩ thường bắt đầu với loại thuốc chỉ có chứa lượng estrogen hoặc progesterone thấp nhất, hoặc loại thuốc kết hợp cả hai loại này. Thay đổi sang loại thuốc có liều lượng estrogen cao hơn đôi chút thường sẽ giúp bạn chấp dứt tình trạng chảy máu âm đạo và băng huyết.
    • Hiện nay, một vài loại thuốc được thiết kế để kéo dài ngày sử dụng viên thuốc có chứa hormone bằng cách tuân theo chu kỳ ba tháng thay vì vỉ thuốc một tháng thông thường.
    • Bằng cách thay đổi sang chu kỳ ba tháng, bạn sẽ ít gặp rắc rối với kinh nguyệt của mình và với tình trạng chảy máu âm đạo cũng như băng huyết. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tuỳ chọn này.
  3. Phối hợp với bác sĩ. Nhiều phụ nữ ngừng uống thuốc tránh thai trong sự thất vọng vì liên tục gặp phải vấn đề với tình trạng chảy máu hoặc băng huyết.
    • Bạn cần phải kiên nhẫn và cởi mở trong việc sử dụng loại thuốc tránh thai khác.
    • Bạn cần biết rõ rằng ngừng sử dụng thuốc tránh thai có nghĩa là bạn sẽ phải tìm kiếm phương pháp ngừa thai khác.
    • Thuốc tránh thai thường là biện pháp hiệu quả và tiện lợi nhất trong việc ngừa thai.
    • Biện pháp khác thường không đáng tin cậy, bất tiện, và đôi khi đòi hỏi sự gián đoạn trong quá trình quan hệ tình dục.
  4. Thường xuyên tiến hành xét nghiệm tế bào cổ tử cung và cổ tử cung. Bác sĩ sẽ hẹn khám vào thời điểm phù hợp nhất với độ tuổi của bạn, và với bất kỳ nhân tố rủi ro nào bạn có thể gặp phải đối với tình trạng bệnh lý khác. Nhiều bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị bạn đi khám bệnh mỗi năm để đánh giá thay đổi và bảo đảm rằng thuốc tránh thai kê toa của bạn phù hợp nhất với bạn.[9]
    • Nếu bạn đang gặp rắc rối với tình trạng chảy máu mới xuất hiện hoặc thường xuyên xảy ra, bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để bác sĩ đánh giá.
    • Chảy máu âm đạo có thể là triệu chứng của tình trạng y tế khác, bao gồm một vài loại bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.
    • Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc vấn đề khác diễn ra hằng ngày, có thể là hằng năm, tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn.
    • Thuốc tránh thai không bảo vệ bạn khỏi bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy thông báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ rằng bạn đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.[5]
  5. Trò chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang dùng. Nhiều loại thuốc có thể can thiệp vào tính hiệu quả của thuốc tránh thai mà bạn sử dụng. Bạn nên bảo đảm rằng bác sĩ của bạn có danh sách mọi loại thuốc bạn dùng. Tiếp tục cập nhật cho họ biết về bất kỳ thay đổi nào trong liều lượng thuốc kê toa hoặc không kê toa bạn sử dụng hằng ngày, bao gồm cả aspirin và thuốc kháng viên không chứa steroid như naproxen và ibuprofen, vitamin, và thực phẩm chức năng làm từ thảo dược.[3]
    • Thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của loại thuốc tránh thai bạn đang dùng có thể bao gồm mọi thứ từ loại thuốc thảo mộc không kê toa cho đến thuốc kháng sinh.
    • Sử dụng thuốc kháng sinh ngắn hạn hoặc dài hạn đều sẽ làm thay đổi tính hiệu quả của thuốc tránh thai. Nếu bạn được chỉ định dùng thuốc kháng sinh vì lý do nào đó, bạn nên trình bày cho bác sĩ được biết vì thuốc ngừa thai bạn sử dụng có thể sẽ trở nên kém hiệu quả.
    • Một vài loại thuốc chống động kinh cũng gây cản trở tính hiệu quả của thuốc tránh thai. Đôi khi, thuốc động kinh được dùng để điều trị rối loạn tâm trạng và triệu chứng đau đớn mãn tính như đau nửa đầu.
    • Một vài loại thực phẩm chức năng từ thảo dược, đặc biệt là St. John, cũng có thể tương tác với thuốc tránh thai có chứa hormone.
    • Luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ khi bạn đang uống thuốc mới.
  6. Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh lý mới hình thành hoặc đang hiện hữu nào. Tình trạng y tế có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc tránh thai và có thể làm gia tăng thêm nguy cơ gây biến chứng không mong muốn.[4]
    • Một vài tình trạng y tế ở phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai đòi hỏi phải được giám sát chặt chẽ hơn. Ví dụ bao gồm bệnh tiểu đường, tiền sử bệnh tim mạch, và tiền sử bệnh liên quan đến ngực.
    • Nếu bạn bị nhiễm vi rút, cúm, hoặc vấn đề liên quan đến dạ dày như buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy, hãy cho bác sĩ biết.
    • Riêng các triệu chứng này cũng có thể làm thay đổi khả năng hấp thụ thuốc tránh thai. Điều này có nghĩa là chúng sẽ kém hiệu quả hơn trong khoảng thời gian này và bạn sẽ cần phải sử dụng biện pháp ngừa thai khác trong vòng ít nhất là bảy ngày cho đến khi bạn cảm thất tốt hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn phải di chuyển đến nơi có múi giờ khác sau khi đã bắt đầu dùng thuốc tránh thai, bạn nên cố gắng duy trì thời gian gần với nơi bạn sống trước khi di chuyển càng nhiều càng tốt để luôn theo sát thời gian uống thuốc nhất định.
  • Viết nhật ký hoặc viết ghi chú trên lịch về tình trạng chảy máu âm đạo và kèm theo bất kỳ điều gì bất thường xảy ra trong ngày hôm đó. Chúng có thể giúp bạn phát hiện một vài tác nhân kích hoạt có liên quan đến vấn đề chảy máu âm đạo, và giúp bác sĩ lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợp hơn với bạn dựa trên thời điểm bạn bị chảy máu.
  • Thông báo cho bác sĩ biết nếu chảy máu âm đạo kèm theo triệu chứng khác, như đau đầu hoặc đau bụng.
  • Thuốc tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có ngoại lệ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang mang thai, bạn nên liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]